Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên (Trang 45)

2.3.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết qủa và hiệu quả sản xuất

- Năng xuất, sản lƣợng cây trồng: Là những chỉ tiêu cần đƣợc xác định rõ ràng để thấy đƣợc kết quả của hoạt động sản xuất qua các năm, từ đó có những biện pháp thiết thực nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng tích cực góp phần ngày càng nâng cao về mặt lƣợng của sản phẩm.

- Lợi nhuận từ quá trình sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân tại xã: Chỉ tiêu này là phần giá trị mà ngƣời sản xuất thu đƣợc sau khi đã trừ các loại chi phí để làm ra sản phẩm chè và đƣợc tính bằng công thức:

TP = GO - TC Trong đó: TP : Lợi nhuận thu đƣợc

GO: Giá trị sản xuất TC: Tổng chi phí

Đây là một chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng và cũng là mục đích cuối cùng của các hộ nông dân sản xuất chè theo hƣớng hàng hóa.

- Hiệu quả xã hội và môi trƣờng từ quá trình sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân huyện Đại Từ. Đây cùng là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của ngƣời dân trên địa bàn huyện nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cơ cấu các ngành nông nghiệp trong đó có ngành sản xuất chè, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Qua chỉ tiêu này xác định đƣợc cây chè có vai trò nhƣ thế nào đối với ngƣời dân trong huyện Đại Từ, vị trí của từng ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế chung.

2.3.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phân bổ nguồn lực và hiệu quả sử dụng nguồn lực

- Diện tích của các loại cây trồng đƣợc sản xuất ở huyện Đại Từ, đặc biệt là diện tích chè của toàn xã qua các năm, của các hộ điều tra. Muốn xác định đƣợc tiềm năng hay nguồn lực của địa phƣơng để tiến hành các hoạt động sản xuất nói chung thì phải xác định đƣợc chỉ tiêu về diện tích của các loại cây trồng nhƣ cây hàng năm, cây lâu năm đặc biệt là cây chè, cây lâm nghiệp. Từ đó mới xác định đƣợc diện tích hiện có đã sử dụng hay chƣa sử dụng.

- Chỉ tiêu phân bổ nguồn lao động cho các ngành nông nghiệp, phi nông nghiệp. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần xác định để thấy đƣợc thực trạng nguồn lao động của địa phƣơng, sự phân bổ cho các ngành. Từ đó xác định đƣợc tiềm năng về nguồn lao động của xã để đƣa ra các giải pháp cần thiết để sử dụng hợp lý và có hiệu quả.

- Chỉ tiêu chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng cho sản xuất chè nhƣ chi phí lao động, công chăm sóc, thu hoạch, chế biến,... chi phí nguyên liệu giống, phân bón,... cùng kết hợp với nhau tạo ra sản phẩm cuối cùng.

- Mức độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên nhƣ đất đai, nƣớc,... và nguồn lao động sẵn có vào quá trình sản xuất chè. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ ứng dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm tới hoạt động sản xuất chè.

2.3.3.3. Các chỉ tiêu khác

Các chỉ tiêu về giống, chất lƣợng sản phẩm, giá cả của sản phẩm chè trên thị trƣờng có ảnh hƣởng tới quá trình phát triển sản xuất và kinh doanh chè trên địa bàn nghiên cứu. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố xã hội nhƣ phong tục tập quán, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách của nhà nƣớc,... vào quá trình phát triển về các lĩnh vực của xã cũng nhƣ hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của ngƣời dân trồng chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên (Trang 45)