Các chất hữu cơ trong nước tưới huyện Triệu Sơn tháng 9/2013, tháng 4/

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 82)

- Tình hình điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

10 M Nước sông Hoàng tại trạm bơm xóm 7 Đồng Thắng, xã Đồng Thắng.

3.4.2. Các chất hữu cơ trong nước tưới huyện Triệu Sơn tháng 9/2013, tháng 4/

tháng 4/2014

Nguồn gây ô nhiễm các chất hữu cơ chủ yếu từ nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu chăn nuôi, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và cơ sở sản xuất trong địa bàn huyện. Để xác định các chất hữu cơ tổng số và chất hữu cơ hòa tan trong nước sông được thể hiện qua 2 thông số là: nhu cầu oxy hóa sau 5 ngày (BOD5), nhu cầu oxy hóa hóa học (COD).

BOD5: là nhu cầu oxy hóa sinh học hay lượng oxy mà sinh vật cần dùng để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước ở thời gian 5 ngày.

COD là nhu cầu oxy hóa hóa học là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có trong mẫu thành CO2 và nước.

Kết quả phân tích COD và BOD5 trong các mẫu phân tích trong tháng 9/2013 và tháng 4/2014 được thể hiện qua Bảng 3.12 như sau:

Bảng 3.12. Diễn biến hàm lượng chất hữu cơ trong nước tưới huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2013, tháng 4/2014.

Đơn vị: mg/l Mẫu COD BOD5 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 M1 51,0 38,7 32,3 29,3 M2 43,06 60,40 31,6 25,8 M3 24,0 36,7 21,7 21,6 M4 22,1 10,0 14,00 6,05 M5 12,42 10,30 7,76 6,45 M6 14,0 31,1 11,2 17,5 M7 30,4 29,2 13,9 13,5 M8 34,2 21,3 20,0 16,4 M9 37,1 24,3 23,4 17,7 M10 42,0 58,2 21,9 26,1 M11 31,32 25,16 17,4 14,8 QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 30 15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Trong các mẫu nước phân tích tháng 9/2013 hàm lượng COD dao động từ 12,42 mg/l – 51,0 mg/l, BOD5 trong các mẫu nước dao động từ 7,76 mg/l – 32,3 mg/l.

Tại điểm M1 gần đường quốc lộ 47, Dân Lý giá trị COD đạt là 51 mg/l vượt 1,7 lần TCCP và giá trị BOD5 đạt 32,3 mg/l vượt 2,15 lần QCVN vì ở vị trí này là nơi tiếp nhận nguồn nước thải, rác thải sinh hoạt của người dân, nguồn nước thải từ các hộ chăn nuôi và các cơ sở sản xuất cho nên hàm lượng chất hữu cơ trong nước kênh ở vị trí này là rất cao. Và giá trị COD, BOD5 thấp nhất tại vị trí M5 nước hồ Khe Lùng đạt tương ứng là 12,42 mg/l và 7,76 mg/l vẫn nằm trong giới hạn cho phép.So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 thì 7/11 chiếm 63,63% mẫu vượt quy chuẩn cho phép từ 1,01 – 1,7 lần đối vối COD, và 7/11 chiếm tỷ lệ 63,63% mẫu vượt quy chuẩn cho phép từ 1,16 – 2,15 lần đối với BOD5. Hàm lượng BOD5 và COD trong các mẫu nước phục vụ tưới trên địa bàn huyện Triệu Sơn trong thời gian nghiên cứu tháng 9/2013 là khá cao, tỷ lệ COD/BOD5 từ 1,11 – 2,19 lần, vì vậy nước phục vụ tưới trên địa bàn huyện đang bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ cao.

Hàm lượng hữu cơ trong nước phục vụ tưới huyện Triệu Sơn tháng 9/2013 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.1. Hàm lượng các chất hữu cơ trong nước phục vụ tưới huyện Triệu Sơn tháng 9/2013

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 Hàm lượng COD, BOD5 trong các mẫu nước phân tích tháng 4/2014 dao động từ 10,0 mg/l – 60,4 mg/l và 6,05 mg/l – 29,30 mg/l. So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 thì đối với giá trị COD có 5/11 mẫu vượt quy chuẩn cho phép chiếm 45,45% có giá trị từ 1,04 – 2,01 lần đối vối COD, và 7/11 mẫu chiếm tỷ lệ 63,63 % vượt quy chuẩn cho phép từ 1,09 – 1,95 lần đối với BOD5. Tại mẫu M2 tại kênh C6 xã Văn Sơn nước vẫn là nơi có hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép với COD đạt 60,4 mg/l vượt quá giới hạn cho phép 2,01 lần và mấu M1 có hàm lượng BOD5 đạt 29,3 mg/l vượt quá giới hạn cho phép 1,95 lần.

Tại mẫu M4 tại xã Xuân Lộc trên kênh C6 là mẫu vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1.

Hàm lượng hữu cơ trong nước phục vụ tưới huyện Triệu Sơn tháng 4/2014 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.2. Hàm lượng các chất hữu cơ trong nước phục vụ tưới huyện Triệu Sơn tháng 4/2014

=> Qua hai đợt phân tích cho thấy hàm lượng COD, BOD5 trong các mẫu phân tích có sự biến động lớn. Tần suất vượt chuẩn trong các mẫu phân tích là cao. Giữa các lần lấy mẫu phân tích, các mẫu ở lần lấy mẫu phân tích tháng 4/2014 có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn lần lấy mẫu phân tích tháng 9/2013, bởi tháng 4 là mùa khô nước không được xả về các kênh, sông của huyện vì vậy nước phục vụ tưới trong tháng 4 chủ yếu là nước đọng có sẵn trong sông và trên kênh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)