3.1.1.1. Tình hình chung về sản xuất chè tại các xã thuộc khu vực nghiên cứu
Huyện Đại Từ có diện tích đất tự nhiên rất cao, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 81 % tổng diện tích đất. Đây là vùng đất phù hợp cho cây chè và một số cây công nghiệp lâu năm khác phát triển, với vị trí đặc biệt của cây chè nhƣ vậy nên huyện Đại Từ đã khẳng định phát triển kinh tế cây chè là hƣớng đi chiến lƣợc, nhằm thực hiện chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cụ thể ta xem bảng số liệu sau:
Bảng 3.1. Diện tích canh tác nông nghiệp của các xã
Chỉ tiêu Xã Phúc Lƣơng Xã Phú Cƣờng Xã La Bằng
Diện tích canh tác Giá trị (ha) Tỉ lệ (%) Giá trị (ha) Tỉ lệ (%) Giá trị (ha) Tỉ lệ (%) Tổng 2347,53 100 1675,40 100 2213,88 100 1. Nông nghiệp 597,64 25,46 717,65 42,8 453,56 20,48 2. Đất lâm nghiệp 1310,10 55,8 696,23 57,85 1519,42 68,6 3. Nuôi trồng thủy sản 124,49 5,30 41,69 2,45 3,1 0,14 4. Đất ở 211,09 8,99 47,63 2,8 123,03 5,55 5.Đất Chuyên dùng 235,48 10,03 85,27 5,08 80,20 3,61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6. Đất chƣa sử dụng 7,73 0,32 20,05 1,2 16,43 80,74
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ
Qua ba xã tiến hành nghiên cứu nhận thấy rằng diện tích đất dành cho canh tác nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là cây chè trong những năm gần đây, thấy đƣợc hiệu quả kinh tế trồng chè cao hơn hẳn một số cây trồng khác. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn mở rộng diện tích, đầu tƣ vào chăm sóc thâm canh cây chè, nhiều diện tích trồng các loại cây khác đƣợc chuyển sang trồng chè. Có thể khẳng định cây chè ngày càng có vị trí quan trọng trong kinh tế hộ nói riêng và kinh tế của vùng nói chung.
Với sự đổi mới của cơ chế chính sách về kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc cùng với mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sản phẩm chè ngày càng khôi phục và chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng tiêu thụ lớn trong và ngoài nƣớc, từng bƣớc khẳng định đƣợc vị trí của mình trên thị trƣờng cũ và mới. Do vậy, thị trƣờng tiêu thụ chè có nhiều tiềm năng, chất lƣợng sản phẩm chè không ngừng đƣợc nâng cao, hƣớng tới sản phẩm an toàn, mẫu mã đƣợc thay đổi phù hợp vơi thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Cây chè ngày càng đƣợc phát triển về số và chất lƣợng, ngƣời lao động yên tâm và tin tƣởng vào sự phát triển cây chè.
Thấy đƣợc thế mạnh của cây chè, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có tác dụng cải thiện môi trƣờng sinh thái, tạo công ăn việc làm, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của các xã vùng núi. Trong những năm qua, huyện đã theo sát chủ trƣơng của tỉnh đề ra những kế hoạch thúc đẩy, kích thích phát triển sản xuất chè, mở các lớp tập huấn để bồi dƣỡng và nâng cao kiến thức kỹ thuật cho ngƣời sản xuất. Các chính sách của nhà nƣớc đã từng bƣớc hỗ trợ vật tƣ ban đầu, cho ngƣời dân vay vốn tín dụng với lãi xuất thấp, khuyến khích các thành phần kinh tế,... (đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty tƣ nhân) đầu tƣ vào việc phát triển sản xuất, tiêu thụ chè của các xã. Với đƣờng lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nƣớc, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các hộ nông dân trực tiếp sản xuất chè mà trong những năm qua cây chè ngày càng khẳng định đƣợc vị trí chủ lực của mình, tăng lên đáng kể cả về diện tích ta xem bảng số liệu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.2. Diện tích trồng chè của 3 xã qua các năm 2011 - 2013
