Đánh giá thực trạng tiêu thụ chè tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên (Trang 71)

3.2.4.1. Hình thức sản phẩm hộ bán ra

Các sản phẩm từ cây chè ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng vì tác dụng của nó mang lại. Đặc biệt là sản phẩm chè xanh ngày càng đƣợc các khu vực trong và ngoài nƣớc sử dụng với số lƣợng lớn. Đây là một trong những thuận lợi cho ngƣời dân sản xuất chè tại huyện Đại Từ nói riêng và tại các vùng khác nói chung. Điều này cũng chính là nguyên nhân chính làm cho các hộ gia đình trên địa bàn đang mở rộng diện tích canh tác, đầu tƣ vào phát triển cây chè. Mục đích chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

yếu của các hộ nông dân là lợi nhuận thu đƣợc từ cây chè, do đó tiêu thụ có tầm quan trọng đặc biệt góp phần nâng cao thu nhập. Các sản phẩm chè đƣợc sản xuất và bán ra thị trƣờng đa dạng về hình thức, mẫu mã và chủng loại, đƣợc thể hiện rõ qua bảng sau. Bảng 3.17. Hình thức sản phẩm chè bán ra của hộ Hình thức sản phẩm chè bán ra Hộ chuyên (n=50) Tỉ lệ (%) Hộ kiêm (n=50) Tỉ lệ (% Bình quân (n=100) Tỉ lệ (%) Chè búp tƣơi 5 10,0 9 18,0 14 14,00 Chè búp khô có đóng gói bao bì, mẫu mã 18 36,0 8 16,0 26 26,00 Chè búp khô không có

đóng gói bao bì, mẫu mã 27 54,0 33 66,0 60 60,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Sản phẩm chè đƣợc bán ra chủ yếu dƣới hình thức là chè búp khô không có đóng gói bao bì và mẫu mã, chiếm tỉ lệ bình quân là 60%, hộ chuyên tỷ lệ chè không có bao bì mẫu mã chiếm 54%, hầu hết các các sản phẩm này đƣợc bán ra dƣới dạng chè thô, chƣa đƣợc chế biến và bảo quản bằng bao bì kĩ lƣỡng, chƣa có nhãn mác và các thông tin chủ yếu về sản phẩm. Các sản phẩm này chủ yếu đƣợc ngƣời dân mang ra ngã ba đƣờng, chợ địa phƣơng, chợ đầu mối bán cho thƣơng lái với giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm đƣợc bảo quản kĩ lƣỡng bằng bao bì, có nhãn mác. Một số hộ nông dân bán chè búp tƣơi cho các nhà máy đóng trên địa bàn huyện, hầu hết các hộ sản xuất bán chè búp tƣơi là do không chế biến kịp thời mùa vụ thu hoạch, một số hộ do không có nguyên liệu, công cụ để chế biến. Sản phẩm chè bán ra dƣới dạng chè búp tƣơi này chiếm tỉ lệ bình quân là 14%%. các hộ chuyên đã chế biến và bán sản phẩm đã đƣợc bao gói với mẫu mã và kèm theo các thông tin về sản phẩm chiếm tỉ lệ bình quân là 26%, hộ chuyên chế biến có bao bì nhãn mác chiếm tỷ lệ rất cao 36%. Với hình thức sản phẩm đƣợc bán ra này phần lớn đã đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng, vừa giúp ngƣời dân bán chè với giá cao hơn so với các hình thức sản phẩm khác vừa có thể bảo quản sản phẩm chè trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một thời gian dài. Chính vì vậy, chính quyền địa phƣơng cùng với các cơ quan chuyên môn cần khuyến khích và giúp ngƣời sản xuất tiếp cận đƣợc với các loại máy chế biến đóng gói sản phẩm và tạo dựng thƣơng hiệu cho từng loại sản phẩm chè đƣợc sản xuất ra.

Với các sản phẩm chè đƣợc bán ra dƣới nhiều hình thức thì tƣơng ứng với đó là giá bán khác nhau, chủ yếu là sự khác nhau giữa giá chè búp tƣơi và chè búp khô. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trƣờng, sự biến động giá cả các loại sản phẩm nói chung và sự phát triển của ngành chè ở địa phƣơng nói riêng nhận thấy, giá chè tăng đều qua các năm.

Cụ thể, giá chè búp tƣơi năm 2011 bình quân là 3.900 đồng/1kg, tăng gấp 2,05 lần sau 3 năm. Giá chè búp khô bình quân năm 2011 là 107,500 đồng/kg, đã tăng gấp 1,48 lần sau ba năm (giai đoạn 2011 - 2013). Đây là một trong những bƣớc chuyển biến theo hƣớng tích cực trong quá trình sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Tình hình biến động cụ thể giá cả các loại sản phẩm chè đƣợc thể hiện rõ qua bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.18. Biến động giá cả tiêu thụ chè ở Đại Từ qua giai đoạn 2011- 2013

ĐVT:1000 đồng/kg

Loại chè

2011 2012 2013

Pmax Pmin BQ Pmax Pmin BQ Pmax Pmin BQ

Chè búp tƣơi 4.3 3.5 3.9 5.0 4.5 4.75 8 7 8 Chè búp khô 150 65 107,5 170 65 117,5 175 65 120

Nguồn: Phòng NN &PTNT huyện Đại Từ 3.2.4.2. Thị trường tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu

Thị trƣờng tiêu thụ là khâu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hộ nông dân nói riêng. Với các hình thức tiêu thụ khác nhau thì sản phẩm chè đƣợc sản xuất ra với nhiều chủng loại, mẫu mã sẽ trải qua các kênh tiêu thụ khác nhau để đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Bảng 3.19. Thị trƣờng tiêu thụ chè của các hộ

Chỉ tiêu ĐVT Hộ sản xuất chè

Doanh nghiệp Ngƣời mua lẻ

Doanh nghiệp mua SL kg Lớn Nhỏ

Ngƣời thu gom mua SL Kg Lớn Nhỏ

Địa điểm mua Địa điểm Tại địa điểm cố định Tại chợ, nga ba đƣờng,... Giá cả sản phẩm bán ra giá Cố định có hợp đồng mua bán Theo thị trƣờng không có hợp đồng mua bán

Thu nhập sau khi bán Tính Ổn định Bấp bênh

Khó khăn trong tiêu thụ

sản phẩm của hộ nông dân Khó khăn

Phải đem đến địa

điểm cố định Bị ép giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

huyện

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Qua bảng số liệu trên ta thấy đƣợc hộ nông dân sản xuất chè sẽ bán sản phẩm của mình theo hai hình thức đó là bán cho HTX (doanh nghiệp) và bán cho ngƣời thu gom, đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau. Đối với doanh nghiệp sản phẩm số lƣợng chè họ cần rất lớn, số ngƣời mua cũng nhiều vì vậy sẽ tạo điều kiện cho hộ sản xuất chè yên tâm về sản phẩm đầu ra. Nhƣng đối với ngƣời thu gom số lƣợng thu mua nhỏ lẻ, ngƣời mua cũng hạn chế, ngoài ra địa điểm thu mua của ngƣời thu gom nay đây mai đó, mua tại chợ hoặc ngã ba đƣờng, còn đối với doanh nghiệp địa điểm của họ cố định và theo thời gian thu mua của mỗi lứa chè.

Giá của sản phẩm bán ra cũng là yếu tố rất quan trọng trong khâu cuối cùng sản xuất, ngƣời sản xuất bán sản phẩm cho doanh nghiệp giá mang tính ổn định và có hợp đồng mua bán, có tính ổn định cao từ đó sẽ đem lại hiệu quả cho ngƣời sản xuất, nhƣng đối với ngƣời mua gom, mua buôn nhỏ thì họ mua sản phầm của hộ sản xuất theo sự lên xuống của thị trƣờng không mang tính ổn định, không có hợp đồng mua bán, từ đó sẽ rất khó cho ngƣời sản xuất giá cả thì bấp bênh, ngoài ra sản phẩm của họ không đƣợc bảo hộ cơ quan pháp lý. Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc việc bán sản phẩm cho doanh nghiệp thu mua là yên tâm đối với hộ sản xuất chè trên địa bàn nghiên cứu.

Trong quá trình sản xuất sản phẩm của hô nông dân bán ra cũng gặp một số khó khăn, nhƣ thị trƣờng tiêu thụ của các hộ nông dân chủ yếu là bán cho các HTX và ngƣời thu gom trên địa bàn nên giá không đƣợc cạnh tranh đối với doanh nghiệp họ phải đem đến địa điểm cố định, nhiều hộ cũng cách xa địa điểm cố định nên cũng mất thời gian, còn đối với ngƣời thu mua nhỏ hộ sản xuất bán sản phẩm ra thì bị ép giá.

Ngoài ra còn có kênh tiêu thụ chè của các hộ sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn thì theo dõi qua kênh tiêu thụ sản phẩm chè sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1. Kênh tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ

Thông qua kênh tiêu thụ trên cho thấy, các hộ nông dân trực tiếp sản xuất sử dụng đầu vào đƣợc cung ứng bởi các cơ sở khác nhau nhƣ các công ty, nhà máy, đại lý chuyên cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu,...và sự đầu tƣ, hỗ trợ của các ban ngành, các trƣờng, các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài địa bàn huyện để tạo ra sản phẩm cuối cùng tiêu thụ ra thị trƣờng. Sản phẩm chè mà các hộ nông dân sản xuất ra dƣới hai hình thức sản phẩm là chè búp tƣơi và chè búp khô. Tƣơng ứng với hai hình thức sản phẩm này là hai kênh tiêu thụ chè khác nhau. Kênh tiêu thụ Các ban ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng, các trƣờng, trung tâm nghiên cứu,....

Cơ sở cung ứng đầu vào: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu,....

Hộ sản xuất

Chè búp tƣơi Chè búp khô

Ngƣời thu gom Doanh nghiệp,

nhà máy chế biến

Ngƣời thu gom Ngƣời bán buôn

Ngƣời tiêu dùng nội địa Công ty , nhà máy xuất khẩu

Ngƣời bán lẻ Cơ sở chế biến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thứ nhất, tiêu thụ khoảng 25% tổng sản phẩm chè. Từ sản phẩm chè búp tƣơi ngƣời nông dân bán cho ngƣời thu gom, ngƣời bán buôn và các doanh nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn huyện. Trải qua khâu trung gian này, sản phẩm đƣợc chế biến, đóng gói để bán cho ngƣời tiêu dùng trong và ngoài tỉnh (ngƣời tiêu dùng nội địa) và các công ty, nhà máy xuất khẩu. Thực tế, kênh này tiêu thụ số lƣợng sản phẩm còn ít vì hầu hết các hộ sản xuất bán sản phẩm dƣới dạng chè búp khô. Kênh tiêu thụ thứ 2, từ sản phẩm chè búp khô, chiếm khoảng 75% tổng sản phẩm đƣợc bán ra thị trƣờng, trải qua các tác nhân trung gian là ngƣời thu gom, bán buôn, ngƣời bán lẻ, các nhà máy, danh nghiệp chế biến, đóng gói... sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng nội địa và một phần đƣợc xuất khẩu.

Nhƣ vậy, các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sản phẩm chè theo nhu cầu ngày càng cao cầu thị trƣờng, giúp cho sản phẩm đƣợc làm ra tới tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên (Trang 71)