Đại từ là một trong những huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Thái Nguyên 25 km với tổng diện tích đất tự nhiên là 57415.73 ha, huyện nằm trong tọa độ từ 21o30’ đến 21o50’ độ vĩ Bắc, từ 105o32’ đến 105o42’ độ kinh Đông. Huyện tiếp giáp với các tỉnh lân cận và các huyện trong tỉnh theo hƣớng cụ thể nhƣ sau: Phía Bắc giáp huyện Định Hoá, phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Phú Lƣơng, phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.
Với điều kiện vị trí này huyện Đại Từ có điều kiện phát huy khai thác tiềm năng đất đai và các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung
Đại Từ đƣợc bao bọc xung quanh bởi dãy núi ở bốn phía: Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đại Từ có địa hình tƣơng đối phức tạp, mang đặc trƣng của vùng núi trung du phía Bắc, phù lợp với các hoạt động sản xuất trồng cây lâu năm, đặc biệt là cây chè.
- Khí hậu: Đặc trƣng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là nhiệt độ trung bình từ 22oC đến 30oC, cao nhất trong tháng 6 (32oC) và lạnh nhất trong tháng 1 (<10o
C. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10, có gió Đông Nam, khí hậu nóng ẩm mƣa nhiều và mùa khô, bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau
- Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57417.14ha, trong đó diện tích nông nghiệp là 18661.9 ha, chiếm 32,5%, diện tích đất lâm nghiệp 27735.3 ha, chiếm 48,3%. Đất nuôi trồng thủy sản 769,72 ha, chiêm1,34%, diện tích đất ở 3541.95 ha, chiếm 6,17%, diện tích đất chuyên dùng 3456.23 ha, chiếm 6,02%, diện tích đất chƣa sử dụng 1,15%.
- Tài nguyên rừng
Toàn huyện có diện tích đất lâm nghiệp 28810,63 ha, trong đó rừng sản xuất là 15107,18 ha, rừng tự nhiên là 12703,45ha, diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện vẫn chiếm tỉ lệ lớn nên đây là một trong những nguồn lực sẵn có thuận lợi cho việc mở rộng diện tích chè trên đồi núi, có thể xen lẫn các loại cây lâm nghiệp khác.
- Tài nguyên nƣớc
* Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hƣớng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km.
*Hồ đập: Hồ Núi Cốc lớn nhất tỉnh với diện tích mặt nƣớc 769.5 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nƣớc cho các hoạt động canh tác nông nghiệp. Ngoài ra còn có các hồ chứa nƣớc có trữ lƣợng lớn trên địa bàn, nhƣ Phƣợng Hoàng, Đoàn Uỷ,... nhƣ vậy, nguồn nƣớc trên địa bàn huyện tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Huyện đại từ đƣợc thiên nhiên ƣu đãi khoáng sản có trữ lƣợng lớn đƣợc phân bố 15/30 xã, thị trấn có mỏ và quặng và chia làm 4 nhóm sau:
- Nhóm khoáng sản phi kim loại, nhóm kim loại màu, nhóm khoáng sản nguyên liệu cháy, nhóm Kim loại đen
Đặc điểm tình hình dân số và lao động
Lao động là một trong những nguồn lực quyết định tới số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm hàng hóa sản xuất ra. Sản xuất chè mang tính thời vụ khá rõ, do vậy việc sắp xếp sử dụng nguồn lao động hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh chè, đồng thời đó cũng là yếu tố thúc đẩy phát triển.
Đại Từ có 28 xã, 2 thị trấn với tổng dân số đến hết tháng 12 năm 2013 là 161.789 ngƣời, trong đó nam 80.086 ngƣời, nữ có 81.703, tỷ lệ sinh 20,82%, tỷ lệ tử 5,37%, tỷ lệ tăng tự nhiên 15,45% với trên 10 dân tộc anh em cùng chung sống, dân tộc kinh chiếm 72,1%, còn lại là 27,8% là các dân tộc khác: Tày, Nùng, Dao,...
Năm 2013 tổng số dân toàn huyện là 161.789 ngƣời, so với năm 2011 đã tăng 0,74%, qua ba năm dân số đã tăng bình quân 0,46%. Trong đó, dân số sinh sống ở khu vực nông thôn luôn chiếm tỉ lệ lớn chiếm 89,3% đây là một trong những điều kiện thuận lợi và cũng là thách thức đối với việc phát triển nông nghiệp nông thôn cảu toàn huyện.
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là nền tảng đóng vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động phát triển của huyện nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh chè nói riêng. Cơ sở hạ tầng phát triển thì thuận tiện cho mua bán hàng, góp phần giảm nhẹ thời gian, sức lao động của ngƣời dân, tăng năng xuất lao động, tăng số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm.
- Hệ thống giao thông: Đại Từ có mật độ đƣờng giao thông khá cao so với các huyện trong tỉnh. Tổng chiều dài đƣờng bộ trên địa bàn khoảng gần 650km. trong đó, có đƣờng quốc lộ 37 chạy dài suốt huyện với chiều dài 32km.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hệ thống điện: Đại Từ có mạng lƣới điện Quốc gia kéo đến 31 xã, thị trấn và đều có lƣới điện 0,4 kW.