Xã Diện tích Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) 12/11 13/12 Phúc Lƣơng Chè kinh doanh 185 190 190 102,70 100 101,35 Chè giống mới 8 16 27,67 200 173,00 186,50 Tổng DT Chè 190 190 190 100 100 100 Phú Cƣờng Chè kinh doanh 195 199 199 102,05 100 101,03 Chè giống mới 19 16 21 84,00 131,00 107,50 Tổng DT Chè 199 262 264 220,00 101,00 160,50 La Bằng Chè kinh doanh 226 219 176 97,00 80,00 88,500 Chè giống mới 17 13 24,44 76,00 188,00 132,00 Tổng DT Chè 226 226 226 100 100 100
Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Từ
Qua bảng trên cho thấy, giai đoạn 2011 - 2013 tổng diện tích chè của các xã đều tăng tƣơng đối đều qua các năm, so sánh qua các năm thì thấy diện tích chè năm 2013 so với 2011 không thay đổi nhiều, diện tích chè trồng giống mới thay thế giống chè trung du đƣợc thể hiện rất rõ diện tích chè năm 2013 so với 2011, diện tích trồng lại đƣợc thể hiện cụ thể qua 3 năm (2011 - 2013) của các xã nhƣ sau. Tốc độ tăng bình quân của xã Phúc Lƣơng là 86,5%, xã Phú Cƣờng có tốc độ tăng bình quân 60,5%, xã La Bằng 32,0%, chủ yếu là các diện tích chè già cỗi, kém chất lƣợng đƣợc trồng lại bởi các giống chè mới khác, diện tích đất chƣa sử dụng cũng đƣợc ngƣời dân khai hoang trồng chè. Chứng tỏ, cây chè ngày càng đƣợc các hộ nông dân chú trọng mở rộng diện tích qua các năm. Tùy từng điều kiện của địa bàn mà hàng năm các xã có nhu cầu, kế hoạch mở rộng thêm diện tích chè.
Cùng với sự phát triển ngày càng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, năng xuất chè cũng tăng lên. Qua 3 năm, năng xuất tăng đều.Điều này chứng tỏ hiệu quả của việc áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, chế biến chè, khuyến khích hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sản xuất mạnh dạn đầu tƣ vào máy móc, thiết bị, học hỏi nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất.
Cùng với sự gia tăng về diện tích và năng xuất là sự gia tăng về sản lƣợng chè đạt đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây sau.
Bảng 3.3. Sản xuất chè của các xã Phúc Lƣơng, Phú Cƣờng, La Bằng giai đoạn từ năm 2011 - 2013
Xã ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) BQ (2011- 2013) 2012/2011 2013/2012 Xã Phúc Lƣơng Diện tích Ha 185 190 190 102,7 100 101,35 Năng xuất tạ/ha 99 99 100 100 101 100,5 Sản lƣợng tấn 1,830 1,862 1,900 101,75 102,04 101,89 Xã Phú Cƣờng Năng xuất Ha 195 199 199 102,05 100 101,29 Sản lƣợng tạ/ha 102 103 110 100,98 106,79 103,88 Năng xuất tấn 1,990 2,050 2,189 103,02 106,70 104,90 Xã La Bằng Sản lƣợng Ha 235 226 226 96,17 100 98,10 Năng xuất tạ/ha 103 103 113 100 109,7 104,85 Sản lƣợng tấn 2,420 2,327 2,554 84,70 109,80 97,29
Nguồn: Phòng NN &PTNT huyện
Qua bảng số liệu trên ta thấy đƣợc các xã tiến hành nghiên cứu về diện tích chè có tăng dần và ổn định diện tích cụ thể xã phúc Lƣơng tăng 1,35%, xã Phú Cƣờng tăng 1,29%, xã La Bằng giữ nguyên diện tích, cùng với đó là năng xuất của các xã đều tăng theo cơ học và thể hiện rõ xã La Bằng tăng 4,85%, xã Phú Cƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tăng 3,88%. Với xu hƣớng phát triển này là một trong những kết quả khẳng định đƣợc vị thế, vai trò của cây chè đối với đời sống của ngƣời dân. Chỉ khi nào ngƣời dân trực tiếp sản xuất nhận thấy giá trị to lớn mà cây chè mang lại thì họ mới mạnh dạn đầu tƣ và phát triển trên diện rộng.
