Thực trạng môi trường:

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 61)

- Tình hình điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Triệ u S ơ n

3.1.3. Thực trạng môi trường:

Cảnh quan môi trường Triệu Sơn về cơ bản vẫn giữ được nhiều nét tự nhiên, ít bị thay đổi do tác động bên ngoài. Tuy nhiên môi trường nước, đất đai đã bị ảnh hưởng:

Vùng nông thôn đã bị ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học và chất thải trong chăn nuôi. Chịu ảnh hưởng nặng nề của chất thải rắn, n- ước và khí thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh xen kẽ trong khu dân cư. Vùng sản xuất khai thác quặng Cromit ở 3 xã Tân Ninh, Thái Hoà, Vân Sơn cũng làm cho mặt bằng bị tàn phá, môi trường sinh thái tiểu khu vực ngày càng kém đi, đất đai bị trai và nguồn nước bị ảnh hưởng. Khu vực khai thác vật liệu xây dựng như khai thác đá Đồng Thắng, gạch ngói Dân Lực, Dân Quyền... cũng bị ảnh hưởng bởi khói bụi sản xuất, gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, các chợ nông thôn hàng ngày cũng thải ra một lượng rác thải lớn. Việc thu gom và xử lý rác thải còn thô sơ, bãi rác các chợ chưa xử lý kịp thời.

Mấy chục năm trở về trước rừng bị khai thác cạn kiệt, đất đồi núi trơ sỏi đá. Do độ che phủ của rừng thấp, cộng với việc khai thác quặng Cr, lại nằm trong bối cảnh chung ngày càng xấu đi của môi trường, đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện: hạn hán, lụt lội bất thường, dịch bệnh xảy ra không theo mùa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Nhận xét:

Triệu Sơn là huyện bán sơn địa, có đồng bằng và miền núi, có tiềm năng đất đai đa dạng, phong phú, nguồn khoáng sản lớn, nằm gần các khu kinh tế động lực, các vùng miền giàu tiềm năng của tỉnh; thuận lợi về giao lưu Kinh tế - Văn hoá với các huyện trong tỉnh và cả nước.

Tuy nhiên cũng còn có nhiều khó khăn hạn chế sau:

Triệu Sơn không nằm trong vùng trọng điểm kinh tế, khó khăn trong thu hút vốn đầu tư phát triển, không phải là điểm dừng chính của sự giao lưu trong tỉnh, mà đơn thuần chỉ là thương mại bán lẻ, thường bị tràn ngập hàng hoá các nơi khác chuyển đến gây cảm giác dư thừa và sẵn có sản phẩm tiêu dùng, mà không cần phải tự sản xuất.

Đặc điểm địa hình cũng thường gây hạn hán, úng lụt các tiểu vùng trên địa bàn. Khí hậu, thời tiết bất thường cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống. Cũng như tỉnh Thanh Hóa, Triệu Sơn thường bị ảnh hư- ởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới với cường độ lớn, của gió Tây - Nam khô nóng ảnh hưởng đến nông nghiệp và đời sống dân cư.

Nhưng với những thuận lợi cơ bản trên đã tạo nên những cơ hội lớn cho Triệu Sơn phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 61)