- Hệ thống giáo dục: Trong những năm gần đây, giáo dục đào tạo của huyện Đại Từ luôn đƣợc quan tâm, tiếp tục phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng dạy và học ở các cấp học, bậc học,
Hệ thống y tế huyện có một bệnh viện đa khoa khu vực với quy mô 100 giƣờng bệnh, 28 xã và 2 thị trấn đều có trạm y tế.
- Hệ thống chợ: Toàn huyện có 1 chợ trung tâm, đầu mối và ở 31 xã, thị trấn hầu hết đều có chợ của xã, các khu chợ đầu mối. Đây là một trong những cơ sở quan trọng cho việc giao lƣu, mua bán các loại hàng hóa trên địa bàn.
- Hệ thống thủy lợi: Do đặc điểm địa hình huyện phức tạp, công tác thủy lợi mang tính chất riêng biệt của vùng đồi núi.
- Hệ thống thông tin - liên lạc: Toàn huyện có một bƣu điện trung tâm đặt tại thị trấn Đại Từ, phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ bƣu chính viễn thông công ích và mỗi xã, thị trấn có một điểm bƣu điện văn hóa.
Đại Từ là một trong những huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có điều kiện tự nhiên về địa lý, địa hình, các nguồn tài nguyên (đất, nƣớc, khoáng sản,...) thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong những năm qua, nhờ có các chính sách đúng đắn của Nhà nƣớc mà các tổ chức chính phủ và phi chính phủ không ngừng đầu tƣ về các ngành kinh tế của huyện, đặc biệt là ngành công nghiệp - xây dựng.
Cùng với xu hƣớng phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nền kinh tế của huyện Đại Từ cũng chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ và giảm dần tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp trên cơ sở vẫn đảm bảo tỷ trọng ngành nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tối thiểu hàng ngày của ngƣời dân trên địa bàn huyện Đại Từ. Về cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp năm 2013 trồng trọt chiếm 62,26%, chăn nuôi chiếm 28,7%, dịch vụ 9,48%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thuận lợi
- Huyện Đại Từ có vị trí địa lý gần với trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và gần các trƣờng đại học và cao đẳng của tỉnh, trung học kỹ thuật, các trung tâm nghiên cứu khoa học của vùng nên có điều kiện thuận lợi tiếp cận với các nguồn thông tin, kiến thức khoa học công nghệ mới áp dụng vào sản xuất phát triển, là nơi thuận tiện cho việc giao lƣu, trao đổi mua bán hàng hóa
- Huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhƣ tài nguyên đất, nƣớc phù hợp cho việc phát triển sản xuất các loại cây trồng nông - lâm nghiệp. Diện tích đất chƣa sử dụng còn khá lớn, có thể tận dụng mở rộng phát triển kinh tế.
- Đại đa số ngƣời dân sinh sống trên địa bàn huyện có kinh nghiệm sản xuất từ lâu đời, cần cù chịu khó, ham học hỏi, tƣ tƣởng tiến bộ, nguồn lao động ở nông thôn dồi dào. Đây là một trong những nguồn lực quan trong cho quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động sản xuất của ngƣời dân trên địa bàn.
- Là một trong những huyện trung du miền núi, chính vì vậy huyện Đại Từ có đƣợc rất nhiều các chƣơng trình, dự án của Nhà nƣớc cũng nhƣ của các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ đầu tƣ phát triển.
- Trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã có nhiều nhà máy, doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc xây dựng, đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi để gắn kết mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp chế biến, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp cho quá trình sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân.
Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đã nói ở trên, Đại Từ là huyện miền núi nên vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế kìm hãm sự phát triển sản xuất nông nghiệp, cụ thể đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Điểm xuất phát của nền kinh tế nói chung còn thấp kém, phần lớn các hộ nông dân vẫn còn sản xuất tự cung tự cấp, nhỏ lẻ và manh mún, chƣa tập trung chuyên canh cao. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa của ngƣời nông dân.
- Là huyện miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống nên phần lớn dân cƣ có trình độ dân trí còn thấp, lao động phổ thông, lao động chƣa qua đào tạo còn chiếm tỉ lệ cao, một số xã vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, còn phong tục tập quán lạc hậu nên phần lớn đã hạn chế khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng ở một số xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì hệ thống này thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng.
- Đầu tƣ vốn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp chƣa cao, mất cân đối nhu cầu và đầu tƣ vốn so với lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản.
- Phát triển sản xuất hiện nay chƣa tƣơng xứng với nguồn lực, tiềm năng sẵn có của huyện. Nhiều tiềm năng còn chƣa đƣợc khai thác hết và sử dụng có hiệu quả nhƣ tiềm năng về đất đai, lao động. Đây cũng à một trong những áp lực lớn đối với các cấp lành đạo, chính quyền địa phƣơng, giải quyết hiệu quả các vấn đề này mới tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU