Thực trạng về văn hóa tổchức và phát triển văn hóa tổchức củaTrung

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên (Trang 51)

củaTrung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên.

2.2.2.1.Thực trạng văn hóa tổ chức của TTGDTX tỉnh Điện Biên

Để khảo sát thực trạng biểu hiện của các yếu tố trong VHTC của TT GDTX tỉnh Điện Biên, tác giả sử dụng câu hỏi 1 trong phiếu trưng cầu ý kiến (Phiếu số 1 và phiếu số 2). Các yếu tố của VHTC được khảo sát trên phương

diện mức độ biểu hiện với 4 mức độ tương ứng: 1- Chưa tốt; 2- Bình thường; 3-Khá tốt; 4-Rất tốt. Tổng số khách thể khảo sát là 142, bao gồm 42 CB, GV, NV và 100 học viên. Số liệu thu về được nhập vào phần mềm SPSS, xử lí bằng cách tính điểm trung bình và xếp thứ bậc. Kết quả khảo sát các biểu hiện cụ thể của VHTC ở TT GDTX tỉnh Điện Biên như sau:

* Sứ mệnh:

Để đánh giá việc xây dựng sứ mệnh của TT GDTX tỉnh Điện Biên tác giả sử dụng 2 tiêu chí: Nội dung tuyên bố sứ mệnh thể hiện những giá trị, mong muốn của TT GDTX và Sứ mệnh phải củng cố các giá trị cốt lõi và đưa ra các thông điệp cho các thành viên mới. Kết quả thể hiện qua bảng:

Bảng 2.4: Mức độ biểu hiện của sứ mệnh trong VHTC của TTGDTX tỉnh Điện Biên

Sứ mệnh

Số lượng ĐTB

1 2 3 4

1. Nội dung tuyên bố sứ mệnh thể hiện những giá trị, mong muốn của TT GDTX ;

36 40 4 4

1.71 2. Sứ mệnh phải củng cố các giá trị cốt lõi và đưa

ra các thông điệp cho các thành viên mới;

30 40 10 4

1.86

Kết quả thu được cho thấy các tiêu chí này được đánh giá thực hiện ở mức độ bình thường (điểm trung bình 1.71 và 1.86). Trên thực tế, qua phỏng vấn CBQL và GV của TT GDTX tỉnh Điện Biên, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, sứ mệnh của TT GDTX tỉnh Điện Biên được thể hiện trong quy định về chức năng nhiệm vụ của TT ngay từ khi được thành lập. Vì vậy, vấn đề xây dựng và phổ biến sứ mệnh của TT không thực sự quá quan trọng so với các nội dung khác. Điều này dẫn đến việc tuyên bố sứ mệnh của TT không được quan tâm nhiều. Trên Website, trong các bản kế hoạch chiến lược không đề cập đến. Sứ mệnh của TT chưa thực sự phát huy vai trò của nó trong việc thể hiện các giá trị cốt lõi và truyền tải thông điệp đến CB,GV,NV của TT.

Tầm nhìn của TT GDTX tỉnh Điện Biên được đánh giá trên 3 tiêu chí: Tầm nhìn của TT phải hướng vào mục tiêu giáo dục quốc gia trong từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch sử; Tầm nhìn của TT được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương; Tầm nhìn phải thể hiện rõ ràng trong bản chiến lược phát triển của TT. Kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Mức độ biểu hiện của tầm nhìn trong VHTC của TTGDTX tỉnh Điện Biên

Tầm nhìn Số lượng ĐTB

1 2 3 4

1. Mục tiêu hoạt động của NT phải hướng vào mục tiêu giáo dục quốc gia trong từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch sử;

30 44 4 6

1.83 2. Mục tiêu giáo dục của NT được xây dựng trên cơ sở

mục tiêu phát triển KT-XH của cộng đồng, quốc gia;

22 30 30 2

2.43 3. Tầm nhìn phải thể hiện rõ ràng trong bản chiến lược

phát triển của NT và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống đã giúp cho NT tồn tại và phát triển.

30 42 8 4

1.83

Theo đánh giá của CB,GV,NV TT GDTX tỉnh Điện Biên, việc xây dựng tầm nhìn và phổ biến tầm nhìn của TT chưa được thực hiện tốt, điểm của các tiêu chí dao động từ 1.83 cho đến 2.43. Theo ý kiến của CB, GV, NV cũng như học sinh của TT GDTX tỉnh Điện Biên, tầm nhìn của TT chưa được thể hiện rõ ràng cụ thể trong kế hoạch chiến lược, đồng thời, tầm nhìn cũng chưa thực sự gắn với mục tiêu phát triển của địa phương.

* Bầu không khí NT:

Bầu không khí NT của TT GDTX tỉnh Điện Biên được đánh giá trên 10 tiêu chí: Mối quan hệ hợp tác tích cực giữa giáo viên và học sinh; các vấn đề về an toàn và sự duy trì hoạt động trong NT;Vấn đề quản lý của NT; Những định hướng học tập của học sinh trong NT; Các giá trị tích cực về hành vi của học sinh; Sự hướng dẫn nhiệt tình, chuyên nghiệp của giáo viên đối với HS; Mối quan hệ bạn bè của HS; Mối quan hệ giữa phụ huynh và cộng đồng; BGĐ quản lý sát sao vấn đề giảng dạy của GV; Các hoạt động học tập của học sinh.

Bảng 2.6: Mức độ biểu hiện của bầu không khí NT trong VHTC của TTGDTX tỉnh Điện Biên

Bầu không khí NT

Số lượng ĐTB

1 2 3 4

1. Mối quan hệ hợp tác tích cực giữa giáo viên và

học sinh ; 2 34 40 8 2.64

2. Các vấn đề về an toàn và sự duy trì hoạt động

trong NT; 4 34 36 10 2.62

3. Vấn đề quản lý của NT; 16 20 40 8 2.48

4. Những định hướng học tập của học sinh trong

NT; 16 16 36 16 2.62

5. Các giá trị tích cực về hành vi của học sinh; 20 40 20 4 2.10

6. Sự hướng dẫn nhiệt tình,chuyên nghiệp của

giáo viên đối với HS; 20 42 18 4 2.07

7. Mối quan hệ bạn bè của HS; 18 22 20 24 2.60

8. Mối quan hệ giữa phụ huynh và cộng đồng; 28 32 22 2 1.98

9. BGH quản lý sát sao vấn đề giảng dạy của GV 20 30 30 4 2.21

10. Các hoạt động học tập của học sinh. 20 40 20 4 2.10

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy các yếu tố của bầu không khí NT trong VHTC của TT GDTX tỉnh Điện Biên biểu hiện hầu hết ở mức độ bình thường, dao động từ 1.98 cho đến 2.64. Trong đó, các yếu tố được đánh giá biểu hiện tốt hơn là: Mối quan hệ hợp tác tích cực giữa giáo viên và học sinh (điểm trung bình là 2.64); Các vấn đề về an toàn và sự duy trì hoạt động trong NT (điểm trung bình là 2.62);Những định hướng học tập của học sinh trong NT (điểm trung bình là 2.62). Các yếu tố có điểm trung bình thấp nhất gồm: Mối quan hệ giữa phụ huynh và cộng đồng (điểm trung bình là 1.98); Sự hướng dẫn nhiệt tình,chuyên nghiệp của giáo viên đối với HS (điểm trung bình là 2.07); Các giá trị tích cực về hành vi của học sinh (điểm trung bình là 2.10); Các hoạt động học tập của học sinh (điểm trung bình là 2.10).

Khi phỏng vấn GV trực tiếp giảng dạy, GV cho rằng với những đối tượng người học tương đối đặc thù của TT, việc tổ chức các hoạt động học tập sôi nổi, hứng thú và phát huy hết năng lực của người học tương đối khó khăn.

* Các giá trị văn hóa chính thống:

Các giá trị văn hóa chính thống trong VHTC của TT GDTX tỉnh Điện Biên được đánh giá trên 4 tiêu chí: Các nhân vật “người hùng” của NT là những người làm việc tốt nhất cho đồng nghiệp và học sinh được tuyên dương và nhắc lại thường xuyên; Những nhân viên của NT thường kể về những câu chuyện, giai thoại trong quá khứ cũng như hiện tại để thể hiện sự củng cố niềm tin và giúp cho việc truyền tải các giá trị và các chuẩn mực và NT thường xuyên tổ chức các các lễ nghi truyền thống của trường; Các logo trên cửa và các tuyên bố sứ mệnh trong hội trường phải thể hiện được những giá trị, triết lý phát triển của NT; Các thủ tục,tập quán tích cực phải được NT quan tâm và phát huy. Bên cạnh đó phải xoá bỏ những thói quen làm cản trở đến hoạt động dạy học của NT. Sau khi xử lí số liệu thu về, kết quả như sau:

Bảng 2.7: Mức độ biểu hiện của các giá trị văn hóa chính thống trong VHTC của TTGDTX tỉnh Điện Biên

