Xây dựng bầu không khí tổchức củaTrung tâm

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên (Trang 44)

Bầu không khí là trạng thái tâm lý của tổ chức. Nó thể hiện sự phối hợp tâm lý xã hội, sự tương tác giữa các thành viên và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lý trong quan hệ liên nhân cách.

Bầu không khí tâm lý tồn tại khách quan trong các tổ chức. Các dấu hiệu quantrọng nhất của bầu tâm lý xã hội là: a) Sự tin tưởng và yêu cầu cao của các thành viên với nhau. b) Thiện chí và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.c) Mức độ dung hợp tâm lý giữa các cá nhân, tinh thần trách nhiệm của họđối với công việc chung và đối với mỗi cá nhân.

Bầu không khí tâm lý đóng vai trò to lớn đối với hoạt động chung của tổchức. Một bầu không khí tâm lý lành mạnh, thân ái trong tổ chức sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ ở mỗi thành viên, làm tăng thêm tính tích cực của họ trongviệc thực hiện các nhiệm vụ được giao, tạo ra sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân. Ở một tổ chức như vậy ít xuất hiện những xung đột gay gắt, những nhóm không chính thức đối lập và các thủ lĩnh tiêu cực. Trong tổ chức này, cá nhân gắn bó với tập thể, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.

Là một hiện tượng tâm lý xã hội tồn tại khách quan trong tổ chức, sự hìnhthành bầu không khí tâm lý chịu sự tác động của nhiều yếu tố, có những yếu tố khách quan và những yếu tố chủ quan. Trong đó, phong cách làm việc của người lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn đến bầu không khí tâm lý của tổ chức. Bên cạnh đó, người quản lý cần phải tạo ra cho người lao động có cảm giác là họ đang làm việc cho tổ chức như cho chính bản thân mình.

Đề xây dựng bầu không khí TTGDTX lành mạnh, có tác động tích cực đến người lao động cần tiến hành các biện pháp cụ thể sau đây:

+ Tập trung cải thiện điều làm việc của TT: Cần đảm bảo những điều kiện thiết yếu của việc dạy, học và làm việc (cảnh quan xanh, sạch, đẹp; phòng học đúng chuẩn, có phòng nghỉ cho giáo viên, nhân viên; tổ chức điều kiện lao động đạt yêu cầu thẩm mỹ,.... ) để tạo ra những “cảm xúc thẩm mỹ” tích cực

cho CB, GV, NV, nhờ đó mà làm xuất hiện trạng thái thư giãn thoải mái, sảng khoái dễ chịu... là tiền đề cho tâm trạng vui vẻ, phấn khởi của mọi người.

+ Xây dựng một bộ máy tổ chức có hiệu lực: Xác định rõ ràng bằng văn bản vai trò, vị trí, chức năng, quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận, xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc thật chặt chẽ và khoa học để sao cho bộ máy vận hành nhịp nhàng, ăn khớp như một thể thống nhất không chồng chéo hoặc cản trở lẫn nhau,....

+ Thường xuyên quan tâm theo dõi trình độ phát triển của tập thể để duy trì nghiêm túc hoặc điều chỉnh hợp lý các mối quan hệ chính thức trong tập thể và xây dựng phương thức quản lý phù hợp với trình độ phát triển của tập thể.

+ Thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng tính chất của các mối quan hệ không chính thức trong tập thể, kịp thời có những biện pháp tác động thích hợp nhằm giải quyết ngay những quan hệ tâm lý căng thẳng giữa các cá nhân hoặc các nhóm với nhau. Nắm chắc các nhóm không chính thức cùng diễn biến các chuẩn mực của nó nhằm đưa ra được đối sách thích hợp, không để nó ảnh hưởng xấu đến tập thể.

+ Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường một cách hợp lý, khoa học, thiết thực, đảm bảo nhịp điệu lao động ổn định theo một kế hoạch đã định, tránh gây những xáo trộn trong hoạt động, phá vỡ động hình lao động của tập thể.

+ Cần phải kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh, phân tích đánh giá mâu thuẫn và áp dụng các biện pháp từ giáo dục thuyết phục đến các biện pháp hành chính cưỡng chế để giải quyết ngay các mâu thuẫn, không để nó tồn tại lâu và lây lan trong tập thể.

+ Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của tập thể sư phạm thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên tham gia vào các quyết định quản lý. Điều này tác động mạnh vào tâm lý con người, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng và do đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tích cực hoạt động của họ.

+ Công khai hóa mọi hành động của bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là của người hiệu trưởng. Tập thể cần biết người lãnh đạo đang làm những công việc gì và họ đang giải quyết những vấn đề đó như thế nào. Nhờ vậy mà tạo ra sự cẩm thông của tập thể đối với những khó khăn phức tập của người lãnh đạo trong khi giải quyết các nhiệm vụ của tập thể, tạo nên sự gần gủi lãnh đạo tập thể. Họ thấy được lãnh đạo của mình là người công minh và do đó uy tín của người lãnh đạo được nâng lân.

+ Đối xử công bằng, khách quan, công minh với mọi người.

+ Duy trì nghiêm pháp chế của tập thể, xếp người đúng việc, xử lý nghiêm minh những vi phạm qui chế của tập thể.

+ Thường xuyên đánh giá những phẩm chất, năng lực, tư tưởng cán bộ một cách công bằng khoa học và hết sức thận trọng.

+ Không ngừng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý người lãnh đạo để đạt được yêu cầu vừa là thủi trưởng vừa là thủ lĩnh của tập thể sư phạm.

Tiểu kết chương 1

Văn hoá tổ chức là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của tổ chức, được các thành viên trong tổ chức thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức.

Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kỳ tổ chức nào. VHTC lành mạnh sẽ tạo động lực làm việc cho CB, GV, NV và học sinh. VHTC hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống. VHTC giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức, hạn chế xung đột. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của tổ chức, tạo đà cho sự phát triển bền vững.

TTGDTX là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. TTGDTX vừa mang những đặc điểm của một NT, thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt

động giáo dục nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm riêng phù hợp các chức năng nhiệm vụ khác của giáo dục thường xuyên. VHTC của TT GDTX gần gũi với VHNT nói chung, đồng thời cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt do đặc điểm cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của TT tạo nên.

Phát triển VHTC của TT GDTX bao gồm những nội dung cơ bản: xây dựng, phát triển và đưa các chuẩn mực này vào thực tế; đánh giá các điều kiện thực hiện và thực tế văn hóa TT; xây dựng môi trường văn hóa của TT; tiến hành các lễ kỉ niệm; xây dựng hồ sơ VHTC; đánh giá VHNT; xây dựng tính chuyên nghiệp cho các thành viên; phát triển phong cách làm việc của các thành viên và xây dựng bầu không khí của tổ chức. Các nội dung trên cần được thực hiện một cách hài hòa, đồng bộ để phát triển VHTC ngày càng hoàn thiện.

Phát triển văn hóa của TT GDTX không phải là công việc cho ta kết quả tức thì mà cần có những bước đi phù hợp. Nhà quản lý cần phải nhận ra đâu là những giá trị văn hóa đích thực, cốt lõi có tính đặc trưng của TT mình để tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác, để nuôi dưỡng, vun trồng. Văn hóa đó phải thực sự hòa hợp với sứ mạng và mục tiêu của TT, hướng tới xây dựng một TT đáp ứng yêu cầu hội nhập trong thời đại toàn cầu hóa của thế kỷ XXI.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC

TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tỉnh Điện Biên

Tiền thân TTGDTX tỉnh Điện Biên là trường Bổ túc văn hóa cán bộ tỉnh. TT GDTX tỉnh Điện Biên được thành lập ngày 22/07/1996 theo quyết định số 465/QĐ-UB-TC của chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Sau 18 năm xây dựng và trưởng thành TT GDTX tỉnh Điện Biên luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm do UBND tỉnh, sở Giáo dục -Đào tạo giao phó và ngày càng trưởng thành, phát triển về mọi mặt. Quy mô đào tạo hiện nay của TTGDTX tỉnh Điện Biên tương đối lớn, cụ thể như sau:

* Khối Bổ túc THPT:

Bảng 2.1: Quy mô khối Bổ túc THPT

Khối Số lớp Số học viên

10 01 20

11 01 37

12 04 150

Tổng 6 197

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2013 - 2014)

* Liên kết đào tạo, cao đẳng, THCN tại TT:

Bảng 2.2: Quy mô liên kết đào tạo, cao đẳng, THCN tại TT

Loại hình đào tạo Số lớp Số học viên

Hệ Từ xa 03 293

Hệ VLVH 41 2.792

Hệ trung cấp, cao đẳng 03 100

Tổng 47 3185

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2013 - 2014)

* Các lớp bồi dưỡng, chứng chỉ:

Chương trình bồi dưỡng, chứng chỉ Số lớp Số học viên Bồi dưỡng ngắn hạn cho giáo viên và cán bộ

quản lý

11 561

Sơ cấp chế biến món ăn 03 102

Nghề (tin học văn phòng) 02 44

Tin học ứng dụng trình độ A 8 158

Tin học ứng dụng trình độ B 17 349

Tin học cho lưu học sinh Lào 03 90

Phần mềm Powerpoint và thiết kế bài giảng điện tử E-learning

01 21

* Lưu học sinh Lào: TT GDTX tỉnh Điện Biên thực hiện nhiệm vụ quản lí, giảng dạy tiếng Việt cho lưu cán bộ, học sinh Lào. Năm học 2013- 2014, TT đã tiếp nhận, nuôi dưỡng và giảng dạy tiếng Việt cho 90 lưu học sinh của 3 tỉnh Bắc Lào. TT đã chỉ đạo, tổ chức, nuôi dạy chăm sóc, sinh hoạt cho các em một cách tận tình chu đáo, tổ chức cho các em đón ngày Quốc khánh, ngày tết cổ truyền đảm bảo đúng quy định chế độ của UBND tỉnh.

Đội ngũ CB, GV, NV của TTGDTX tỉnh Điện Biên hiện nay tương đối đồng đều về cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được coi trọng. Cụ thể:

Đội ngũ cán bộ quản lý: Tổng số 12 trong đó: 3 thành viên Ban giám đốc: 03, 9 cán bộ quản lý các phòng chức năng đều có trình độ đại học, được bồi

dưỡng về chính trị, quản lí nhà nước, quản lí công kinh tế địa phương.

Đội ngũ giáo viên: Tổng số: 22; trong đó: 01 đồng chí trình độ thạc sĩ; 21 đồng chí có trình độ đại học.

Trung tâm đặc biệt chú trọng vấn đề học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi; quan tâm đến việc xây dựng môi trường giáo dục đề cao sự tôn trọng, hướng đến sự giao lưu văn hóa và khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm, hiểu biết của người học.

2.2. Thực trạng phát triển văn hóa tổ chức của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên thường xuyên tỉnh Điện Biên

2.2.1.Tổ chức nghiên cứu thực trạng

* Mục đích: Đánh giá nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về VHTC; đánh giá mức độ biểu hiện của VHTC ở TTGDTX tỉnh Điện Biên; đánh giá các nội dung phát triển VHTC ở TT GDTX tỉnh Điện Biên; đánh giá

các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển VHTC ở TT GDTX tỉnh Điện Biên.

* Nội dung nghiên cứu

- Thu thập số liệu về nhận thức của đội ngũ CB,GV,NV và học sinh TT

GDTX tỉnh Điện Biên đối với các biểu hiện của VHTC và số liệu đánh giá mức độ biểu hiện của VHTC ở TT GDTX tỉnh Điện Biên qua các yếu tố cơ bản theo nội dung nghiên cứu : sứ mệnh, tầm nhìn, bầu không khí NT, các giá trị văn hóa chính thống, sự hợp tác của các thành viên trong TT, tính hợp thức và nhất quán trong hành vi của các thành viên trong TT và môi trường sư phạm của TT. (Xem Phụ lục số 1- Phiếu khảo sát dành cho CB,GV,NV và Phụ lục số 2 - Phiếu khảo sát dành cho học sinh, học viên).

