Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên (Trang 41)

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Là các hộ nông dân tiến hành sản xuất và kinh doanh, các cơ sở chế biến chè trên địa bàn huyện Đại Từ.

2.1.2. Phạm vi nghên cứu

Đề tài thực hiện nghiên cứu thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thông qua việc lựa chọn 3 xã của huyện, một xã đại diện cho có vị trí địa lý gần trung tâm huyện, điều kiện tự nhiên rất phù hợp với điều kiện sinh trƣởng và phát triển của cây chè, xã có truyền thống canh tác sản xuất chè lâu đời và áp dụng tốt khi chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, là xã trọng điểm sản xuất chè ngon và có thƣơng hiệu trên thị trƣờng, một xã đại diện cho vùng cách trung tâm huyện khoảng 10km và có diện tích tự nhiên tƣơng đối nhiều, ngƣời dân ở đây chủ yếu trồng chè và kết hợp trồng lúa. Việc sản xuất chè các hộ dân ở đây áp dụng khoa học kỹ thuật còn chƣa cao, lợi thế vùng thì có, nhƣng chƣa phát huy đƣợc thế mạnh của vùng, chất lƣợng của sản phẩm chè làm ra còn chƣa đáp ứng theo yêu cầu của thị trƣờng và một xã đại diện cho vùng cách xa trung tâm huyện khoảng 25km, xã có diện tích tự nhiên tƣơng đối lớn, địa hình, điều kiện tự nhiên, phù hợp với phát triển sản xuất chè và một số cây trồng khác, tuy nhiên bên cạch đó việc áp dụng khoa học, kỹ thuật, đƣa giống mới vào canh tác còn chƣa cao, nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế, sản phẩm họ làm ra chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu nên giá cả của mặt hàng này thấp.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

- Thời gian bắt đầu: Tháng 11/2013. - Thời gian kết thúc: Tháng11 /2014.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tại huyện một số địa phƣơng huyện Đại Từ.

- Phân tích chi phí sản xuất và lợi nhuận thu đƣợc của các hộ nông dân trồng chè tại địa bàn nghiên cứu huyện Đại Từ.

- Phân tích thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân trong huyện.

- Định hƣớng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè trong những năm tiếp theo.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Là phƣơng pháp thu thập thông tin từ các tài liệu đã đƣợc công bố của các cơ quan, các trƣờng đại học, các tạp chí và báo chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nƣớc,... Phƣơng pháp này đƣợc dùng để thu thập thông tin về lý luận và thực tiễn của vấn đề sản xuất kinh doanh chè, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh chè,… Các tài liệu và số liệu đƣợc thu thập chủ yếu ở phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, trạm khuyến nông huyện Đại Từ liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh chè tại huyện.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Là phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu chƣa đƣợc công bố ở bất cứ tài liệu nào mà ngƣời thu thập có đƣợc thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhƣ: tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân, đánh giá nhanh nông thôn,...

- Trong phạm vi đề tài này, thu thập số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện qua các phƣơng pháp nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Phương pháp quan sát: Đây là một trong những phƣơng pháp đƣợc sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua tri giác về các vấn đề nhƣ tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng, các vấn đề liên quan tới việc sản xuất, kinh doanh chè nhƣ các khâu chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bán ra thị trƣờng,… Các thông tin quan sát sẽ đƣợc ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập đƣợc bằng các phƣơng pháp khác.

+ Phươngpháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Đƣợc sử dụng để lựa chọn thôn điều tra, đi thực tế quan sát, tìm hiểu tổng thể và đánh giá thực trạng chung tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành thu thập thông tin trực tiếp tại các hộ nông dân ở nơi điều tra.

+ Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp tiếp xúc với các hộ nông dân, tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc và sử dụng một số công cụ PRA nhằm thu đƣợc các thông tin cụ thể về tình hình sản xuất và kinh doanh chè, nắm bắt đƣợc những khó khăn và nhu cầu của ngƣời dân.

Việc sử dụng phƣơng pháp này nhằm nắm bắt và đánh giá những tiềm năng, nguồn lực sẵn có của địa phƣơng, từ đó đƣa ra các giải pháp thích hợp với vùng để đạt hiệu quả kinh doanh cao.

