Phát triển phong cách làm việc của các thành viên trong Trung tâm (ban

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên (Trang 42)

(ban giám đốc, giáo viên, nhân viên và học sinh)

Phong cách được hiểu là cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động hay xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một lớp người nào đó. Phong cách

làm việc là cách thức làm việc ổn định, mang sắc thái của mỗi người. Phong cách làm việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, khí chất của cá nhân; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, điều kiện làm việc, sinh hoạt; sự giáo dục, rèn luyện… Chính vì vậy, việc phát triển phong cách làm việc là một nội dung quan trọng trong quá trình phát triển VHTC.

Đối với TT GDTX, việc phát triển phong cách làm việc một mặt được xây dựng trên cơ sở những chuẩn mực chung, mặt khác cần dựa trên từng vị trí công việc cụ thể như phong cách làm việc của ban giám đốc, phong cách làm việc của giáo viên, phong cách làm việc của nhân viên và phong cách học tập của học sinh. Những chuẩn mực chung có thể được thiết lập thông qua hệ thống giá trị cốt lõi. Ví dụ: Tính trung thực: luôn thành thực trong cuộc sống, không gian dối, thực hiện đúng những gì mình đã hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện. Tính tự giác: Không nề hà công việc, sẵn sàng bất cứ công việc gì có lợi cho TT, không ngại khó khăn, làm việc hết mình vì lợi ích của TT. Tính sáng tạo: tự tin năng động và sáng tạo, sử dụng thời gian hợp lý cho từng công việc, biết sắp xếp, xử lý những tình huống bằng những hành động hợp lý nhất. Những chuẩn mực về phong cách làm việc của các bộ phận khác nhau được mỗi bộ phận tự định định hình, cụ thể hóa thành những nội quy, quy định cụ thể trên cơ sở định hướng của người lãnh đạo.

Trong đó, phong cách lãnh đạo của Ban giám đốc TT có vai trò đặc biệt quan trọng. Phong cách lãnh đạo được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, từ cách bố trí phòng làm việc, cách quản lý sử dụng thời gian cho đến thái độ, hành vi, cách ứng xử, giao tiếp với CB, GV, NV, học sinh… Việc đầu tư cho cá nhân để tạo nên phong cách lãnh đạo có hiệu quả tùy theo từng bối cảnh cụ thể cũng được xem là một trong các yếu tố quan trọng góp phần phát triển VHNT theo hướng tích cực hay lành mạnh và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên (Trang 42)