Để gia tăng nhanh đƣợc diện tích, năng xuất và sản lƣợng cây chè còn tùy thuộc vào chủng loại, giống chè. Trƣớc đây, ngƣời dân chỉ quen thuộc với việc thâm canh giống chè Trung du. Đây là một loại giống chè gắn bó lâu dài với lịch sử phát triển cây chè. Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm ra và nhân giống nhiều loại giống chè khác nhau, phù hợp với điều kiện sinh thái từng địa phƣơng, vùng miền. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu giống chè ta xem bảng số liệu trên
Bảng 3.4. Các giống chè sử dụng trong sản xuất tại các xã
Giống chè Xã Phúc Lƣơng Xã Phú Cƣờng Xã La Bằng DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 1. Chè Trung du 94 49,50 90,5 45,50 81,2 35,92 2. Chè LDP1 43 22,63 47 23,61 63 27,87 3. Kim Tuyên 30 15,8 39 19,60 56,7 25,08 4. Phúc Vân Tiên 20 10,53 18 9,04 20 8,84 5. Các giống khác (TRI777, Bát Tiên, Phúc Thọ,...) 3 1,57 4,5 2,26 5,1 2,26 Tổng diện tích 190 100,00 199 100,00 226 100,00
Nguồn: Văn phòng thống kê xã
Qua bảng số liệu trên cho thấy, các hộ nông dân trên địa bàn huyện sản xuất chè ngày càng đa dạng về giống chè, chủng loại khác nhau. Cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng tạo ra các giống chè mới, ngƣời dân đã ứng dụng vào sản xuất đại trà. Trong cơ cấu giống chè có xã La Bằng chè trung du chiếm tỷ lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thấp trong số tổng diện tích chiếm 35,92 %, các xã còn lại chiếm sấp sỉ 50%. Điều này chứng tỏ xã các hộ trồng chè xã La Bằng thay đổi tƣ duy thâm canh cây chè rất cao nhƣ LDP1, Kim Tuyên, Bát tiên, Phúc Thọ,... cho năng xuất và chất lƣợng cao hơn.
Nhƣ vậy, trong cơ cấu giống chè đƣợc sản xuất trên địa bàn, có xu hƣớng thay thế đáng kể giống chè Trung du cũ, năng xuất và chất lƣợng thấp hơn bằng các giống chè mới theo phƣơng pháp nhân giống bằng cành cho năng xuất và chất lƣợng cao hơn
Để nghiên cứu thực trạng sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện, tiến hành điều tra và khảo sát 100 hộ dân trên địa bàn 3 xã (Phú Cƣờng, La Bằng, Phúc Lƣơng). Trong 100 hộ sản xuất chia thành hai nhóm hộ (hộ kiêm và hộ chuyên) để tiến hành điều tra và so sánh tình hình sản xuất và kinh doanh chè giữa các hộ nông dân với nhau. Từ đó, nhận thấy kết quả của việc sản xuất chè của từng nhóm hộ.
Bảng 3.5. Tình hình đất đai của hộ nông dân sản xuất chè
ĐVT: sào/ hộ Chỉ tiêu Loại hộ sản xuất chè Bình quân (n=100) Tỉ lệ (%) Hộ chuyên chè (n=50) Tỉ lệ (%) Hộ kiêm (n=50) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích 22,90 100 29,02 100 25,90 100 1. Diện tích trồng cây hằng năm 2,29 10 7,86 27 5,05 18,5 - Cây lúa 1,20 5,2 5,35 18,4 3,27 23,6
- Các loại cây hoa
màu khác 1,09 4,75 2,51 8,67 1,8 6,71
2. Diện tích trồng cây
lâu năm 16,61 75,5 13,49 46 15,5 60,7
- Cây chè 12,10 52,8 6,15 21 9,13 36,9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Giống chè LDP1 4,50 19,65 1,12 3,8 2,8 11,7
+ Giống chè khác: Kim tuyên, Phúc Vân Tiên,...
2,9 12,66 0,88 3,3 1,89 7,98
- Cây ăn quả 2,01 8,77 1,19 4,1 1,6 6,4
3. Diện tích đất trồng
cây lâm nghiệp 4,00 17,46 7,67 26 5,8 21,3
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013
Qua bảng số liệu trên ta thấy, diện tích đất canh tác nông nghiệp của các hộ nông dân tƣơng đối lớn, có sự khác biệt rõ rệt giữa các hộ chuyên sản xuất chè và các hộ kiêm sản xuất nhiều loại sản phẩm nông nghiệp khác nhau. Cụ thể, đối với hộ chuyên có diện tích trồng cây lâu năm bình quân chiếm phần lớn, trong đó cây chè là cây trông chủ lực với diện tích bình quân 12,10 sào/hộ, chiếm 52,8% tổng diện tích của hộ, hộ chuyên chủ yếu là ngƣời đồng bào (khai hoang), ngƣời dân tộc kinh, không phải là hộ bản địa, hộ không có nhiều diện tích đất canh tác, quỹ đất của họ khai hoang phục hóa đƣợc họ chủ yếu trồng chè, chính vì vậy mà họ có quỹ đất trồng chè tƣơng đối lớn