+ Phương pháp điều tra theo bộ câu hỏi đã định sẵn: - Chọn mẫu điều tra:

Để nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện, tiến hành điều tra, khảo sát hộ theo mẫu. Tiến hành chia nhóm hộ sản xuất ra thành hai loại: Hộ chuyên và hộ kiêm. Hộ chuyên là các hộ chuyên canh về sản xuất chè, lấy cây chè là cây trồng chính, có diện tích trồng chè chiếm phần lớn tổng diện tích đất canh tác và có thu nhập đều từ cây chè. Hộ kiêm là các hộ sản xuất đa dạng nhiều loại cây trồng, vật nuôi, vừa tiến hành sản xuất chè vừa sản xuất các loại sản phẩm khác và có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Áp dụng phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để từ huyện tiến hành chọn ra 3 xã có trên 85% hộ nông dân tham gia sản xuất chè. Đó là các xã La Bằng, Phú Cƣờng, Phúc Lƣơng. Tiến hành điều tra tại xã La Bằng 30 hộ nông dân sản xuất chè (trong đó có 15 hộ chuyên sản xuất chè và 15 hộ kiêm), xã Phú Cƣờng điều tra 30 hộ (15 hộ chuyên, 15 hộ kiêm), xã Phúc Lƣơng điều tra 40 hộ (20 hộ chuyên chè, 20 hộ kiêm, tức cả lúa và chè). Vậy tổng số hộ điều tra là 100 hộ/3 xã.

- Phƣơng pháp điều tra: Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân đã đƣợc chọn theo các câu hỏi có sẵn của phiếu điều tra, các thông tin này đƣợc kiểm chứng thông qua tìm hiểu và quan sát trực tiếp tình hình địa phƣơng.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia, cán bộ khuyến nông cấp xã, huyện. Các nội dung phỏng vấn nhƣ chi phí cho quá trình tạo ra chè thành phẩm, những khó khăn chủ yếu, tồn tại trong quá trình sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân, nguyên nhân, biện pháp cần phải xúc tiến để tháo gỡ khó khăn và khắc phục những tồn tại nhằm đƣa vùng chè của huyện ngày càng đạt hiệu quả cao.

2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Sau khi thu thập các tài liệu phù hợp thì tiến hành sử dụng phƣơng pháp này nhằm thống kê đƣợc tất cả các tài liệu và số liệu cần thiết có liên quan đến nội dung nghiên cứu, có thể thống kê theo từng giai đoạn, từng chỉ tiêu, nội dung cụ thể để phục vụ cho quá trình đánh giá và nhận xét các vấn đề đã nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đƣợc dùng để phân tích từng vấn đề của đối tƣợng nghiên cứu nhƣ là về vấn đề sản xuất, chế biến, tiêu thụ, hiệu quả kinh doanh,… Nhƣ vậy, phƣơng pháp này sẽ giúp ta đi sâu phân tích, nhìn nhận và nắm bắt cụ thể từng vấn đề riêng lẻ của đối tƣợng nghiên cứu. Sau đó, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để tổng kết lại những nhận xét, nhận định khái quát nhất của từng vấn đề, là cơ sở cho việc đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân tại huyện Đại Từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh các chỉ tiêu phân tích theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo các vùng miền, quốc gia,... để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu đó, phản ánh chân thực hiện trạng các vấn đề đƣợc nghiên cứu, giúp cho việc phân tích, tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu chính xác. Từ đó giúp phản ánh đúng và khách quan các nội dung về trực trạng sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.

- Các thông tin thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft office Word, Excel.

2.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi

2.3.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết qủa và hiệu quả sản xuất

- Năng xuất, sản lƣợng cây trồng: Là những chỉ tiêu cần đƣợc xác định rõ ràng để thấy đƣợc kết quả của hoạt động sản xuất qua các năm, từ đó có những biện pháp thiết thực nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng tích cực góp phần ngày càng nâng cao về mặt lƣợng của sản phẩm.

- Lợi nhuận từ quá trình sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân tại xã: Chỉ tiêu này là phần giá trị mà ngƣời sản xuất thu đƣợc sau khi đã trừ các loại chi phí để làm ra sản phẩm chè và đƣợc tính bằng công thức:

TP = GO - TC Trong đó: TP : Lợi nhuận thu đƣợc

GO: Giá trị sản xuất TC: Tổng chi phí

Đây là một chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng và cũng là mục đích cuối cùng của các hộ nông dân sản xuất chè theo hƣớng hàng hóa.

- Hiệu quả xã hội và môi trƣờng từ quá trình sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân huyện Đại Từ. Đây cùng là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của ngƣời dân trên địa bàn huyện nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cơ cấu các ngành nông nghiệp trong đó có ngành sản xuất chè, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Qua chỉ tiêu này xác định đƣợc cây chè có vai trò nhƣ thế nào đối với ngƣời dân trong huyện Đại Từ, vị trí của từng ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế chung.

