Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh chè ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên (Trang 29)

1.2.2.1. Vị trí, vai trò của cây chè ở tỉnh Thái Nguyên

Giống chè Trung du (Camellia sinensis var. Macrophylla) đƣợc đƣa về trồng ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 1922 đến nay. Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở Trung du và Miền núi nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng. Cây chè ít tranh chấp đất với cây lƣơng thực, thích hợp trên đất dốc. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi. Phát triển chè sẽ thu hút đƣợc lƣợng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ [4].

Do vậy phát triển chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định cƣ cho ngƣời dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè. Ƣu điểm tƣơng đối của chè là hệ số chi phí nội nguồn thấp (DRC - Domestic Resource Cost) do nguồn lực tự nhiên dồi dào và chi phí lao động thấp. Cây chè thực sự đƣợc coi là ngƣời bạn “chung thủy” của nông. Cây chè tỉnh Thái Nguyên đã từng là “cây xoá đói giảm nghèo” và hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nƣớc (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ƣu đãi về thổ nhƣỡng đất đai, nguồn nƣớc, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tƣơi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lƣợng rất cao. Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật NLN miền núi phía Bắc, chất lƣợng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ƣu điểm khác biệt với chất lƣợng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng đƣợc yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lƣợng cao.

Bên cạnh thế mạnh đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về đất đai, khí hậu thích hợp với sản xuất chè. Ngƣời làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hƣơng chè, hƣơng cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đƣợm ngọt, đặc trƣng của chè Thái Nguyên, với chất lƣợng và giá trị cao, sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩu.

Những hộ làm nghề chè đã hình thành lên những làng nghề truyền thống. Từ năm 2008 đến năm 2011 đã có 52 làng nghề sản xuất, chế biến chè đƣợc UBND tỉnh quyết định công nhận trên địa bàn 5 huyện, 1 thành phố Thái Nguyên. Những làng nghề này từ lâu đã gắn liền với văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Năm 2011, số lao động của làng nghề khoảng 35.900 ngƣời. Trong đó số lao động làm nghề 23.300, chiếm 65%; thu nhập của làng 446.466 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ ngành nghề 345.404 triệu đồng, bằng 77,4% [10].

1.2.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là một trong những tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có diện tích và sản lƣợng chè lớn của nƣớc ta, chỉ đứng sau tỉnh Lâm Đồng. Từ lâu, Thái Nguyên đã nổi tiếng với các vùng chè nhƣ Tân Cƣơng, Đại Từ, Đồng Hỷ,... mang lại hiệu quả cao cho ngƣời dân và góp phần cải thiện đời sống của họ rõ rệt. Chính vì thế mà chè đƣợc coi là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên. Cây chè có thể phát triển tốt và đạt đƣợc những thành tựu đó cũng là do Thái Nguyên đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về các điều kiện tự nhiên nhƣ có khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều, hệ thống đất đai thích hợp cho sự phát triển của cây chè. Từ đó làm cho chè nơi đây có một hƣơng vị thơm ngon đặc biệt không nơi nào có làm cho mọi ngƣời đều muốn thƣởng thức. Bên cạnh đó, do chè đã đƣợc trồng ở đây từ lâu nên ngƣời dân đã đúc kết đƣợc những kinh nghiệm sản xuất quý báu, có những bí quyết đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng để phát triển cây chè (cả về diện tích, năng xuất, sản lƣợng) nhằm đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng và xây dựng thƣơng hiệu chè để ngƣời tiêu dùng yên tâm không bị nhầm lẫn với các loại chè ở vùng khác. Để nhận thấy rõ hơn về tình hình sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây ta theo dõi qua bảng sau [12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.4. Diện tích, sản lƣợng chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 đến 2010 và dự kiến đến năm 2020 Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) 2000 12.525 70.731 2004 15.324 97.263 2005 15.931 110.636 2006 16.366 129.931 2007 16.726 140.182 2008 17.039 149.255 2009 17.390 158.702 2010 17.500 175.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010 [8]