Các giá trị văn hóa chính thống

Số lượng ĐTB

1 2 3 4

1. Các nhân vật “người hùng” của NT là những người làm việc tốt nhất cho đồng nghiệp và học sinh được tuyên dương và nhắc lại thường xuyên;

30 24 20 10

2.12 2. Những nhân viên của NT thường kể về những

câu chuyện, giai thoại trong quá khứ cũng như hiện tại để thể hiện sự củng cố niềm tin và giúp cho việc truyền tải các giá trị và các chuẩn mực; NT thường xuyên tổ chức các các lễ nghi truyền thống của trường;

36 20 16 12

2.05

trong hội trường phải thể hiện được những giá trị, triết lý phát triển của NT;

4. Các thủ tục,tập quán tích cực phải được NT quan tâm và phát huy. Bên cạnh đó phải xoá bỏ những thói quen làm cản trở đến hoạt động dạy học của NT.

22 28 24 10

2.26

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy các giá trị văn hóa chính thống của NT được biểu hiện ở mức độ bình thường; điểm trung bình của từng yêu tố từ 2.05 cho đến 2.26. Trong đó, việc kể những câu chuyện, những giai thoại hay tổ chức các lễ kỉ niệm được đánh giá thấp nhất, điểm trung bình là 2.05; việc quan tâm phát huy các truyền thống tích cực và xóa bỏ các tập quán lạc hậu được đánh giá cao nhất, điểm trung bình là 2.16.

Theo kết quả phỏng vấn sâu cán bộ quản lí và giáo viên NT, việc tác động để hình thành được những thói quen, những giá trị tốt đẹp ở TT là điều tương đối khó khăn, bởi một bộ phận đối tượng người học có trình độ nhận thức còn hạn chế, ý thức rèn luyện chưa tốt. Với CB, GV để hình thành được những thói quen mới tích cực cần phải có thời gian và có sự nỗ lực rất lớn của cá nhân mỗi người.

* Sự hợp tác giữa các thành viên trong TT:

Sự hợp tác giữa các thành viên trong VHTC của TT GDTX tỉnh Điện Biên được đánh giá trên 6 tiêu chí: Các thành viên của NT phải được tham dự trong việc ra quyết định ; Các thành viên thấy mình phải cam kết thực hiện công việc của mình và cảm thấy mình luôn làm chủ một phần của NT và công việc của họ liên quan đến sự phát triển của NT; NT đều phải có văn hoá mạnh mang đặc tính nhất quán, phối hợp và kết hợp tốt; BGH và GVphải có có kỹ năng để đi đến nhất trí thậm chí ngay cả khi tồn tại các quan điểm khác biệt; BGH và GV cần phải có năng lực tốt nhất và kinh nghiệm để tạo ra thay đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của HS; Một NT thành công phải luôn có mục đích và định hướng rõ ràng để xác định các mục tiêu chiến

lược và hình dung được tương lai của mình như thế nào. Sau khi xử lí số liệu thu về, kết quả như sau:

Bảng 2.8: Mức độ biểu hiện của sự hợp tác trong VHTC của TTGDTX tỉnh Điện Biên

Sự hợp tác giữa các thành viên

Số lượng ĐTB

1 2 3 4

1. Các thành viên của NT phải được tham dự

trong việc ra quyết định ; 20 32 24 4 2.05

2. Các thành viên thấy mình phải cam kết thực hiện công việc của mình và cảm thấy mình luôn làm chủ một phần của NT và công việc của họ liên quan đến sự phát triển của NT;

16 24 40 4 2.38

3. NT đều phải có văn hoá mạnh mang đặc tính

nhất quán, phối hợp và kết hợp tốt; 14 26 40 4 2.40

4. BGH và GVphải có có kỹ năng để đi đến nhất trí thậm chí ngay cả khi tồn tại các quan điểm khác biệt;

12 20 46 6 2.55

5. BGH và GV cần phải có năng lực tốt nhất và kinh nghiệm để tạo ra thay đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của HS.

36 20 16 12 2.05

6. Một NT thành công phải luôn có mục đích và định hướng rõ ràng để xác định các mục tiêu chiến lược và hình dung được tương lai của mình như thế nào

28 44 4 8 1.90

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy sự hợp tác giữa các thành viên pử TT GDTX tỉnh Điện Biên cũng mới dừng ở mức độ bình thường. Trong đó, tiêu chí một NT thành công phải luôn có mục đích và định hướng rõ ràng để xác định các mục tiêu chiến lược và hình dung được tương lai của mình như thế nào được đánh giá thấp nhất, điểm trung bình là 1.90; tiêu chí BGH

và GVphải có có kỹ năng để đi đến nhất trí thậm chí ngay cả khi tồn tại các quan điểm khác biệt được đánh giá cao nhất, điểm trung bình là 2.55.

