Hàm lượng KLN trong nước tưới huyện Triệu Sơn tháng 9//2013, tháng 4/

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 87)

- Tình hình điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

3.4.4.Hàm lượng KLN trong nước tưới huyện Triệu Sơn tháng 9//2013, tháng 4/

10 M Nước sông Hoàng tại trạm bơm xóm 7 Đồng Thắng, xã Đồng Thắng.

3.4.4.Hàm lượng KLN trong nước tưới huyện Triệu Sơn tháng 9//2013, tháng 4/

tháng 4/2014

Kim loại nặng rất được quan tâm bởi vì chúng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động công nghiệp trên tất cả các nước trên thế giới. Chúng được coi là yếu tố vi lượng cần thiết cho cây trồng. Nhiều kim loại nặng đóng vai trò cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Theo khảo sát địa bàn nghiên cứu và do điều kiện nghiên cứu có hạn về thời gian và kinh phí nên tôi chỉ tiến hành xác định hàm lượng các kim loại nặng (Hg, Fe, Pb, As, Cr) trong 2 đợt tháng 9/2013 và tháng 4/2014.

Diễn biến hàm lượng kim loại nặng trong nước phục vụ tưới huyện Triệu Sơn được thể hiện qua bảng sau :

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

Bảng 3.14. Diễn biến hàm lượng Hg, Pb, As trong nước phục vụ tưới trên

địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2013, tháng 4/2014.

Đơn vị: mg/l Mẫu Hg Pb As Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 M1 0,0004 0,0001 0,023 0,001 0,004 0,001 M2 0,0005 0,0001 0,0085 0,0034 0,006 0,0009 M3 0,0007 0,0001 0,010 0,023 0,008 0,0016 M4 KPH KPH 0,0054 0,0145 0,007 0,006 M5 KPH KPH 0,007 0,035 0,001 0,002 M6 0,0001 0,0002 0,005 0,005 0,015 0,015 M7 KPH KPH 0,005 0,007 KPH KPH M8 0,0002 0,0005 0,008 0,008 0,021 0,022 M9 0,0001 0,0002 0,002 0,003 0,002 0,001 M10 0,0006 0,0001 0,04 0,03 KPH KPH M11 0,0003 0,0003 0,003 0,0024 0,009 0,003 QCVN 39:2011 0,001 0,05 0,05

- So sánh với QCVN 39:2011/BTNMT quy định hàm lượng Hg trong nước tưới là 0,001 mg/l thì 100% các mẫu nước phân tích tháng 9/2013 và tháng 4/2014 trên khu vực nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, chất lượng nước phục vụ tưới trên địa bàn huyện trong giời gian nghiên cứu chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi Hg.

- Chì là một loại độc bản chất, có ảnh hưởng quan trong đến hoạt động sinh thái. Mức hấp thụ chì của thực vật phụ thuộc vào hàm lượng chì trong đất, trong nước, loại cây, tình trạng phát triển của cây và các yếu tố khác. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ chì trong đất hấp thụ bởi thực vật theo công thức Charrmberlain năm 1992.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 CF = Pb trong cây / Pb trong đất (đơn vị tính µg/g khối lượng khô).

Hàm lượng Pb trong các mẫu phân tích cả 2 đợt đều rất thấp. Hàm lượng Pb trong mẫu phân tích đợt 1 dao động 0,002 mg/l- 0,023 mg/l và đợt 2 dao động từ 0,001 mg/l – 0,035 mg/l. So sánh với QCVN 39:2011/BTNMT quy định hàm lượng Pb là 0,05 mg/l thì tất cả các mẫu phân tích của cả 2 đợt đều nằm trong giới hạn cho phép.

- So sánh với QCVN 39:2011/BTNMT quy định hàm lượng As trong nước tưới là 0,05 mg/l thì 100% các mẫu nước phân tích tháng 9/2013 và tháng 4/2014 trên khu vực nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, chất lượng nước phục vụ tưới trên địa bàn huyện trong giời gian nghiên cứu chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi As.

Bảng 3.15. Diễn biến hàm lượng Fe, Cr trong nước phục vụ tưới trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2013, tháng 4/2014.

Đơn vị: mg/l Mẫu Fe Cr Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 M1 3,12 4,06 KPH KPH M2 0,970 0,007 0,009 0,012 M3 1,130 0,006 KPH KPH M4 0,64 0,32 KPH KPH M5 1,31 1,17 0,04 0,03 M6 1,4 1,4 0,020 0,025 M7 0,89 1,56 0,75 0,81 M8 2,30 2,51 0,004 0,002 M9 1,50 1,51 KPH KPH M10 1,47 2,06 KPH KPH M11 0,57 3,05 0,08 0,05 GHCP 1,5 0,1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 - Hàm lượng Fe trong các mẫu phân tích đợt 1 dao động từ 0,57 mg/l – 3,12 mg/l, trung bình đạt 1,39 mg/l. Tại các vị trí lấy mẫu nồng độ Fe có sự khác biệt, cao nhất tại điểm M1 kênh N11a gần đường quốc lộ 47 đạt giá trị 3,12 mg/l và thấp nhất tại điểm M11 nước kênh N1 gần cầu Máng đạt 0,57 mg/l. So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 quy định về hàm lượng Fetrong nước là 1,5 mg/l thì có 2/11 mẫu nước được phân tích vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,5- 2,08 lần, tỷ lệ vượt chuẩn là 18,18 % . 9/11 mẫu phân tích còn lại hàm lượng Fe vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

- Hàm lượng Fe trong các mẫu phân tích đợt 2 giao động từ 0,006 mg/l – 4,06 mg/l, trung bình đạt 1,6 mg/l. Đợt lấy mẫu phân tích tháng 4/2014 có 4/11 mẫu nước phân tích vượt quá giới hạn cho phép từ 1,37- 2,71 lần, tỷ lệ vượt chuẩn là 36,36 %. Nước tưới của huyện Triệu Sơn đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi Fe, hàm lượng Fe trong nước hướng tăng. Giá trị trung bình trong các mẫu lần 1 cao hơn các mẫu phân tích lần 2. Hàm lượng Fe trong các mẫu nước phân tích của 2 đợt được thể hiện qua hình sau:

Hình 3.4. Hàm lượng Fe trong mẫu nước tưới huyện Triệu Sơn tháng 9/2013, tháng 4/2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 - Theo QCVN 39:2011/BTNMT quy định hàm lượng Cr trong nước tưới là 0,1 mg/l thì có 5/11 mẫu nước không phát hiện thấy có xuất hiện Cr trong nước tưới. Có 6/11 mẫu nước có xuất hiện trong đó 5/11 mẫu xuất hiện một lượng nhỏ Cr và có duy nhất 1 mẫu M7 vượt quá giới hạn cho phép ở cả hai lần phân tích tháng 9/2013 và tháng 4/2014 với hàm lượng 0,75 mg/l và 0,81 mg/l. Như vậy, nước tưới phục vụ khu vực sản xuất nông nghiệp tại xã Tân Ninh và các vùng lần cận đã có dấu hiệu bị ô nhiễm Cr do nằm gần khu khai thác mỏ.

Hàm lượng Cr trong các mẫu nước phân tích của 2 đợt được thể hiện qua hình sau:

Hình 3.5. Hàm lượng Cr trong mẫu nước tưới huyện Triệu Sơn tháng 9/2013, tháng 4/2014

3.5. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ nhằm nâng cao chất lượng nước phục vụ tưới trên địa bàn huyện Triệu Sơn- tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 87)