Điều kiện về kinh tế xã hội huyện Triệu Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 62)

- Tình hình điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

3.1.4.Điều kiện về kinh tế xã hội huyện Triệu Sơn

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Triệ u S ơ n

3.1.4.Điều kiện về kinh tế xã hội huyện Triệu Sơn

Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và huyện, Kinh tế - Xã hội Triệu Sơn liên tục phát triển và ổn định từng bước hoà nhập cùng với nền kinh tế thị trường chung cả nước. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, một bộ phận được giàu lên, dân trí đợc mở mang.

3.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,3% bằng 98,4% so với kế hoạch và cao hơn mức trung bình của cả tỉnh (11,3%). Tốc độ tăng Nông Lâm- Thuỷ sản 5,3%, giảm 0,2% cùng kỳ; Tốc độ tăng Công nghiệp - TTCN - Xây dựng 18,2% năm; Tốc độ tăng Dịch vụ 17,1% năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 Tổng sản lượng lương thực 132.700 tấn, đạt 102%; Giá trị sản lượng CN-TTCN 597 tỷ đồng, đạt 108,5%; Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 930 tỷ đồng, đạt 103,3%; Thu ngân sách trên địa bàn 78,8 tỷ đồng, đạt 144%; Giá trị xuất khẩu 12.416.882 USD, đạt 258%; Khai trương xây dựng đơn vị văn hóa 11 đơn vị, đạt 110%. Các chỉ tiêu đạt 100% kế hoạch là: GDP bình quân đầu người 900 USD; Tổng dư nợ tín dụng 800 tỷ VND; Kiên cố hóa GTNT 200 Km; 8 trường đạt chuẩn quốc gia; Giảm 3% tỷ lệ hộ nghèo; Giải quyết việc làm cho 2.200 ngời; Tỷ lệ phát triển dân số 0,70%. Hai chỉ tiêu không đạt kế hoạch: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11,2%( Kế hoạch là 13,5%) và xã chuẩn Quốc gia về Y tế theo tiêu chí mới

3.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Những năm 2010- 2013 cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Công nghiệp - TTCN - Xây dựng cơ bản tăng, Dịch vụ tăng, Nông - Lâm- Thuỷ sản giảm.

3.1.4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

* Khu vc kinh tế nông nghip: Trng trt:

Cơ cấu mùa vụ, cây trồng chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới.

- Diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao hàng năm đều đạt gần 70% diện tích vụ chiêm xuân và trên 30% ở vụ mùa, vượt chỉ tiêu hàng năm. Đã quy hoạch và triển khai thực hiện vùng năng suất, chất lượng hiệu quả cao với diện tích trên 6000 ha tại 31 xã.

- Sản lượng lương thực có hạt năm 2013 đạt 135000 tấn, tăng so với năm 2012 và tăng gần 1,05 lần so với năm 2010. Năng suất lúa bình quân cao vào loại thứ 3,thứ 4 so với các huyện thị trong toàn tỉnh, bước nhảy vọt năng suất lúa và các cây chủ yếu khác là thời kỳ 2001- 2005.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Bảng 3.5. Cây lương thực có hạt Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2011 21700 55,0 130000 2012 21500 57,1 133000 2013 21300 59,4 135000

(Nguồn: Thống kê huyện Triệu Sơn)

Bình quân lương thực đầu người tăng gấp 1,5 lần so với cả tỉnh 641kg/433 kg người năm, giải quyết ổn định vấn đề lương thực.

- Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác từ 28 triệu đồng năm 2010, tăng lên trên 50 triệu đồng năm 2013.

Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo nhu cầu ăn cho số dân trong huyện, cho chăn nuôi, mà chăn nuôi gia súc gia cầm ổn định và tăng trưởng còn có dự trữ phòng khi giáp hạt, mất mùa.

Chăn nuôi:

Chăn nuôi gia súc, gia cầm mấy năm vừa qua không ổn định do dịch bệnh. Chăn nuôi trâu - bò chủ yếu lấy sức kéo kết hợp với sinh sản với nuôi lấy thịt. Năm 2011 tổng đàn trâu là 3800 con, năm 2012 là 3900 con, 2013 còn 3600 con. Năm 2011 số bò là 15 600 con, năm 2012 giảm còn 15 400 con và năm 2013 chỉ còn 14 000 con. Đàn lợn không có biến động nhiều với 60 300 con năm 2011, năm 2012 là 60 600 con và năm 2013 là 60 400 con. Đàn gia cầm giảm mạnh từ 1 375 000 con năm 2011 xuống 825 000 con năm 2012 và năm 2013 tăng lên 942 000 con. Phương thức chăn nuôi còn mang tích chất tận dụng trong gia đình. Qua đó, mấy năm qua tỷ trọng ngành trồng trọt tăng, còn ngành chăn nuôi giảm.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 62)