Đánhgiá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp tại các v ị trí nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 74)

- Tình hình điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

10 M Nước sông Hoàng tại trạm bơm xóm 7 Đồng Thắng, xã Đồng Thắng.

3.3. Đánhgiá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp tại các v ị trí nghiên cứu.

Nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn là nguồn nước tưới lấy từ hệ thống kênh Nam, kênh C6, sông Hoàng, sông Nhơm, hồ Khe Lùng được bơm qua các trạm bơm và hệ thống kênh mương nội đồng. Hệ thống sông, kênh dẫn nước tưới của huyện Triệu Sơn chạy qua các khu vực dân cư và các điểm sản xuất nên chất lượng nước chịu ảnh hưởng bởi nước sinh hoạt của dân cư, các cơ sở sản xuất vào hệ thống sông, kênh của huyện.

Để đánh giá chất lượng nước tưới của khu vực nghiên cứu chúng tôi tiến hành 2 đợt lấy mẫu và phân tích. Các mẫu được lấy trên hệ thống kênh, trạm bơm, sông, hồ tại huyện Triệu Sơn. Nước được đánhgiá theo các thông số hóa lý như: pH, DO, COD, BOD5, NO3-, PO43-, Pb, Hg, As, Fe, Cr. Kết quả phân tích được so sánh với QCVN 39:2011/BTNMT; và QCVN 08:2008/BTNMT,

cột B1.

Kết quả phân tích mẫu nước lấy trên hệ thống các kênh, sông, hồ phục vụ tưới cho vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước ngày 15/09/2013

TT Thông số Đơn vị M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 39:2011 QCVN 1 pH - 8,1 7,1 7,2 7,3 7,0 7,2 8,3 7,5 7,7 6,1 7,5 5,5 - 9 2 DO mg/l 1,24 1,86 4,65 4,57 5,50 4,79 2,10 2,35 2,98 1,47 2,69 ≥ 2 3 BOD5 mg/l 32,3 31,6 21,7 14,00 7,76 11,2 13,9 20,0 23,4 21,9 17,4 15(*) 4 COD mg/l 51,0 43,06 24,0 22,1 12,42 14,0 30,4 34,2 37,1 42,0 31,32 30(*) 5 PO43- mg/l 0,710 0,205 0,260 0,40 0,036 0,140 0,298 0,511 0,35 0,098 0,187 0,3(*) 6 NO3- mg/l 5,455 3,60 2,700 2,136 1,841 3,8 3,071 3,7 3,67 1,07 2,90 10(*) 7 Hg mg/l 0,0004 0,0005 0,0007 KPH KPH 0,0001 KPH 0,0002 0,0001 0,0006 0,0003 0,001 8 Fe mg/l 3,12 0,970 1,130 0,64 1,31 1,4 0,89 2,30 1,50 1,47 0,57 1,5(*) 9 As mg/l 0,004 0,0060 0,0080 0,007 0,001 0,015 KPH 0,021 0,002 KPH 0,009 0,05 10 Pb mg/l 0,023 0,0085 0,010 0,0054 0,007 0,005 0,005 0,008 0,002 0,04 0,0030 0,05 11 Cr mg/l KPH 0,009 KPH KPH 0,04 0,020 0,75 0,004 KPH KPH 0,08 0,1 (*)

: QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1 - Dùng cho mục đích

tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 Bảng 3.9. Kết quả phân tích mẫu ngày 02/04/2014 TT Thông số Đơn vị M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 39:2011 QCVN 1 pH - 7,9 6,9 6,5 6,5 6,7 6,5 8,0 6,2 7,8 5,8 7,5 5,5 - 9 2 DO mg/l 0,98 1,70 3,16 2,15 5,33 4,67 3,14 1,86 2,70 1,32 2,01 ≥ 2 3 BOD5 mg/l 29,3 25,8 21,6 6,05 6,45 17,5 13,5 16,4 17,7 26,1 14,8 15(*) 4 COD mg/l 38,7 60,40 36,7 10,0 10,30 31,1 29,2 21,3 24,3 58,2 25,16 30(*) 5 PO43- mg/l 0,402 0,170 0,034 0,27 0,080 0,029 0,133 0,412 0,70 0,330 0,156 0,3(*) 6 NO3- mg/l 6,400 4,14 4,829 2,110 2,100 4,5 3,050 4,6 4,52 3,51 3,13 10(*) 7 Hg mg/l 0,0001 0,0001 0,0001 KPH KPH 0,0002 KPH 0,0005 0,0002 0,0001 0,0003 0,001 8 Fe mg/l 4,06 0,007 0,006 0,32 1,17 1,4 1,56 2,51 1,51 2,06 3,05 1,5(*) 9 As mg/l 0,001 0,0009 0,0016 0,006 0,002 0,015 KPH 0,022 0,001 KPH 0,003 0,05 10 Pb mg/l 0,001 0,0034 0,023 0,0145 0,035 0,005 0,007 0,008 0,003 0,03 0,0024 0,05 11 Cr mg/l KPH 0,012 KPH KPH 0,03 0,025 0,81 0,002 KPH KPH 0,05 0,1 (*)

: QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1 - Dùng cho mục đích

tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 Kênh Nam được lấy mẫu quan trắc ờ các điểm M4, M1, M8 và M11. Mẫu 4 (kí hiệu M4) được lấy ở vị trí Nước kênh Nam giao với nhánh kênh N1, xã Xuân Lộc. Đây là vị trí điểm đầu dòng kênh của kênh Nam chảy vào huyện Triệu Sơn. Kết quả phân tích cho thấy các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép. Ở vị trí M4 chất lượng nước kênh Nam sử dụng tốt cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi. Chất lượng nước kênh Nam khi đi vào huyện Triệu Sơn phục vụ cho tưới là đạt tiêu chuẩn cho phép. Tiếp theo là mẫu 1 (kí hiệu M1) được lấy ở vị trí kênh N1 gần đường quốc lộ 47, thuộc địa bàn xã Dân Lý. Các thông số pH, NO3-, Hg, As, Pb, Cr đều nằm trong giới hạn cho phép. Tại vị trí quan trắc M1 trên kênh Nam đã xuất hiện các thông số còn lại đã vượt quy chuẩn cho phép. Nước có dấu hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ và Fe do khu vực này đã chịu ảnh hưởng bởi chất thải từ khu dân cư và một số trang trại chăn nuôi. Sau điểm M1, trên kênh Nam vị trí quan trắc tiếp theo là mẫu 8 (kí hiệu M8) được lấy ở vị trí Nước Kênh N4 cạnh đường tỉnh lộ, xã Minh Châu. Đây là khu vực trung tâm của huyện vì vậy chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và một cơ sở sản xuất. Các giá trị vượt giới hạn cho phép là BOD5, PO43-

, Fe, COD ở đợt quan trắc thứ 1, DO ở đợt quan trắc thứ 2. Nước vẫn bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ và Fe, có dấu hiệu ô nhiễm thêm chất dinh dưỡng. Mẫu 11 (kí hiệu M11) được lấy ở vị trí Nước kênh N1, gần cầu Máng, xã Triệu Thành, đoạn cuối của kênh chảy qua địa bàn huyện. Các giá trị vượt giới hạn cho phép là BOD5, COD ở đợt quan trắc thứ 1, Fe ở đợt quan trắc thứ 2. Nước chỉ còn dấu hiệu ô nhiễm nhẹ chất hữu cơ vào tháng 9/2013 nhưng đến tháng 4/2014 đã có dấu hiệu suy giảm và đạt chất lượng đảm bảo tưới tiêu thủy lợi, nguyên nhân do hàm lượng các thông số hữu cơ trong nước giảm, tuy nhiên tại M11 vẫn có dấu hiệu bị ô nhiễm Fe.

Kênh C6 đoạn chảy qua huyện được lấy mẫu ở hai vị trí là M6 và M2. Mẫu 6 (kí hiệu M6) được lấy ở vị trí Nước Kênh C6 gần xi phông Bình Trị, xã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 Hợp Lý. Các giá trị COD, BOD5 đã vượt quy chuẩn cho phép ở lần quan trắc tháng 4/2014. Nguyên nhân là do hàm lượng các chất hữu cơ đợt này có tăng so với đợt 1. Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép. Nước ở vị trí này đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm ở mức nhẹ. Mẫu 2 (kí hiệu M2) được lấy ở vị trí Nước kênh C6 giao với nhánh kênh N2, xã Văn Sơn. Các chỉ số COD, BOD5 đã vượt quy chuẩn cho phép. Các giá trị còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép. Nước vẫn còn dấu hiệu ô nhiễm nhẹ, nước trong kênh vẫn có khả năng tự làm sạch.

Sông Hoàng đoạn chảy trên địa bàn huyện có hai vị trí quan trắc là M3- điểm đầu vào của sông và M10- điểm cuối chảy trên địa bàn huyện. Mẫu 3 (kí hiệu M3) nước được lấy ở vị trí sông Hoàng tại trạm bơm Thọ Chức, gần cống Thủy Hoàng Kim, xã Thọ Ngọc. Chỉ số BOD5 vượt quá giới hạn cho phép, chỉ số COD ở lần quan trắc lần 1 vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng ở lần 2 thì vượt quy chuẩn. Nước khi chảy vào địa bàn huyện đã có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ. Mẫu 10 (kí hiệu M10) được lấy ở vị trí Nước sông Hoàng tại trạm bơm xóm 7 Đồng Thắng, xã Đồng Thắng, điểm cuối trên địa bàn huyện. Các giá trị vượt giới hạn cho phép là DO, BOD5, COD, Fe và PO43- ở đợt quan trắc thứ 2. Nước có dấu hiệu bị thay đổi chất lượng và bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, ô nhiễm chất dinh dưỡng và Fe.

Nước hồ Khe Lùng được đánh giá thong qua mẫu 5 (kí hiệu M5) được lấy ở vị trí Nước hồ Khe Lùng, xã Thọ Bình. Tất cả các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép. Tác động từ việc khai thác mỏ và hoạt động sản xuất đến chất lượng nước hồ là không đáng kể. Chất lượng nước hồ sử dụng sủ dụng tốt cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi cho các khu vực sản xuất nông nghiệp.

Hai mẫu M9 và M7 được lấy trên hệ thống sông Nhơm chảy qua địa bàn huyện. Mẫu 9 (kí hiệu M9) được lấy ở vị trí Nước sông Nhơm tại cầu Sắt (cầu Quan Thành), xã Thọ Tân. Các giá trị vượt giới hạn cho phép là BOD5, PO43-,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 COD ở đợt quan trắc thứ 1, Fe ở đợt quan trắc thứ 2. Nước có dấu hiệu bị ô nhiễm nhẹ. Mẫu 7 (kí hiệu M7) nước được lấy ở vị trí sông Nhơm trước trạm bơm N8 Tân Ninh, xã Tân Ninh. Các chỉ số vượt giới hạn cho phép là COD ở lần quan trắc đợt 1, Fe ở đợt quan trắc thứ 2 và Cr đều vượt giới hạn cho phép ở cả 2 đợt. Nguyên nhân do khu vực này gần khu khai thác mỏ Crom, nên nước một phần nước thải và nước mưa chả tràn ra khu vực làm nước sông bị ô nhiễm bởi Cr. Nước sông Nhơm sau khi chảy trên địa bàn huyện đã bị ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)