Điều kiện tự nhiên huyện Triệu Sơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 54)

- Tình hình điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Triệ u S ơ n

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Triệu Sơn.

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

Triệu Sơn là huyện bán sơn địa, nằm ở phía Tây thành phố Thanh Hoá, ở vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng và miền núi; nằm trong khu vực hành lang kỹ thuật quốc gia đi qua (Đường điện cao thế 200, 110 KV; Quốc lộ 47 và Sân bay Sao Vàng); nằm gần các khu kinh tế động lực, các vùng miền giàu tiềm năng của tỉnh; thuận lợi về giao lưu Kinh tế - Văn hoá với các huyện trong tỉnh và cả nước. Là huyện trọng điểm lúa, thuần nông với 35 xã, 1 Thị trấn huyện lỵ, trong đó 4 xã miền núi, 32 xã, thị trấn đồng bằng và vùng đồi. Huyện lỵ Quán Giắt cách thành phố Thanh Hoá 20 km về phía Tây, cách khu đô thị Công nghiệp Mục Sơn - Lam Sơn 16 km về phía Đông Nam. Vị trí tiếp giáp các huyện sau:

- Phía Đông giáp huyện Đông Sơn, - Phía Đông Nam giáp huyện Nông Cống - Phía Nam giáp huyện Như Thanh

- Phía Tây Nam giáp huyện Thường Xuân - Phía Tây Bắc giáp huyện Thọ Xuân - Phía Đông Bắc giáp huyện Thiệu Hóa

3.1.1.2. Địa hình.

Triệu Sơn đa dạng về địa hình, cho phép phát triển nông nghiệp toàn diện. Mặt khác, đặc điểm địa hình này cũng thường gây hạn hán, úng lụt các tiểu vùng trên địa bàn. Địa hình thấp dần từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam và chia làm hai vùng rõ rệt: Vùng Trung du - Miền núi và vùng đồng bằng. Dãy núi Nưa có độ dốc, độ cao lớn đột ngột (đỉnh cao nhất 537m) cùng với dãy núi Ố

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 (núi đá) ở xã Đồng Thắng tạo thành vòng cung ở phía Tây Nam và Nam huyện là những nguyên nhân chính gây ra úng ngập lớn đối với xã Xuân Thọ.

3.1.1.3. Khí tượng:

Bảng 3.1. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm

(Đơn vị:mm) Năm Tháng 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I 28,0 6,6 4,9 3,7 1,0 84,3 8,6 73,0 1,8 23,0 5,4 II 9,2 41,0 10,3 24,9 15,5 13,8 3,9 7,5 9,0 14,0 10,5 III 24,2 35,6 19,0 38,6 24,6 26,5 45,6 6,1 57,7 35,1 18,2 IV 52,4 133,5 25,4 39,0 55,6 116,7 85,9 44,7 43,7 24,2 50,7 V 193,2 178,3 115,3 350,3 152,2 97,0 234,1 31,6 23,7 141,9 189,9 VI 122,7 154,1 153,4 119,6 190,0 188,4 109,7 79,4 379,1 185,2 150,0 VII 264,8 136,7 221,7 227,0 152,2 110,0 272,7 248,3 153,1 194,6 293,3 VIII 85,1 175,5 439,5 575,6 179,8 145,2 157,6 688,7 294,9 315,0 385,3 IX 525,7 271,1 381,0 148,8 473,2 349,6 502,8 347,6 726,9 414,3 402,1 X 20,9 37,2 78,4 120,9 402,3 348,2 232,9 471,9 147,8 216,5 220,9 XI 0,7 31,9 129,0 109,1 6,6 106,0 16,6 10,6 13,7 166,8 33,4 XII 9,5 101,8 14,8 2,1 6,6 18,6 8,9 53,1 39,1 91,2 9,1 Tổng 1336,4 1303,3 1592,7 1759,6 1659,6 1604,3 1670,3 2062,5 1890,5 1821,8 1768,8

(Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa)

Triệu Sơn thuộc vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hoá trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng; mùa Đông lạnh ít mưa. Nhìn chung khí hậu thời tiết khá phù hợp cho sinh trưởng, phát triển cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ.

Lượng mưa trung bình hàng năm 1.700 mm, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng này chiếm tới 85,5% lượng mưa cả năm.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mưa lớn nhất 1.030 mm vào tháng 9, ít nhất thậm chí xuống tới 0 vào tháng 1, tháng 2 năm sau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Các cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió lớn nhất trong bão: 40 m/giây; gió mùa Đông Bắc có khi đạt tới 25 m/giây; Bão thường kéo theo mưa to, rất to. Những ảnh hưởng của mưa, gió bão gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ 1.600 - 1.800 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng V đến tháng VIII đạt từ 166 - 212 giờ/tháng chiếm khoảng 849- 890 giờ, các tháng XII và tháng I có số giờ nắng thấp nhất từ 4 - 152 giờ/tháng chiếm khoảng 365- 534 giờ.

Tổng bức xạ vào các tháng mùa hè lên rất cao, đạt tới 500 - 600 cal/cm2/ngày từ tháng V đến tháng VII, đó là thời kỳ ít mây và mặt trời ở gần thiên đỉnh. Tuy nhiên vào mùa đông xuân rất nhiều mây, ít nắng và mặt trời xuống thấp cho nên bức xạ mặt trời giảm sút rõ rệt, cực tiểu vào các tháng XII hoặc tháng I với mức độ 200 - 500 cal/cm2/ngày.