Đối với các hộ chuyên, diện tích chè đƣợc sản xuất với trình độ chuyên canh cao, hộ tập trung hầu hết mọi nguồn lực của hộ vào sản xuất, hƣớng tới sản phẩm hàng hóa chất lƣợng cao và an toàn. Ngoài ra, các loại cây trồng khác nhƣ cây lúa, cây ăn quả, cây lâm nghiệp,... chiếm tỉ lệ ít hơn rất nhiều so với cây chè, sản xuất chủ yếu để phục vụ nhu cầu hàng ngày của hộ. Chính vì vậy không có nhiều sản phẩm phụ của cây trồng khác, hộ phải đi mua về để ủ phân vi sinh bón cho cây chè, qua đó cũng mất một phần chi phí trong canh tác cây chè. Đối với các hộ kiêm chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời dân bản địa có nguồn quỹ đất cha, ông để lại, vì thế diện tích đất canh tác các loại cây trồng phân bổ tƣơng đối đều. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm bình quân 7,86 sào/hộ, chiếm 27% tổng diện tích, cây lâm nghiệp bình quân 7,67 sào/ha, chiếm 26% tổng diện tích. Tuy các hộ kiêm sản xuất kinh doanh nhiều loại cây trồng khác nhau nhƣng diện tích cây chè vẫn tƣơng đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lớn, bình quân 6,15 sào/hộ chiếm 21% tổng diện tích canh tác, hộ kiêm có ƣu thế rất lớn trong quá trình canh tác chè, hộ có nguồn đất canh tác nông nghiệp đa dạng, sản phẩm phụ của cây trồng nhƣ rơm, rạ,... hộ tận dụng ủ men vi sinh chế phẩm sinh học, tạo ra nguồn phân hữ cơ cho cây chè cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, nhân thấy giá trị to lớn mà cây chè mang lại nên hầu hết các hộ đều tăng gia mở rộng diện tích, hƣớng đến sản xuất chuyên canh cao.
Tuy có sự khác nhau về diện tích canh tác nông nghiệp giữa hộ chuyên và hộ kiêm, cây chè là một trong những cây trồng chiếm tỉ lệ cao hơn so với các loại cây trồng khác tại địa phƣơng với diện tích bình quân là 9,13 sào/hộ, chiếm 36,9% tổng diện tích canh tác. Với diện tích canh tác này là một trong những nguồn lực, tƣ liệu sản xuất quan trọng hàng đầu để cho các hộ nông dân có thể tận dụng thâm canh cây chè, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Để đánh giá đƣợc tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ, ngoài việc phân tích các chỉ tiêu chung, còn có các chỉ tiêu khác cần đƣợc nghiên cứu nhƣ về diện tích đất canh tác chè, năng xuất, sản lƣợng chè,... các chỉ tiêu này đƣợc thể hiện qua bảng sau. Bảng 3.6. Tình hình sản xuất chè của hộ Chỉ tiêu ĐVT Loại hộ sản xuất chè Bình quân (n=100) Hộ chuyên (n=50) Hộ kiêm (n=50)
1. Diện tích chè sản xuất Sào 12,10 9,13 10,615
2. Năng xuất chè kg/sào/lứa 100 95,5 97,75
3. Số lứa chè thu hái lứa/năm 7 6 6,5
4. Sản lƣợng chè búp tƣơi Kg/năm 8470,00 5231,49 6850,75
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013
Qua bảng số liệu trên cho thấy, từ sự khác nhau rõ rệt về diện tích đất sản xuất chè nên sản lƣợng chè của hộ chuyên và hộ kiêm cũng có sự chênh lệch nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đáng kể. Hộ chuyên với bình quân sản lƣợng chè là 8670,00kg chè búp tƣơi/hộ, tƣơng đƣơng với 1,694,00kg chè búp khô/hộ trong một năm (quy đổi 1 kg chè búp khô = 5 kg chè búp tƣơi), trong khi đó hộ kiêm có sản lƣợng đạt 5231,49kg chè búp tƣơi/hộ, tƣơng đƣơng với 1,046,29kg chè búp khô/hộ trong một năm sản xuất. Nhƣ vậy, sản lƣợng chè của hộ chuyên cao hơn hộ kiêm 647,70kg/năm sản lƣợng chè của hộ kiêm. Ngoài việc có diện tích cao hơn so với hộ kiêm đã làm cho sản lƣợng tăng còn do hộ chuyên đã đầu tƣ thâm canh cao nên năng xuất chè, số lứa đƣợc thu hái cao hơn. Cụ thể, diện tích của hộ chuyên cao hơn hộ kiêm 2,97 sào, năng xuất chè của hộ chuyên đạt 100 kg/sào/lứa, số lúa thu hái bình quân là 7 lứa/năm đã góp