2.3.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phân bổ nguồn lực và hiệu quả sử dụng nguồn lực

- Diện tích của các loại cây trồng đƣợc sản xuất ở huyện Đại Từ, đặc biệt là diện tích chè của toàn xã qua các năm, của các hộ điều tra. Muốn xác định đƣợc tiềm năng hay nguồn lực của địa phƣơng để tiến hành các hoạt động sản xuất nói chung thì phải xác định đƣợc chỉ tiêu về diện tích của các loại cây trồng nhƣ cây hàng năm, cây lâu năm đặc biệt là cây chè, cây lâm nghiệp. Từ đó mới xác định đƣợc diện tích hiện có đã sử dụng hay chƣa sử dụng.

- Chỉ tiêu phân bổ nguồn lao động cho các ngành nông nghiệp, phi nông nghiệp. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần xác định để thấy đƣợc thực trạng nguồn lao động của địa phƣơng, sự phân bổ cho các ngành. Từ đó xác định đƣợc tiềm năng về nguồn lao động của xã để đƣa ra các giải pháp cần thiết để sử dụng hợp lý và có hiệu quả.

- Chỉ tiêu chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng cho sản xuất chè nhƣ chi phí lao động, công chăm sóc, thu hoạch, chế biến,... chi phí nguyên liệu giống, phân bón,... cùng kết hợp với nhau tạo ra sản phẩm cuối cùng.

- Mức độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên nhƣ đất đai, nƣớc,... và nguồn lao động sẵn có vào quá trình sản xuất chè. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ ứng dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm tới hoạt động sản xuất chè.

2.3.3.3. Các chỉ tiêu khác

Các chỉ tiêu về giống, chất lƣợng sản phẩm, giá cả của sản phẩm chè trên thị trƣờng có ảnh hƣởng tới quá trình phát triển sản xuất và kinh doanh chè trên địa bàn nghiên cứu. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố xã hội nhƣ phong tục tập quán, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách của nhà nƣớc,... vào quá trình phát triển về các lĩnh vực của xã cũng nhƣ hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của ngƣời dân trồng chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của các hộ nông dân tại huyện Đại Từ huyện Đại Từ

3.1.1. Thực trạng sản xuất chè

3.1.1.1. Tình hình chung về sản xuất chè tại các xã thuộc khu vực nghiên cứu

Huyện Đại Từ có diện tích đất tự nhiên rất cao, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 81 % tổng diện tích đất. Đây là vùng đất phù hợp cho cây chè và một số cây công nghiệp lâu năm khác phát triển, với vị trí đặc biệt của cây chè nhƣ vậy nên huyện Đại Từ đã khẳng định phát triển kinh tế cây chè là hƣớng đi chiến lƣợc, nhằm thực hiện chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cụ thể ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Diện tích canh tác nông nghiệp của các xã

Chỉ tiêu Xã Phúc Lƣơng Xã Phú Cƣờng Xã La Bằng

Diện tích canh tác Giá trị (ha) Tỉ lệ (%) Giá trị (ha) Tỉ lệ (%) Giá trị (ha) Tỉ lệ (%) Tổng 2347,53 100 1675,40 100 2213,88 100 1. Nông nghiệp 597,64 25,46 717,65 42,8 453,56 20,48 2. Đất lâm nghiệp 1310,10 55,8 696,23 57,85 1519,42 68,6 3. Nuôi trồng thủy sản 124,49 5,30 41,69 2,45 3,1 0,14 4. Đất ở 211,09 8,99 47,63 2,8 123,03 5,55 5.Đất Chuyên dùng 235,48 10,03 85,27 5,08 80,20 3,61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6. Đất chƣa sử dụng 7,73 0,32 20,05 1,2 16,43 80,74

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ

Qua ba xã tiến hành nghiên cứu nhận thấy rằng diện tích đất dành cho canh tác nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là cây chè trong những năm gần đây, thấy đƣợc hiệu quả kinh tế trồng chè cao hơn hẳn một số cây trồng khác. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn mở rộng diện tích, đầu tƣ vào chăm sóc thâm canh cây chè, nhiều diện tích trồng các loại cây khác đƣợc chuyển sang trồng chè. Có thể khẳng định cây chè ngày càng có vị trí quan trọng trong kinh tế hộ nói riêng và kinh tế của vùng nói chung.

Với sự đổi mới của cơ chế chính sách về kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc cùng với mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sản phẩm chè ngày càng khôi phục và chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng tiêu thụ lớn trong và ngoài nƣớc, từng bƣớc khẳng định đƣợc vị trí của mình trên thị trƣờng cũ và mới. Do vậy, thị trƣờng tiêu thụ chè có nhiều tiềm năng, chất lƣợng sản phẩm chè không ngừng đƣợc nâng cao, hƣớng tới sản phẩm an toàn, mẫu mã đƣợc thay đổi phù hợp vơi thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Cây chè ngày càng đƣợc phát triển về số và chất lƣợng, ngƣời lao động yên tâm và tin tƣởng vào sự phát triển cây chè.

Thấy đƣợc thế mạnh của cây chè, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)