Bảng 3.2. Số giờ nắng các tháng trong năm (Đơn vị: giờ) Năm Tháng 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I 122 52 59 78 64 77 113 43 4 1 22 II 76 98 33 31 89 31 105 88 43 27 54 III 73 51 51 33 29 106 61 74 22 35 87 IV 142 105 100 158 104 110 93 73 86 130 109 V 215 135 228 194 171 192 162 178 166 212 190 VI 182 230 145 219 240 130 191 187 184 145 214 VII 288 128 225 173 276 185 175 229 197 208 179 VIII 156 191 135 124 142 169 187 125 191 179 164 IX 138 154 134 178 139 121 137 159 111 146 89 X 164 122 116 141 97 92 133 113 56 152 147 XI 144 156 136 183 155 129 126 78 106 124 46 XII 109 157 55 91 51 107 90 116 48 54 126 Tổng 1809 1579 1417 1603 1557 1449 1573 1463 1214 1413 1427

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Nền nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.500-8.7000C. Biên độ ngày đêm 7-100C, biên độ năm từ 10-120C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ thấp dưới 220C (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), có 8 tháng nhiệt độ cao hơn 220C (từ tháng 4 đến tháng 11).

Khí hậu và thời tiết chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố địa hình, Triệu Sơn thuộc vùng khí hậu có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ 11-130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,5-70C, nhiệt độ trung bình năm 24,20C. Nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 6 và tháng 7. Nhiệt độ thấp nhất xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 năm sau.

Bảng 3.3. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm

(Đơn vị: oC) Năm Tháng 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I 16,8 17,3 16,9 18,2 16,9 15,9 16,2 18,3 14,0 15,3 16,2 II 20,5 17,7 18,1 18,6 21,3 13,5 22,0 20,7 17,2 16,3 20,0 III 21,1 19,9 18,8 19,6 21,2 20,1 20,8 21,4 16,8 19,8 23,0 IV 25,1 23,6 23,1 24,6 22,9 24,3 24,1 23,0 22,4 25,0 24,7 V 28,3 26,0 28,4 26,9 26,4 26,7 26,7 28,2 26,4 28,1 28,5 VI 29,8 28,9 30,3 29,6 29,6 28,1 30,0 30,6 29,1 29,8 29,2 VII 29,2 28,6 28,9 29,3 29,3 28,9 29,1 29,9 29,1 28,7 28,3 VIII 28,4 28,2 28,0 27,4 28,3 28,4 27,6 27,4 28,4 28,2 28,5 IX 26,9 27,0 27,3 27,0 26,5 27,2 27,8 27,9 26,8 26,8 26,6 X 25,5 24,7 25,3 26,1 24,9 25,7 25,7 24,6 24,0 26,0 25,0 XI 23,2 22,4 22,6 24,6 20,6 21,7 21,3 22,0 23,4 23,4 22,1 XII 18,4 19,3 17,2 18,8 20,6 18,6 19,8 19,9 17,3 19,6 16,1 TB 24,4 23,6 23,7 24,2 24,0 23,3 24,3 24,5 22,9 23,9 24,0

(Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa)

Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85% (độ ẩm trung bình cả năm khoảng 85 - 87%). Độ ẩm trung bình từ 84- 86%. Độ ẩm cao nhất trong năm vào tháng 2. Độ ẩm nhỏ nhất trong năm vào tháng 12

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Bảng 3.4. Độẩm tương đối trung bình các tháng trong năm

(Đơn vị: %) Năm Tháng 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I 85 86 83 81 78 86 78 87 77 90 83 II 91 90 91 90 88 78 88 85 89 91 87 III 81 89 88 90 92 88 88 85 86 87 90 IV 90 90 91 88 86 90 87 91 89 87 89 V 85 87 85 83 82 83 87 85 85 86 84 VI 76 79 75 79 79 84 74 74 83 78 77 VII 83 82 82 79 82 80 82 80 83 82 88 VIII 87 87 88 88 85 85 85 89 85 87 85 IX 88 86 88 80 84 87 83 86 87 87 87 X 84 80 73 85 84 86 84 79 86 84 80 XI 82 81 83 82 73 77 76 78 84 87 82 XII 82 79 76 78 85 78 82 82 75 85 75 TB 85 85 84 84 83 84 83 83 84 86 84

(Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa) 3.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước:

Triệu Sơn thuộc tiểu vùng thuỷ văn nông Sông Chu với hai sông chính: Sông Hoàng và Sông Nhơm, diện tích lưu vực 23,62 km2. Trong mùa lũ tình trạng úng ngập ở các vùng ven sông Hoàng, sông Nhơm đôi khi khá nghiêm trọng. Những đặc điểm trên đây khiến cho độ dốc của mặt nước thường rất nhỏ tốc độ truyền lũ bé gây ra úng ngập đối với Triệu Sơn., nhất là những năm có mưa lũ nhiều. Ngoài ra, cùng với hệ thống thuỷ nông Sông Chu, Triệu Sơn có 41 hồ đập lớn nhỏ, diện tích chiếm đất gần 450 ha có tác dụng tạo nguồn nước phục vụ diện tích đất trồng cây hàng năm hơn 12 000 ha sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân, tạo cảnh quan môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)