Quản lý lưu vực sông đã có lịch sử phát triển hơn một thế kỷ qua và hiện nay nó càng được quan tâm của tất cả các nước trên thế giới để thực hiện các mục tiêu của PTBV. Khái niệm quản lý LVS hiện đại ngày nay đã vượt ngoài khái niệm quản lý đất và nước truyền thống, bao gồm việc quản lý cả những hoạt động của con người sử dụng nước hoặc gây ảnh hưởng đến hệ thống nước ngọt.
Hiện nay, việc đổi mới thể chế trong quản lý LVS ở các nước phát triển và đang phát triển thường tập trung vào 2 việc là: (1) thành lập các tổ chức quản lý ở cấp lưu vực, và (2) đổi mới các hoạt động liên quan đến quản lý nước ở LVS như là xây dựng cơ chế phối hợp, đổi mới pháp chế, thiết kế các công cụ kinh tế trong chính sách nước ( như giá chuyển nước, thuế, trợ cấp), thiết kế lại các tổ chức kinh tế ( các tổ chức dịch vụ công, các tổ chức dịch vụ, thị trường nước, chuyển giao quản lý nước cho các tổ chức dùng nước).
Trên thế giới có hàng trăm các tổ chức quản lý LVS đang hoạt động, các tổ chức này có thể có cơ cấu tổ chức và chức năng không hoàn toàn giống nhau tùy thuộc vào mỗi nước và điều kiện lưu vực. Các sự khác nhau thường tập trung chính vào các điểm sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Hình thức tổ chức gọn nhẹ hay phức tạp.
Chức năng nhiều hay ít, đặc biệt là đối với quản lý nước tổ chức LVS có tham gia quản lý nước hay không và mức độ tham gia trong quản lý nước là nhiều hay ít nếu có.
Mức độ tập trung quyền lực cao hay thấp, nói cách khác tập trung quyền lực cao trong quản lý nước hay chỉ ở mức độ thấp như cơ quan tư vấn... điều này có liên quan đến hình thức tổ chức của tổ chức LVS.
Phương thức hoạt động hay phối hợp với các cơ quản quản lý nàh nước hiện hành theo địa giới hành chính.
Cơ chế về nguồn tài chính để duy trì hoạt động.
Vì thế, để đề xuất cho một LVS nhất định cần phải nghiên cứu phân tích để lựa chọn một mô hình phù hợp. Sau đây là một số mô hình quản lý LVS của một số nước trên thế giới để tham khảo.
1.4.1.1. Mô hình quản lý LVS ở Pháp
Nước Pháp từ năm 1966 đã quản lý tất cả 6 LVS trên cả nước dựa theo luật về nước ban hành năm 1964. Mỗi một LVS có một cơ quan lưu vực với chức năng chính là:
Định hướng và khuyến khích các hộ dùng nước sử dụng hợp lý Tài nguyên nước thông qua công cụ kinh tế. Khởi xướng và cung cấp thông tin cho các dự án ( nhưng không trực tiếp thực hiện dự án), điều hòa các lợi ích địa phương, lợi ích cá biệt và lợi ích chung trong khai thác tài nguyên nước.
Cơ quan quản lý LVS có một hội đồng quản trị trong đó một nửa là đại diện các cơ quan nhà nước, ¼ là đại diện các chính quyền địa phương, ¼ còn lại là đại diện các hộ dùng nước ( Công nghiệp, nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và thủy sản…) các quyết định của Hội đồng quản trị phải được cơ quan LVS phê chuẩn. Cơ quan LVS thường bao gồm từ 60 đến 110 ủy viên, trong đó số đại diện của nhà nước, chính quyền địa phương và các hộ dùng nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 tương đương. Cơ quan LVS có quyền tự chủ về tài chính với nguồn thu là hai loại phí là phí tài nguyên và phí ô nhiễm (Phạm Thị Ngọc Lan, 2012).
1.4.1.2. Mô hình quản lý LVS Hoàng Hà ( Trung Quốc)
Sông Hoàng Hà lớn thứ 2 Trung Quốc với diện tích lưu vực 795.000 km2, số dân 98 triệu người sống trên lưu vực. Để quản lý LVS Hoàng Hà, nhà nước Trung Quốc thành lập ủy ban bảo vệ sông Hoàng Hà (YRCC). Ủy ban này là một cơ quan của Bộ thủy lợi Trung Quốc nhằm quản lý khu vực thung lững sông Hoàng Hà và các sông nội địa thuộc một số tỉnh và khu vực phía Tây Bắc Trung Quốc với chức năng chủ yếu là:
Quản lý thống nhất TNN và dòng sông, quản lý tổng hợp LVS, phát triển và quản lý các công trình thủy lợi quan trọng trên lưu vực , thực hiện quy hoạch, quản lý, điều phối hướng dẫn và hỗ trợ, cải thiện quản lý sông phát triển tổng hợp, khai thác và bảo vệ TNN (Phạm Thị Ngọc Lan, 2012).