Qua phỏng vấn, nhiều GV, NV cho biết họ chưa thực sự được tham gia xây dựng kế hoạch mà chỉ được tiếp nhận kế hoạch để thực hiện. Điều này có thể làm giảm hiệu quả hợp tác giữa các bộ phận do các nội dung của kế hoạch chưa thực sự phù hợp và đảm bảo điều kiện tham gia thực hiện tốt nhất cho tất cả các thành viên.

* Tính hợp thức và nhất quán trong hành vi của các thành viên trong TT GDTX:

Tính hợp thức và nhất quán trong hành vi của các thành viên trong TT GDTX được đánh giá trên 3 tiêu chí: TT có các chuẩn mực rõ ràng đối với hành vi của cán bộ, giáo viên, học sinh; Cán bộ, giáo viên tự giác, nghiêm túc chấp hành các chuẩn mực; Học sinh tự giác, nghiêm túc chấp hành các chuẩn mực. Sau khi xử lí số liệu thu về, kết quả như sau:

Bảng 2.9: Mức độ biểu hiện của tính hợp thức và nhất quán trong hành vi của các thành viên trong TTGDTX tỉnh Điện Biên

Tính hợp thức và nhất quán trong hành vi của các thành viên trong TT GDTX

Số lượng

ĐTB

1 2 3 4

1. TT có các chuẩn mực rõ ràng đối với hành vi của cán bộ, giáo viên, học sinh

26 28 24 6

2.12 2. Cán bộ, giáo viên tự giác, nghiêm túc chấp hành

các chuẩn mực

20 30 26 8

2.26 3. Học sinh tự giác, nghiêm túc chấp hành các

chuẩn mực

48 24 8 4

1.62

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tính hợp thức và nhất quán trong hành vi của các thành viên trong TTGDTX tỉnh Điện Biên được thực hiện ở mức độ bình thường. Trong đó, tiêu chí học sinh tự giác, nghiêm túc chấp hành các chuẩn mực được đánh giá thấp nhất, điểm trung bình 1.62; tiêu chí

cán bộ, giáo viên tự giác, nghiêm túc chấp hành các chuẩn mực được đánh giá tốt nhất, điểm trung bình là 2.26.

Theo ý kiến của CB,GV,NV TT GDTX tỉnh Điện Biên, học viên hệ bổ túc của TT tương đối đặc thù, ý thức chấp hành kỉ luật không cao. Chính vì vậy, việc tuân thủ các chuẩn mực cũng khó thực hiện được. Với CB, GV, NV việc chấp hành các chuẩn mực cũng không thực sự tốt, một phần vì các chuẩn mực chưa thực sự được xây dựng thành một hệ thống, chưa được phổ biến sâu rộng đến các thành viên trong NT. Hầu hết các thành viên mới chỉ dừng lại ở việc cố gắng không vi phạm kỉ luật chứ chưa thực sự cố gắng nỗ lực để hoàn thiện bản thân theo những chuẩn mực với CB,GV,NV của TT.

* Môi trường sư phạm:

Môi trường sư phạm của TT GDTX tỉnh Điện Biên được đánh giá trên 28 tiêu chí. Trong đó, các tiêu chí từ 1 đến 8 là tiêu chí về môi trường tự nhiên; các tiêu chí từ 9 đến 28 là các tiêu chí về môi trường xã hội. Sau khi xử lí số liệu thu về, kết quả như sau:

Bảng 2.10: Mức độ biểu hiện của môi trường sư phạm trong VHTC của TT GDTX tỉnh Điện Biên

Môi trường sư phạm Số lượng ĐTB

1 2 3 4

1. Lớp học hạn chế về số lượng học sinh. 8 40 28 8 2.43

2. Học sinh luôn cảm thấy an toàn và thuận lợi ở tất

cả mọi nơi trong NT. 30 28 16 10 2.07

3. Lớp học gọn gàng và ngăn nắp. 28 16 24 16 2.33

4. Lớp học và xung quanh luôn sạch sẽ và được bảo

dưỡng tốt. 20 20 36 8 2.38

5. Mức độ ồn thấp. 16 24 36 8 2.43

6. Khu vực giảng dạy thích hợp cho giáo viên sử

dụng. 16 36 20 12 2.33

7. Lớp học dễ nhìn, lôi cuốn và hấp dẫn. 12 20 36 16 2.67

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)