thường xuyên tỉnh Điện Biên
2.2.1.Tổ chức nghiên cứu thực trạng
* Mục đích: Đánh giá nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về VHTC; đánh giá mức độ biểu hiện của VHTC ở TTGDTX tỉnh Điện Biên; đánh giá các nội dung phát triển VHTC ở TT GDTX tỉnh Điện Biên; đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển VHTC ở TT GDTX tỉnh Điện Biên.
* Nội dung nghiên cứu
- Thu thập số liệu về nhận thức của đội ngũ CB,GV,NV và học sinh TT
GDTX tỉnh Điện Biên đối với các biểu hiện của VHTC và số liệu đánh giá mức độ biểu hiện của VHTC ở TT GDTX tỉnh Điện Biên qua các yếu tố cơ bản theo nội dung nghiên cứu : sứ mệnh, tầm nhìn, bầu không khí NT, các giá trị văn hóa chính thống, sự hợp tác của các thành viên trong TT, tính hợp thức và nhất quán trong hành vi của các thành viên trong TT và môi trường sư phạm của TT. (Xem Phụ lục số 1- Phiếu khảo sát dành cho CB,GV,NV và Phụ lục số 2 - Phiếu khảo sát dành cho học sinh, học viên).
- Thu thập số liệu về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên TT GDTX tỉnh Điện Biên đối với các nội dung phát triển VHTC ở TT GDTX tỉnh Điện Biên và số liệu đánh giá mức độ thực hiện các nội dung phát triển VHTC ở TT GDTX tỉnh Điện Biên, bao gồm: xây dựng các chuẩn mực văn hóa của TT GDTX và tổ chức thực hiện các chuẩn mực trên thực tế; đánh giá các điều kiện thực hiện và thực tế VHTC của TT để xây dựng văn hóa phù hợp; xây dựng môi trường văn hóa trong TT (xây dựng cảnh quan môi trường, hoàn thiện cơ sở vật chất, tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên); tiến hành các lễ kỷ niệm thường xuyên nhằm tôn vinh các giá trị tốt đẹp của TT; xây dựng hồ sơ VHTC nhằm khái quát lịch sử truyền thống văn hóa và dự kiến những thay đổi tích cực của VHTC trong tương lai; đánh giá thực trạng VHNT, phát hiện những giá trị văn hóa tích cực để phát triển, tìm ra những yếu tố tiêu cực để loại bỏ, hạn chế; xây dựng tính chuyên nghiệp của
các thành viên trong TT; phát triển phong cách làm việc của các thành viên trong NT (ban giám đốc, giáo viên, nhân viên và học sinh); xây dựng bầu không khí tích cực, lành mạnh trong TT. (Xem Phụ lục số 1 - Phiếu khảo sát dành cho CB, GV, NV).
- Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm phát triển VHTC của TT GDTX tỉnh Điện Biên qua việc xin ý kiến của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên NT và một số chuyên gia có kinh nghiệm (Xem Phụ lục số 3- Phiếu khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển VHTC của TTGDTX tỉnh Điện Biên).
- Phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để trao đổi về thực trạng VHTC, thực trạng nội dung phát triển VHTC và các biện pháp phát triển văn hóa tổ chức ở TTGDTX tỉnh Điện Biên (Xem phụ lục số 4 -
Biên bản phỏng vấn).
* Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục đích khảo sát, tác giả đã lựa chọn hai phương pháp: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và Phương pháp phỏng vấn sâu.
* Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể khảo sát là: 100 người học (bao gồm học sinh hệ bổ túc; lưu học sinh Lào và học sinh hệ vừa học vừa làm) và 42 CB quản lí, GV, nhân viên của TT GDTX tỉnh Điện Biên.
- Đối tượng để phỏng vấn sâu: Giám đốc, Trưởng các phòng chức năng và một số giáo viên làm việc lâu năm và có nhiều đóng góp vào thành tích của TT GDTX tỉnh Điện Biên.