Tăng cường nâng cao nhận thức về văn hóa tổchức cho đội ngũ cán bộ,

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên (Trang 85)

bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

3.3.1.1 Mục đích và ý nghĩa

VHTC là một vấn đề rất mới. Vì vậy, việc nhận thức đúng đắn vấn đề này không phải là một điều đơn giản. Hiện nay cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh của TT vẫn chưa hiểu đầy đủ về VHTC, vai trò của VHTC trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các hội thảo,... để giúp cho các thành viên TT nâng cao nhận thức và hiểu được một cách khoa học về thuật ngữ, khái niệm VHTC; đồng thời qua đó sẽ định hình được các vai trò, trách nhiệm cũng như những hoạt động cụ thể của bản thân để phát triển VHTC.

3.3.1.2. Nội dung và quy trình thực hiện

* Nội dung của biện pháp:

Nâng cao khả năng nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV TT GDTX tỉnh Điện Biên về các vấn đề liên quan tới VHTC và phát triển VHTC một cách hợp lý để nâng cao chất lượng giáo dục của TT:

+ Sưu tầm và phổ biến lý luận và thực tiễn VHTC tới đội ngũ CBQL, GV, NV

+ Phổ biến những quan điểm về VHTC lành mạnh, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn địa phương để các thành viên trong TT học tập

+ Đưa ra lý thuyết về VHTC và các chỉ số thể hiện VHTC của TT

GDTX.

+ Bồi dưỡng rèn luyện cho các thành viên trong TT GDTX những kỹ

năng cần thiết như: kỹ năng quản lý, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống… trong tổ chức trên nền tảng văn hóa của một tổ chức biết học hỏi, hợp tác và làm việc chuyên nghiệp.

* Quy trình thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động bồi dưỡng rèn luyện để nâng

cao nhận thức về VHTC cho CBQL, GV, NV, HS TT GDTX

+ Xem xét thực trạng về mức độ nhận thức của CBQL, GV, NV, HS của TT GDTX tỉnh Điện Biên về VHTC.

+ Đề ra các mục tiêu để nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV, HS của TT GDTX tỉnh Điện Biên.

+ Dự kiến các nguồn lực như: con người, cơ sở vật chất, tài chính, thời gian,... để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

+ Dự kiến các phương pháp tiến hành nâng cao nhận thức về văn hóa quản lý cho CBQL, GV, NV, HS của TT GDTX tỉnh Điện Biên.

- Tổ chức thực hiện

+ Phân bổ nhân lực để thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức về VHTC. + Phân bổ nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, thời gian cho từng nội dung hoạt động nâng cao nhận thức về VHTC cho CBQL, GV, NV, HS của TT GDTX tỉnh Điện Biên.

- Kiểm tra đánh giá cá nhân khi họ thực hiện tham gia vào việc nâng

cao nhận thức về VHTC.

+ Thiết lập các chuẩn đánh giá về mức độ thực hiện các mục tiêu nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về VHTC.

+ Theo dõi ý thức học tập và đánh giá hiệu quả vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế của CB, GV, NV.

+ Tìm hiểu nguyên nhân những mặt đạt được hoặc chưa đạt được trong việc nâng cao nhận thức về VHTC cho CBQL, GV, NV từ đó có các giải pháp khắc phục.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện

- Phải mời được các chuyên gia có sự am hiểu về VHTC để tiến hành các buổi tập huấn, hội thảo.

- Có bộ công cụ để đánh giá thực trạng VHTC để có biện pháp nâng cao phù hợp, hiệu quả.

- TT GDTX tỉnh Điện Biên phải có nguồn kinh phí nhất định và có các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV của TT về VHTC.

3.3.2. Xây dựng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của trung tâm tập trung vào chất lượng giáo dục

3.3.2.1. Mục đích và ý nghĩa

Xây dựng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của TT nhằm đưa ra một định hướng thống nhất cho sự phát triển của TT. Sứ mệnh của TT được xây dựng và phổ biến đến toàn thể CB, GV, HS TT cũng như tuyên bố rộng rãi trong cộng đồng là sự thể hiện niềm tin vào lí do tồn tại, ý nghĩa tồn tại của TT. Đồng thời, việc xây dựng tầm nhìn chính là vẽ ra một viễn cảnh cần đạt đến trong tương lai để tạo ra sự nỗ lực, cố gắng trong tập thể CB, GV, HS.

Mục tiêu biện pháp gồm hai nội dung cơ bản:

- Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn của TT phù hợp, tập trung vào chất lượng dạy học và không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.

- Chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn đến toàn thể CB, GV cũng như tuyên bố rộng rãi đến cộng đồng.

Từ thực trạng VHTC và việc thực hiện các biện pháp xây dựng VHTC của TT GDTX tỉnh Điện Biên hiện nay có thể thấy, biện pháp xây dựng, chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của TT là hết sức cần thiết bởi vấn đề này hết sức quan trọng đối với VHTC nhưng lại chưa hề được quan tâm thực hiện trên thực tế. CBQL, GV, NV cần biết rõ tầm nhìn, sứ mệnh của TT để có định hướng cho sự phát triển bản thân, đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Để tiến hành xây dựng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của TT tập trung vào chất lượng giáo dục cần tiến hành các nội dung cụ thể sau đây:

- Đánh giá về nhiệm vụ và mục đích của TT được thể hiện như thế nào trên thực tế và qua tuyên bố sứ mệnh của TT. Đánh giá về nhiệm vụ và mục đích của TT thông qua nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử của TT. Thu thập các báo cáo về tầm nhìn và sứ mệnh của TT trong vòng 10 đến 15 năm qua (trên bản tin, trang web, kế hoạch hàng năm…). Sắp xếp theo thứ tự thời gian, tìm ra sự thay đổi trong tầm nhìn, sứ mệnh của TT và chiều hướng của sự thay đổi đó. - Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh của TT hướng đến chất lượng giáo dục qua việc phát huy trí tuệ của tập thể. GĐ cùng với các thành viên TT cùng tham gia xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh của TT.

- Chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh của TT đến toàn thể CB, GV, HS. Tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tuyên bố sứ mệnh hiện tại của NT được thể hiện như thế nào ( Được treo trong văn phòng, trong lớp học, in trên giấy viết thư của TT và thẻ cán bộ giáo viên, in trên ly cà phê, cốc uống nước, áo đồng phục)? Lập danh sách tất cả các nơi mà sứ mệnh được hiển thị ở TT. Trả lời câu hỏi làm thế nào để sứ mệnh được truyền đạt rõ ràng, ấn tượng nhất? Trên cơ sở câu trả lời tìm được đưa ra những cách thức để thể hiện sứ mệnh, tầm nhìn của TT một cách hiệu quả nhất.

- Phổ biến đến cộng đồng về sứ mệnh, tầm nhìn của TT: tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thông tin để tìm câu trả lời cho các câu hỏi: làm thế nào cộng đồng biết về tuyên bố sứ mệnh của TT? Có phải tất cả các thành viên của cộng đồng được cung cấp thông tin về sứ mệnh của NT bằng một hình thức họ có thể nghe thấy, biết, và kết nối được? Sứ mệnh có được trình bày bằng ngôn ngữ của họ, có trực quan hấp dẫn đối với họ hay không? Cộng đồng có được kích thích về tuyên bố sứ mệnh của TT? Cảm nhận của cộng đồng đối với sứ mệnh, tầm nhìn của TT như thế nào? Trên cơ sở kết quả thu được để điều chỉnh cách thức phổ biến tầm nhìn, sứ mệnh của TT đến cộng đồng hiệu quả hơn.

- Tạo dựng niềm tin, sự lạc quan, quyết tâm thực hiện cho CB, GV, HS đối với sứ mệnh tầm nhìn của TT. Cụ thể, cần hiện thực hóa sứ mệnh, tầm

nhìn qua các hoạt động cụ thể và qua các kế hoạch của TT; ghi nhận, tuyên dương đối với những cá nhân nỗ lực phấn đấu vì sứ mệnh cũng như có đóng góp cho sự phát triển của TT.

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện

- Vai trò quyết định của Ban Giám đốc trong việc xây dựng và chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh của TT đến CB, GV, HS và cộng đồng.

- GV, HS tham gia cùng xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh của TT và phấn đấu nỗ lực để thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh ấy.

- Sự tham gia của cộng đồng trong việc tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho TT thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh.

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên (Trang 85)