- Thu thập số liệu về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên TT GDTX tỉnh Điện Biên đối với các nội dung phát triển VHTC ở TT GDTX tỉnh Điện Biên và số liệu đánh giá mức độ thực hiện các nội dung phát triển VHTC ở TT GDTX tỉnh Điện Biên, bao gồm: xây dựng các chuẩn mực văn hóa của TT GDTX và tổ chức thực hiện các chuẩn mực trên thực tế; đánh giá các điều kiện thực hiện và thực tế VHTC của TT để xây dựng văn hóa phù hợp; xây dựng môi trường văn hóa trong TT (xây dựng cảnh quan môi trường, hoàn thiện cơ sở vật chất, tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên); tiến hành các lễ kỷ niệm thường xuyên nhằm tôn vinh các giá trị tốt đẹp của TT; xây dựng hồ sơ VHTC nhằm khái quát lịch sử truyền thống văn hóa và dự kiến những thay đổi tích cực của VHTC trong tương lai; đánh giá thực trạng VHNT, phát hiện những giá trị văn hóa tích cực để phát triển, tìm ra những yếu tố tiêu cực để loại bỏ, hạn chế; xây dựng tính chuyên nghiệp của

các thành viên trong TT; phát triển phong cách làm việc của các thành viên trong NT (ban giám đốc, giáo viên, nhân viên và học sinh); xây dựng bầu không khí tích cực, lành mạnh trong TT. (Xem Phụ lục số 1 - Phiếu khảo sát dành cho CB, GV, NV).

- Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm phát triển VHTC của TT GDTX tỉnh Điện Biên qua việc xin ý kiến của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên NT và một số chuyên gia có kinh nghiệm (Xem Phụ lục số 3- Phiếu khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển VHTC của TTGDTX tỉnh Điện Biên).

- Phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để trao đổi về thực trạng VHTC, thực trạng nội dung phát triển VHTC và các biện pháp phát triển văn hóa tổ chức ở TTGDTX tỉnh Điện Biên (Xem phụ lục số 4 -

Biên bản phỏng vấn).

* Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục đích khảo sát, tác giả đã lựa chọn hai phương pháp: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và Phương pháp phỏng vấn sâu.

* Khách thể nghiên cứu:

- Khách thể khảo sát là: 100 người học (bao gồm học sinh hệ bổ túc; lưu học sinh Lào và học sinh hệ vừa học vừa làm) và 42 CB quản lí, GV, nhân viên của TT GDTX tỉnh Điện Biên.

- Đối tượng để phỏng vấn sâu: Giám đốc, Trưởng các phòng chức năng và một số giáo viên làm việc lâu năm và có nhiều đóng góp vào thành tích của TT GDTX tỉnh Điện Biên.

2.2.2. Thực trạng về văn hóa tổ chức và phát triển văn hóa tổ chức củaTrung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên. củaTrung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên.

2.2.2.1.Thực trạng văn hóa tổ chức của TTGDTX tỉnh Điện Biên

Để khảo sát thực trạng biểu hiện của các yếu tố trong VHTC của TT GDTX tỉnh Điện Biên, tác giả sử dụng câu hỏi 1 trong phiếu trưng cầu ý kiến (Phiếu số 1 và phiếu số 2). Các yếu tố của VHTC được khảo sát trên phương

diện mức độ biểu hiện với 4 mức độ tương ứng: 1- Chưa tốt; 2- Bình thường; 3-Khá tốt; 4-Rất tốt. Tổng số khách thể khảo sát là 142, bao gồm 42 CB, GV, NV và 100 học viên. Số liệu thu về được nhập vào phần mềm SPSS, xử lí bằng cách tính điểm trung bình và xếp thứ bậc. Kết quả khảo sát các biểu hiện cụ thể của VHTC ở TT GDTX tỉnh Điện Biên như sau:

* Sứ mệnh:

Để đánh giá việc xây dựng sứ mệnh của TT GDTX tỉnh Điện Biên tác giả sử dụng 2 tiêu chí: Nội dung tuyên bố sứ mệnh thể hiện những giá trị, mong muốn của TT GDTX và Sứ mệnh phải củng cố các giá trị cốt lõi và đưa

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên (Trang 44)