Nhóm thông số đo nhanh nước phục vụ tưới huyện Triệu Sơn *) Giá trị pH

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 79)

- Tình hình điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

10 M Nước sông Hoàng tại trạm bơm xóm 7 Đồng Thắng, xã Đồng Thắng.

3.4.1. Nhóm thông số đo nhanh nước phục vụ tưới huyện Triệu Sơn *) Giá trị pH

*) Giá tr pH

Mỗi loại cây trồng yêu cầu ngưỡng pH khác nhau, tùy thuộc vào loại cây trồng mà giá trị pH tối thích cũng khác nhau. Hầu hết các loại cây trồng thích hợp với khoảng pH từ 6 - 6, 5.

Cây lúa có thể sống ở đất có pH dao động từ 4,0 đến 9,0; sống bình thường với pH từ 5-8 nhưng giá trị pH tối thích để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt nhất là trong khoảng 6,2 - 7,3. Độ pH tác động nhiều đến các tính chất vật lý, hóa học và vi sinh vật của đất đến sự phát triển và năng suất của cây lúa. Độ pH ảnh hưởng tới khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất. Cây lúa đặc biệt nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm; lượng kẽm cũng như sắt dễ hấp thụ sẽ giảm khi pH > 7. Photpho thường phát huy hết tác dụng ở độ pH 6 - 7, còn đối với canxi và kali thì ở độ pH < 6. Nếu pH cao quá 7 thì urê và amoni sulfat có thể bị chuyển hóa thành khí amoniac, đặc biệt đối với đất chứa canxi cacbonat. Độ pH thấp sẽ làm giảm tốc độ vi khuẩn giải phóng nitơ từ các chất hữu cơ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

Bảng 3.10. Diễn biến giá trị pH của nước tưới huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2013, tháng 4/2014. Mẫu Lần 1 Lần 2 QCVN 39:2011/BTNMT M1 8,1 7,9 5,5 -9 M2 7,1 6,9 M3 7,2 6,5 M4 7,3 6,5 M5 7,0 6,7 M6 7,2 6,5 M7 8,3 8,0 M8 7,5 6,2 M9 7,7 7,8 M10 6,1 5,8 M11 7,5 7,5

Giá trị pH tại các vị trí lấy mẫu nằm trong khoảng dao động từ 5,8- 8,3. So sánh với QCVN 39:2011/BTNMT về giá trị pH đối với chất lượng nước dùng cho tưới tiêu từ 5,5- 9 thì tất cả các mẫu lấy ở lần 1 và lần 2 đều nằm trong giới hạn cho phép.

*) Thông s DO

Hàm lượng DO có rất nhiều chất thải trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chứa các chất hữu cơ bị vi sinh vật phân hủy làm giảm nồng độ oxy hòa tan của nước sông, khi nồng độ oxy hòa tan giảm xuống dưới 4 hoặc 5 mg/l, các loài thủy sinh vật bắt đầu giảm. Vì vậy, chỉ số nồng độ oxy hòa tan là một chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nước sông.

Giá trị DO của các mẫu nước ở lần quan trắc lần 1 đo được trong tháng 9/2013 dao động trong khoảng từ 1,24- 5,50 mg/l. So sánh với QCVN 39:2011/BTNMT quy định về giá trị DO với nước dùng cho thủy lợi là ≥ 2 mg/l thì trong tháng 9 có 3/11 mẫu nước lấy phân tích đều có hàm lượng DO không đạt quy chuẩn cho phép, tỷ lệ vượt chuẩn là 27,27 %. Đặc biệt là các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 mẫu M1, M2, M10 nằm gần khu vực là khu dân cư tập trung, khu chăn nuôi và cơ sở sản xuất có hàm lượng DO thấp nhất.

Bảng 3.11. Diễn biến giá trị DO của nước tưới huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2013, tháng 4/2014. Đơn vị: mg/l Mẫu Lần 1 Lần 2 QCVN 39:2011/BTNMT M1 1,24 0,98 ≥ 2 M2 1,86 1,70 M3 4,65 3,16 M4 4,57 2,15 M5 5,50 5,33 M6 4,79 4,67 M7 2,10 3,14 M8 2,35 1,86 M9 2,98 2,70 M10 1,47 1,32 M11 2,69 2,01

Giá trị DO ở lần quan trắc thứ 2 dao động từ khoảng 0,98 mg/l – 5,33 mg/l. So sánh với QCVN 39:2011/BTNMT quy định về giá trị DO với nước dùng cho thủy lợi là ≥ 2 mg/l thì trong tháng 4/2014 có 4/11 mẫu nước lấy phân tích đều có hàm lượng DO không đạt quy chuẩn cho phép, tỷ lệ vượt chuẩn là 36,36 %. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do tháng 4 là mùa khô, nước từ các sông về các kênh và sông Yên không đỏ về các sông nhánh, nước tưới tiêu cho vụ Đông Xuân không có hoạt động xả về, nước được sử dụng là nước có sẵn trong hệ thống kênh mương, khả năng pha loãng nước thải ra môi trường giảm đi đáng kể. Vì vậy ở thời điểm này nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải sinh hoạt của người dân và nước thải của các cơ sở sản xuất trên địa bàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)