Qua bảng số liệu 1.4 ta thấy diện tích chè của Thái Nguyên tăng dần đều qua các năm, cụ thể là năm 2000 với diện tích là 12.525 ha đến năm 2010 đã tăng lên 17.500 ha. Nhƣ vậy là trong vòng 10 năm, diện tích chè của cả tỉnh đã tăng thêm 5.25 ha, bình quân mỗi năm tăng 452 ha và dự kiến đến năm 2020 tăng lên 19.000 ha. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do ngƣời dân nơi đây nhận thấy vai trò quan trọng của cây chè đối với đời sống của họ nên đã không ngừng thực hiện chuyển đổi những diện tích trồng các loại cây giá trị không cao, đất chƣa sử dụng sang sản xuất chè. Ở các vùng trồng chè trọng điểm của tỉnh nhƣ Đại Từ, Định Hóa, ngày càng đƣợc chính quyền địa phƣơng cùng với ngƣời dân tích cực mở rộng về diện tích.

Cùng với sự gia tăng về diện tích đó là sự gia tăng về sản lƣợng. Năm 2000, sản lƣợng chè đạt 70.731 tấn và trong giai đoạn 2000 - 2011 đã tăng lên 181.000 tấn (tăng 10,2 % so với cùng kỳ năm ngoái), dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 250.000 tấn. Cây chè Thái Nguyên ngày càng “lên ngôi” thay thế cho các loại cây trồng khác, hƣớng tới thỏa mãn nhu cầu chè đang gia tăng của ngƣời tiêu dùng [13].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Diện tích và sản lƣợng chè của tỉnh Thái Nguyên đƣợc phân chia trên hầu hết các đơn vị hành chính của tỉnh, tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta có thể theo dõi bảng số liệu thống kê sau:

Bảng 1.5. Diện tích, sản lƣợng chè búp tƣơi theo huyện, thành phố, thị xã giai đoạn 2010 - 2012

Năm

Đơn vị

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

D. tích (ha) S. lƣợng búp tƣơi (tấn) D. tích (ha) S. lƣợng búp tƣơi (tấn) D. tích (ha) S. lƣợng búp tƣơi (tấn) Tổng số 16.994 149.255 17.309 158.702 17.660 171.900 TP. Thái Nguyên 1.161 12.211 1.207 13.040 1.220 14.670 TX. Sông Công 505 4.241 515 4.385 525 4.582 Huyện Định Hóa 2.026 16.877 2.052 18.017 2.102 18.954 Huyện Võ Nhai 560 2.827 583 3.080 626 3.522 Huyện Phú Lƣơng 3.650 32.170 3.725 34.960 3.775 38.422 Huyện Đồng Hỷ 2.606 23.750 2.669 24.950 2.709 28.368 Huyện Đại từ 5.152 46.124 5.253 48.520 6.267 50.530 Huyện Phổ Yên 1.233 10.393 1.261 11.070 1.347 12.150 Huyện Phú Bình 101 662 101 680 104 702

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012[8].

Qua bảng số liệu trên cho thấy diện tích và sản lƣợng chè của tỉnh Thái Nguyên tăng dần qua các năm, thể hiện ở sự gia tăng của các huyện, TP, thị xã. Trong đó, huyện Đại Từ và Phú Lƣơng có diện tích và sản lƣợng lớn nhất. Cơ cấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giống chè của tỉnh ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh giống chè Trung du đã có lịch sử từ lâu đời, còn có nhiều giống mới đƣợc chọn tạo và nhập nội nhằm nâng cao năng xuất, chất lƣợng sản phẩm, tính thích nghi của các loại giống chè với điều kiện tự nhiên và nguồn lực của địa phƣơng. Theo dõi qua bảng sau cho thấy cơ cấu giống chè của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên (Trang 29)