Các nhiệm vụ:
Thực thi, hướng dẫn và giám sát việc thực thi các luật và quy định trong phạm vi lưu vực.
Xây dựng các chính sách, kế hoạch, chiến lược, các chương trình chung và dài hạn phát triển TNN trên toàn lưu vực.
Cùng với cơ quan và chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chuyên ngành có liên quan nhằm quản lý thống nhất tài nguyên nước, quan trắc số liệu, đánh giá TNN trên lưu vực.
Hướng dẫn và điều phối trong các lĩnh vực bảo vệ TNN, quản lý các sông hồ và vùng cửa song, phòng chống lũ lụt; điều phối giải quyết các tranh chấp về nước giữa các ngành và các địa phương; hướng dẫn và quản lý tổng thể các khu vực bị xói mòn nặng; chỉ đạo công tác bảo vệ đất chống xói mòn của các địa phương; kiểm tra các dự án kỹ thuật do Trung ương và các địa phương đầu tư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Tại Trung Quốc các sông lớn khác như sông Trường Giang…cũng có mô hình quản lý LVS tương tự như song Hoàng Hà.
1.4.1.3. Mô hình quản lý LVS Muray-Daning tại Australia
Sông Muray-Daning là sông dài thứ tư trên thế giới (3780 km) với diện tích lưu vực khoảng 1 triệu km2, bao gồm 75% bang New South Wales, 56% bang Victoria, 15% bang Queenland, 8% bang nam Australia và toàn bộ thủ đô Australia. Mô hình quản lý LVS Muray-Daning là một bài học về giải quyết mâu thuẫn giữa các quyền lợi dùng nước khác nhau. Cơ cấu tổ chức quản lý LVS bao gồm một Hội đồng cấp bộ trưởng lưu vực Muray-Daning, một ủy hội LVS Muray-Daning và một ủy ban tư vẫn cộng đồng đại diện cho cộng đồng.
Hội đồng cấp Bộ trưởng Muray-Daning: Thành lập năm 1985 thành phần bao gồm các Bộ trưởng phụ trách tài nguyên đất nước và môi trường của Liên Bang và các bang nằm trên lưu vực với giới hạn mỗi bang không quá 3 thành viên.
Chức năng của Hội đồng là xem xét các vấn đề chính sách liên quan đến lợi ích chung của chính quyền các bang trong quy hoạch và quản lý, nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững các TNN, đất, môi trường của LVS; xem xét và đề xuất các biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững các tài nguyên đó. Ủy hội LVS Muray-Daning (Muray Daning river ba sin Commission), ủy hội là cơ quan thực thi các quyết định của Hội đồng. Ủy hội cũng hợp tác với các bang liên quan. Ủy hội có trách nhiệm quản lý hệ thống các sông hồ thuộc lưu vực tư vấn cho Hội đồng về các vấn đề liên quan đến sử dụng TNN, đất và các tài nguyên khác trong phạm vi lưu vực (Phạm Thị Ngọc Lan, 2012).
Trách nhiệm ban đầu của Hội đồng là quản lý chất lượng nước, sau đó mở rộng sang quản lý số lượng nước. Từ những năm cuối thập niên 80 ủy hội được giao nhiệm vụ khởi xướng, hỗ trợ và đánh giá công tác quản lý tổng hợp tài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 nguyên thiên nhiên thuộc LVS. Ủy hội hợp tác với chính quyền các bang, các ban, nhóm cộng đồng để xây dựng và thực thi các chính sách và chương trình.
1.4.1.4. Mô hình quản lý LVS Lerma-chapala tại Mexico
Sông Lerma-Chapala dài 750 km ở miền Trung Mexico, có diện tích lưu vực 54.000 km2, bao gồm 5 tiểu bang với tổng dân số 15 triệu người. Trong lưu vực có một hồ tự nhiên là hồ Chapala rộng 111.000 ha dung tích 8 tỷ m3 nước. Một trong những thách thức lớn nhất của lưu vực là hồ này bị khai thác quá mức đang bị cạn kiệt nguồn nước. Việc thành lập tổ chức quản lý LVS nhằm giải quyết khó khăn này.
Tại Mexico năm 1992 ban hành luật về nước trong đó quy định việc quy hoạch, phát triển và quản lý TNN phải tiến hành theo lưu vực. Chính vì vậy Hội đồng LVS đã được thành lập ở tất cả 26 LVS của nước này, trong đó có LVS Lerma-Chapala.
