Các chất dinh dưỡng trong nước tưới huyện Triệu Sơn tháng 9/2013, tháng 4/

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 85)

- Tình hình điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

3.4.3.Các chất dinh dưỡng trong nước tưới huyện Triệu Sơn tháng 9/2013, tháng 4/

10 M Nước sông Hoàng tại trạm bơm xóm 7 Đồng Thắng, xã Đồng Thắng.

3.4.3.Các chất dinh dưỡng trong nước tưới huyện Triệu Sơn tháng 9/2013, tháng 4/

tháng 4/2014

Các hợp chất hóa học của Nitơ- dinh dưỡng, Phốt pho hữu cơ xuất hiện trong thành phần hóa học của nước, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các động, thực vật thủy sinh, cây trồng đặc biệt là lúa nước. Quá trình tiêu thụ dinh dưỡng trong thủy vực chủ yếu là quá trình quang hợp của thực vật. Trong quá trình này thực vật hấp thụ một lượng dinh dưỡng cùng với khí cacbonic và một số yếu tố khác để tạo thành hợp chất Hydratcacbon trong cơ thể sinh vật, dẫn đến làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong nước. Ngược lại, các chất dinh dưỡng được hoàn trả lại môi trường nước nhờ quá trình tái sinh chúng, nhờ các nguồn nước giàu dinh dưỡng khác như nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp trong khu vực của các dòng chảy vào vực nước.

Diễn biến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước phục vụ tưới trên địa bàn huyện qua 2 đợt lấy mẫu phân tích được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.13. Diễn biến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước

Đơn vị: mg/l Mẫu PO4 3- NO3- Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 M1 0,710 0,402 5,455 6,400 M2 0,205 0,170 3,60 4,14 M3 0,260 0,034 2,700 4,829 M4 0,40 0,27 2,136 2,110 M5 0,036 0,080 1,841 2,100 M6 0,140 0,029 3,8 4,5 M7 0,298 0,133 3,071 3,050 M8 0,511 0,412 3,7 4,6 M9 0,35 0,70 3,67 4,52 M10 0,098 0,330 1,07 3,51 M11 0,187 0,156 2,90 3,13 QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 0,3 10

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75

*) Hàm lượng PO43-

- PO43- : Lượng PO43- trong các mẫu phân tích tháng 9/2013 dao động từ 0,036 mg/l – 0,710 mg/l, trung bình đạt 0,29 mg/l; trong các mẫu phân tích đợt 2 giao động từ 0,029 mg/l – 0,412 mg/l, trung bình đạt 0,25 mg/l.

Tại các vị trí lấy mẫu nồng độ PO43- có sự khác biệt: ở đợt quan trắc lần 1 hàm lượng cao nhất tại điểm M1 nước trên kênh N11a đạt giá trị 0,71 mg/l và thấp nhất tại điểm M5 nước hồ Khe Lùng 0,036 mg/l; đợt quan trắc thứ 2 giá trị cao nhất là 0,412 tại M8 vị trí ở kênh N4, cạnh đường tỉnh lộ và thấp nhất là M6 tại kênh C6, gần xi phông Bình Trị 0,029 mg/l.

So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 quy định về hàm lượng PO43- trong nước là 0,3 mg/l thì có 4/11 mẫu nước ở đợt quan trắc thứ 1 và 3/11 mẫu nước ở đợt quan trắc thứ 2 vượt quá quy chuẩn cho phép..

Chất lượng nước phục vụ tưới của huyện Triệu Sơn đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi PO43-. Giá trị trung bình của mẫu phân tích đợt 1 cao hơn đợt 2.

Diễn biến hàm lượng PO43- trong nước tưới huyện được thể hiện qua biêu đồ sau:

Hình 3.3. Diễn biến PO43- trong nước tưới huyện Triệu Sơn giai đoạn 2013-2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

*) Thông s NO3-:

Hàm lượng NO3- trong các mẫu phân tích đợt 1 dao động từ 1,07 mg/l – 5,455 mg/l, trung bình đạt 3.09 mg/l và trong các mẫu phân tích đợt 2 dao động từ 2,1 mg/l – 6,4 mg/l, trung bình đạt 3,9 mg/l. So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 quy định về hàm lượng NO3- trong nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp là 10 mg/l, thì cả 2 đợt lấy mẫu phân tích 11/11 mẫu vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Chất lượng nước phục vụ tưới trên địa bàn huyện Triệu Sơn trong thời gian nghiên cứu chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi chỉ tiêu NO3-.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 85)