Thu hoạch, chế biến và bảo quản chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên (Trang 69)

Đây là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh chè, quyết định phần lớn tới chất lƣợng chè thành phẩm. Thu hoạch, chế biến và bảo quản chè là những giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất chè và tạo ra các loại sản phẩm khác nhau để tiêu thụ ra thị trƣờng.

Qua quan sát và xem xét tình tình cụ thể ở địa phƣơng nhận thấy, 100% các hộ nông dân thu hoạch chè bằng phƣơng pháp thủ công. Hiện nay, ở nhiều vùng đã có máy thu hái chè nhƣng hầu hết các xã vẫn hái chè bằng tay, sử dụng nhiều công lao động. Chè thƣờng đƣợc hái vào những ngày khô ráo và râm mát để đảm bảo về mặt hình thức và chất lƣợng chè búp tƣơi. Khi đến lứa đƣợc thu hoạch, ngƣời dân chủ yếu tập trung thu hái trong khoảng 3 - 5 ngày. Hoạt động này tốn nhiều công lao động do đó một số hộ gia đình đã phải thuê mƣớn khi chè đến vụ thu hoạch.

Sau khi chè đƣợc thu hái xong thì đến khâu chế biến, khâu này đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Do sản phẩm là chè xanh nên các hộ nông dân đã áp dụng quy trình chế biến cho loại sản phẩm này, trải qua 3 giai đoạn (diệt men, vò chè và sấy khô) tạo nên sản phẩm chè búp khô. 100% các hộ nông dân sử dụng các loại máy chế biến nhƣ tôn quay, máy vò có gắn động cơ điện. Trong những năm gần đây nhờ có những công cụ này nên đỡ tốn công sức và thời gian của ngƣời dân. Tuy nhiên đây vẫn là công cụ chế biến thủ công, công xuất làm việc thấp nên chất lƣợng sản phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không đồng đều, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất đƣợc lƣu truyền. Từ đó ảnh hƣởng không nhỏ tới hình thức và chất lƣợng sản phẩm, giá bán trên thị trƣờng.

Sản phẩm chè đƣợc bảo quản bằng những phƣơng tiện và công cụ thô sơ nên có ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng chè thành phẩm. Do sản xuất với quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ nên chƣa có điều kiện xây dựng các kho bảo quản chè đảm bảo về nhiệt độ và ẩm độ thích hợp. Bởi vậy, các hộ thƣờng tận dụng không gian nhà để bảo quản chè. Sau khi đƣợc chế biến, sản phẩm chè đƣợc bảo quản bằng phƣơng pháp đóng bao, gói.

Chè là một trong những sản phẩm hàng hóa đƣợc sản xuất theo định hƣớng thị trƣờng do đó khâu thu hái, chế biến và bảo quản có vai trò rất quan trọng. Nhà nƣớc ta đã có những chính sách đầu tƣ khuyến khích thúc đẩy sản xuất chè trong những năm qua. Các hộ sản xuất chè trên địa bàn huyện hằng năm đã đƣợc đầu tƣ về giống, tập huấn kỹ thuật, các công cụ chế biến chè nhằm nâng cao năng xuất và đảm bảo chất lƣợng chè. Để hiểu rõ hơn về hình thức chế biến chè của các hộ sản xuất chuyên canh và hộ kiêm thì ta theo dõi qua bảng số liệu đƣợc điều tra thu thập nhƣ sau:

Bảng 3.16. Các hình thức chề biến chè của hộ nông dân tại địa bàn cứu

ĐVT: Chiếc/hộ Hình thức chế biến Loại hình sản xuất Tổng Hộ chuyên Hộ kiêm I. Tôn sao chè 50 50 100

1.Tôn quay chạy động cơ (5kg chè khô/ mẻ) 50 48 98

1.1.Tôn quay tay (2,5kg chè khô/ mẻ) 0 2 2

II. Máy vò chè 50 50 100

2.1.Máy vò chè mini (2,5kg chè khô/ mẻ) 9 37 46 2.1.Máy vò chè cải tiến (4kg chè khô/mẻ) 41 13 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.Bình phun thuốc sâu chạy động cơ điện 50 34 84

3.2.Bình phun thuốc bơm tay 0 16 16

IV. Máy bơm nƣớc 50 50 100

Máy bơm nƣớc 30 9 39

V.Máy hút chân không 50 50 100

Máy hút chân không 3 0 3

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Hầu hết các hộ sản xuất đều sử dụng các loại máy móc để chế biến chè, đối với tôn quay chè bằng động cơ cả hộ chuyên và hộ kiêm điều sử dụng chiếm 98%, chỉ duy nhất ở hộ kiêm có 2 hộ sử dụng tôn quay tay chiếm tỷ lệ thấp 0,2%. Đối với máy vò chè cả hộ chuyên và hộ kiêm điều sử dụng nhƣng tỷ lệ hộ chuyên dùng máy vò chè cải tiến cao chiếm 82%, nhƣng ngƣợc lại với hộ chuyên đó là hộ kiêm tỷ lệ sử dụng máy vò chè mini cao 70%. Đây là các loại máy sử dụng với quy mô hộ gia đình sản xuất nhỏ, mang tính thủ công. Ta cũng nhận thấy rằng hộ chuyên sử dụng các loại máy móc vào chế biến chè tƣơng đối cao thẻ hiện nhƣ 100% số hộ điều sử dụng bình phun thuốc động cơ, ngoài ra hộ trong số đó đã có 3 hộ sử dụng máy hút chân không vào chế biến. Đây là các loại máy chế biến đã và đang đƣợc khuyến khích cho các hộ nông dân sử dụng, nó không chỉ làm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm sực lao động mà còn tạo ra đƣợc các loại sản phẩm với hình thức, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên (Trang 69)