Hệ thống nước tưới phục vụ tưới nông nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 67)

- Tình hình điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

3.2.1.Hệ thống nước tưới phục vụ tưới nông nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn

S ản xuất lâm nghiệp:

3.2.1.Hệ thống nước tưới phục vụ tưới nông nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn

năm đều phải tu bổ những đoạn xung yếu rất tốn kém về kinh phí, nhân lực và cả bị mất đất do đê chiếm và lấy đất đắp đê. Thuỷ lợi, ngoài việc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, còn cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

3.2. Hệ thống nước tưới nông nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn- tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

3.2.1. H thng nước tưới phc v tưới nông nghip trên địa bàn huyn Triu Sơn Triu Sơn

Nguồn cung cấp nước tưới trên địa bàn huyện Triệu Sơn gồm có: Hệ thống Bái Thượng: kênh Nam (kí hiệu N, chia làm 14 nhánh) và kênh C6 (chia làm 4 nhánh). Bên cạnh đó còn có 6 trạm bơm lấy nước từ sông Nhơm, sông Hoàng và các kênh tiêu để tưới và một số hồ chứa trong đó có hồ Khe Lùng. Đa số hệ thống kênh mương chính đã được bê tông hóa. Kênh, mương nội đồng một số vẫn còn là kênh đất. Nước tưới cung cấp đủ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện, đất 100% được tưới tiêu.

Kênh C6 và kênh Nam chịu ảnh hưởng của hệ thống Bái Thượng dài 80,11 km, bắt nguồn từ sông Chu: Kênh C6 chia thành 4 nhánh (C1/6, C3/6, C5/6, C7/6) đoạn đi qua huyện Triệu Sơn dài 28,27 km. Kênh chảy từ xã Thọ Ngọc dẫn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp tiếp đó chảy qua xã Thọ Cường, Thọ Sơn, Thọ Tiến, Hợp Lý, Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Thành, tiếp đó chảy qua xã Văn Sơn. Kênh C6 được thiết kế cung cấp nươc tưới cho 7350 ha đất nông nghiệp của huyện; Kênh Nam có chiều dài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 là 21,8 km chia thành 14 nhánh bao gồm N1, N2, N3, N4, N5, N6, N7, N8, N9, N10, N11a, N13, N15a, N15b, N17. Kênh Nam có chức năng cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của xã Xuân Lộc, Thọ Vực, Xuân Thịnh, Thọ Phú, Thọ Thế, Dân Lực, Dân Quyền, Minh Dân, Minh Châu, Dân Lý, An Nông, Tiến Nông, Nông Trường, Khuyến Nông, Thái Hòa, Tân Ninh, Đồng Lợi, Đồng Tiến, Đồng Thắng với chiều dài các kênh và diện tích tưới như sau:

Bảng 3.6. Hệ thống kênh Nam và kênh C6

STT Tên kênh Chiều dài

kênh (km) Chiều dài kiên cố (km) Diện tích tưới TK (ha) DT tưới thực tế (ha) 1 Kênh N1 1,67 0,50 230 143 2 Kênh N2 2,43 1,40 700 410 3 Kênh N3 1,36 0,20 250 150 4 Kênh N4 4,86 2,26 500 290 5 Kênh N5 4,30 3,00 520 300 6 Kênh N6 2,00 2,00 450 450 7 Kênh N8 14,00 5,82 5600 3185 8 Kênh N9 2,50 2,50 500 260 9 Kênh N10 1,74 0,44 200 140 10 Kênh N11a 3,68 1,00 680 380 11 Kênh N13 1,80 1,10 250 140 12 Kênh N15a 8,30 3,00 1600 910 13 Kênh N15b 2,00 0,71 200 50 14 Kênh N17 1,20 0,36 346 110 15 Kênh C1/6 2,3 1,7 1600 448 16 Kênh C3/6 2,0 1,72 180 100 17 Kênh C5/6 0,5 0,5 1080 325 18 Kênh C7/6 0,3 0,2 390 50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Sông Hoàng và sông Nhơm chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Yên, bắt nguồn từ huyện Như Xuân ở độ cao 100 - 130m chảy qua vùng rừng rậm rạp đổ về khu vực đồng bằng Nông Cống, Quảng Xương và đổ ra biển ở cửa Hải Ninh (Lạch Ghép). Sông có chiều dài 89 km với diện tích lưu vực 1.850km2 trong đó khoảng 50% và thuộc vùng núi. Sông Yên có bốn nhánh sông chính trong đó có sông Hoàng và sông Nhơm

