Các nguồn tài nguyên:

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 59)

- Tình hình điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Triệ u S ơ n

3.1.2. Các nguồn tài nguyên:

3.1.2.1. Tài nguyên đất:

Căn cứ số liệu điều tra bản đồ đất năm 2012 của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo phương pháp FAO - UNESCO, trên địa bàn huyện có 3 nhóm đất chính sau:

* Đất phù sa - Fluvisols (FL):

- Đất phù sa của huyện Triệu Sơn có diện tích 14422,61 ha, chiếm 49,79% diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố ở các xã : Xuân Thịnh, Xuân Lộc, Thọ Dân, Thọ Vực, Thọ Phú, Thọ Thế, Thọ Tân, Minh Sơn, Đồng Tiến, Đồng. Chủ yếu trồng lúa, ngô, lạc, vừng, mía, sắn, các cây hoa màu khác và các cây công nghiệp ngắn ngày.

* Đất xám (Acrisols) ký hiệu AC:

Đất xám có diện tích 3811,93 ha, chiếm 13,16% diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố ở các xã vùng đồi núi của huyện như: Bình Sơn, Thọ Bình, Triệu Thành, Hợp Tiến, Thọ Sơn. Nhóm đất xám hiện nay được sử dụng trồng mía, các cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng sản xuất.Nước tưới cho đất xám feralit là một trong những nhân tố quan trọng quyết định năng suất của các loại hình sử dụng đất.

* Đất đen- Luvisols(LV):

Nhóm đất đen ở huyện triệu sơn có diện tích 2084,85 ha, chiếm 7,20% diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố tập trung ở khu vực núi nưa thuộc xã Tân Ninh. Loại đất này được sử dụng trồng các cây công nghiệp như cây keo, tràm, mỡ để tránh bỏ hoang, bỏ trống.

3.1.2.2. Tài nguyên nước:

- Nước mặt: Với hệ thống sông suối tự nhiên cùng với các hồ chứa nước, các kênh tưới; lượng mưa lại lớn, nguồn nước mặt khá dồi dào. Hàng năm, tổng lượng nước do dòng chảy sông ngòi cung cấp trung bình 1 tỷ m3, trong đó nước do mưa sinh ra trên địa phận trên dưới 400 triệu khối, nếu được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 điều tiết có thể thoả mãn nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống. Việc khai thác nước mặt còn gặp nhiều khó khăn do nguồn nước phân bố không đều giữa các mùa trong năm và các vùng trong huyện. Mùa mưa mưa tập trung, phía Tây Nam huyện là đồi núi, nhất là núi Nưa, độ dốc lớn thường gây lũ lụt, ngập úng. Mùa khô do có nước kênh Nam, nên chỉ thiếu nước ở vùng đồi núi và một số chân đất cao nằm rải rác toàn huyện. Muốn khai thác có hiệu quả phải đầu tư mở rộng và xây dựng nhiều hơn các hồ đập, ao, đầm... để chứa n- ước kết hợp với nuôi cá nước ngọt. Ngoài ra, 41 hồ đập lớn nhỏ, diện tích chiếm đất gần 450 ha có tác dụng tạo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân, tạo cảnh quan môi trường.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm không phong phú lắm, phân bố không đều trong không gian và chưa bị ô nhiễm. Qua thăm dò ở Thị trấn huyện lỵ Triệu Sơn chứng minh điều đó.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng:

Rừng nghèo về động, thực vật vì mới dần dần được phục hồi trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Về thực vật: bạch đàn, luồng, keo tai tợng, bồ đề... xanh tốt quanh năm, rừng tre, nứa phân bổ ở Bình Sơn, Thọ Sơn, Thọ Bình, Triệu Thành...

Rừng chiếm tỷ lệ không nhiều, nhưng có ý nghĩa lớn về môi trường ở tiểu vùng, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại Nông lâm nghiệp của huyện hiện nay.

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản:

Theo tài liệu điều tra các điểm quặng và mỏ trên địa bàn, một số loại khoáng sản đã xác định được trữ lượng cho khai thác. Trong đó có mỏ quặng Crômit với trữ lượng khoảng 24 triệu tấn, tập trung ở 3 mỏ thuộc các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Như Thanh, với tổng diện tích vùng quặng là 33,8 km2 là mỏ lớn và duy nhất ở Việt Nam. Tổng diện tích có thể khai thác dễ dàng là 1 317 ha,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 trữ lượng 3.347 ngàn tấn, phân bố ở các xã Thái Hoà, Tân Ninh, Vân Sơn. Công ty Cổ phần Cromite Cổ Định được Nhà nước giao khai thác trên diện tích 16,6 km2 , chiếm gần 50% tổng diện tích đất quặng cromite toàn tỉnh. Đến nay vùng mỏ này cũng đã khai thác được 1,2 triệu tấn quặng, đạt gần 30% trữ lượng quặng trong diện tích được giao. Ngoài Công ty CP Cromit Cổ Định còn thu hút một l- ượng lao động nông nhàn đáng kể của huyện vào chân núi Nưa ở 3 xã Tân Ninh, Thái Hoà, Vân Sơn khai thác quặng thủ công, nhưng cũng làm cho mặt bằng bị tàn phá, tài nguyên lãng phí, môi trường sinh thái tiểu khu vực ngày càng kém đi.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)