Tính đến năm 2003, Mexico đã khai thác sử dụng 77 tỷ m3 nước mặt trong đó 78% sử dụng cho NN, 17% sử dụng cho công nghiệp, 5% sử dụng cho sinh hoạt. Luật nước năm 1992 của Mexico đã xác định vai trò lớn của các bang và sự tham gia của các hộ dùng nước trong quản lý TNN ở các LVS, từ đó Hội đồng các LVS đã được thành lập tại 13 LVS chính ở Mexico. Mexico là nước tổ chức quản lý LVS theo 2 cấp:
Cấp hội đồng: quyết định các chủ trương và chỉ đạo chung
Cấp giúp việc là Ban thư ký kỹ thuật giúp thực hiện việc quản lý cụ thể. Hoạt động của Hội đồng chủ yếu thông qua chính sách phân phối và sử dụng nước mặt cũng như nước ngầm cho các hộ dùng nước trong phạm vi lưu vực và giám sát việc thực thi các chính sách đó với mục tiêu cơ bản là chống cạn kiệt nguồn nước của hồ Chapala. Việc thành lập Hội đồng bước đầu đã phát huy tác dụng, các hộ dùng nước đã tuân thủ quy định về lượng nước được phép khai thác nhất là nước mặt, còn công tác quản lý khai thác nước ngầm, quản lý việc chuyển đổi mục đích sử dụng nước và bảo vệ quyền lợi về nước của người nghèo thì chưa thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Tổng hợp các mô hình của tổ chức quản lý LVS của thế giới có thể rút ra một số ý kiến đánh giá như sau:
Về hình thức: Có một số hình thức của cơ quan quản lý LVS hiện hành trên thế giới, nhưng có thể quy thành ba hình thức phổ biến nhất đó là: (i) cơ quan thủy vụ LVS; (ii) ủy hội LVS, và (iii) hội đồng LVS. Mỗi loại có một mức độ tập trung quyền lực cũng như mức độ tham gia vào quản lý nước khác nhau.
(i) Cơ quan thủy vụ LVS: (River basin Authority):
Đây là hình thức cơ quan quản lý LVS có đầy đủ quyền hạn và phạm vi quản lý lớn nhất. Ví dụ: cơ quan thủy vụ thung lũng Tennessce ở Mỹ và cơ quan thủy vụ Núi tuyết ở Úc,…Đây là những tổ chức liên ngành lớn, tiếp nhận hầu hết các chức năng của các cơ quan hiện hữu, trong đó bao gồm cả
chức năng điều hành và quản lý nước. Hình thức này có thể áp dụng đối với
các lưu vực có nhiệm vụ phát triển lớn.
(ii)Ủy hội LVS (River basin Commission):là mô hình thấp hơn cơ quan thủy vụ LVS ở trên về quyền hạn cũng như sức mạnh của tổ chức và ảnh hưởng của nó trong quản lý LVS.
Một ủy hội LVS thường bao gồm một “Hội đồng quản lý” đại diện cho
tất cả các bên quan tâm và có một (văn phòng kỹ thuật) chuyên sâu hỗ trợ. Ủy hội LVS liên quan chủ yếu đến xây dựng chính sách, lập quy hoạch phát triển lưu vực, xây dựng thủ tục và kiểm soát sử dụng nước. Nó có thể điều chỉnh các vấn đề sử dụng nước liên quan đến nhiều tỉnh, thông qua các chính sách liên quan đến nước của LVS, xây dựng các cơ sở dữ liệu, thông tin và mô hình phù hợp về các vấn đề quản lý trên quy mô toàn lưu vực. Có ủy hội LVS có thể nắm chức năng vận hành (có thể cả đầu tư) đối với những công trình lớn, còn hầu hết việc vận hành và quản lý hành ngày các công trình và hệ thống cung cấp dịch vụ nước là công việc của các tỉnh nằm trong lưu vực. Một ủy hội như vậy có thể giám sát việc thực hiện các chiến lược, vận hành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 và quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện chủ chốt. Tuy nhiên, trong thực tế ủy hội thường ủy quyền làm việc cho các tổ chức khác thông qua các thỏa thuận hay hợp đồng vận hành. Thí dụ về loại tổ chức này như là ủy hội sông Muray Daning của Úc, ủy hội sông Mê Kông.
(iii) Hội đồng LCS (River basin Council): đây là mô hình yếu hoặc có ít quyền lực nhất hiện nay. Hội đồng LVS hoạt động chỉ như là một diễn đàn mà tại đó chính quyền liên bang, các tiểu bang, cũng như đại diện các hộ dùng nước chia sẻ trách nhiệm phân phối nước, thúc đẩy toàn diện quản lý nước tại cấp lưu vực. Các Hội đồng LVS thường hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận.
Kiểu tổ chức này bao gồm một hội đồng điều phối là người đứng đầu các cơ quan liên quan thuộc ban ngành của các tỉnh, cán bộ chuyên môn giỏi của tỉnh hoặc cơ quan trung ương và có sự hỗ trọ của một ban thư ký nhỏ. Nói chung, hình thức này tuy có vai trò giới hạn trong quy hoạch dài hạn, điều phối các vấn đề chính sách và chiến lước cấp cao, không có vai trò vận hành hoặc quản lý hàng ngày. Thí dụ về hình thức này như Hội đồng LVS Lerma- Chapala được thành lập năm 1993 của Mexico…
Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý LVS có thể nhiều hay ít tùy theo mục tiêu của cơ quan quản lý LVS được đặt ra khi thành lập. Việc xác định các chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý LVS phải tương xứng với yêu cầu quản lý của LVS cần phải thực hiện.