Sông Hoàng dài 72 km, diện tích lưu vực 336 km2 , bắt nguồn từ xã Xuân Phú huyện Thọ Xuân, chảy qua vùng Sao Vàng huyện Thọ Xuân rồi chảy vào huyện Triệu Sơn. Phần chảy trong địa bàn huyện là 40 km, có đặc điểm uốn khúc, độ dốc thấp, tổng lượng dòng chảy cả năm qua huyện 594 106m3. Sông Hoàng bắt nguồn từ xã Thọ Ngọc đến xã Đồng Thắng, qua các xã Thọ Ngọc, Xuân Lộc, Xuân Thịnh, Thọ Phú, Dân Lực, Dân Quyền, Dân Lý, Tiến Nông, Khuyến Nông, Đồng Tiến, Đồng Thắng.

Sông Nhơm bắt nguồn từ Như Thanh dài 60 km, diện tích lưu vực 268 km2, là nhánh nhỏ của sông Yên bắt nguồn từ vùng núi huyện Như Xuân. Phần chảy trong huyện là 31km, độ dốc thấp, tổng lượng dòng chảy cả năm qua huyện 378 106 m3. Sông Nhơm bắt đầu từ Thọ Tiến đến Tân Ninh, đi qua các xã Thọ Tiến, Xuân Thọ, Thọ Tân, Minh Sơn, Hợp Thắng, An Nông, Vân Sơn, Thái Hòa, Tân Ninh.

Hồ Khe Lùng thuộc xã Thọ Bình, cung cấp nước tưới ổn định cho 140 ha đất canh tác nông nghiệp cho các xã Thọ Bình, Thọ Tiến, Hợp Lý và Triệu Thành. Diện tích lưu vực của hồ là 3,3 km2. Cống lấy nước cbao gồm cống dưới đập chính là cống hộp chữ nhật 86 x 105 cm và cống dưới đập phụ là cống tròn Φ 30 cm. Kênh nối tiếp cống lấy nước dưới đập phụ dài 581 m, trên kênh có 1 cống lấy nước với Φ 20 cm.

Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống kênh Nam, kênh C6, hồ Khe Lùng, sông Hoàng và sông Nhơm đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của huyện Triệu Sơn. Nước tại các khu vực này hiện nay là nguồn cung cấp nước chủ yếu phục vụ tưới, tiêu nông nghiệp trên địa bàn huyện. Chất lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 nước của các kênh, sông, hồ này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm cấp cho sinh hoạt, các khu vực dân cư lân cận. Ngoài ra, việc ô nhiễm các con sông , kênh này gây mất cảnh quan cho khu vực. Nước không đảm bảo vệ sinh do bị nhiễm bẩn là nguyên nhân phát sinh các bệnh như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, da liễu… tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe người dân.

Hiện nay, đã xuất hiện tình trạng một lượng nước thải đổ vào hệ thống các kênh, sông, hồ nên đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của hệ thống phục vụ nước tưới cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, rác thải của huyện cũng góp phần làm ứ đọng và tắc nghẽn dòng chảy. Do mới ở giai đoạn đầu có dấu hiệu ô nhiễm nên việc giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ Môi trường nước sông, hồ và các kênh đặc biệt quan tâm chú ý giải quyết. Hệ thống sông Hoàng, sông

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 67)