Tình hình tiên thụ chè ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên (Trang 34)

Trong những năm qua, sản phẩm chè của Thái Nguyên không những đáp ứng nhu cầu trong vùng mà còn đƣợc tiêu thụ ở các vùng khác trong cả nƣớc, thậm chí nó đƣợc xuất khẩu sang các quốc gia khác trên thế giới, mang lại nguồn lợi lớn cho tỉnh.

Thực tế cho thấy, cây chè phát triển ở đây không những trở thành một trong những đặc sản của Thái Nguyên để “làm đầu câu chuyện” mỗi khi khách đến mà còn là món quà quý, sang trọng, độc đáo trong hành trang của mỗi du khách khi về biếu ngƣời thân, bạn bè. Hơn thế chè Thái Nguyên cũng là một trong những mặt hàng chủ lực tham gia xuất khẩu đem lại ngoại tệ mạnh cho tỉnh, mà cây chè còn đƣợc mệnh danh là cây “xoá đói giảm nghèo” trƣớc đây, cây “làm giàu” của nông dân hiện nay.

Thị trƣờng tiêu thụ chè của tỉnh ngày càng đƣợc mở rộng, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là chè xanh chiếm 59,69% so với tổng sản lƣợng xuất khẩu. Sản lƣợng chè xuất khẩu tăng dần qua các năm, năm 2008 là 5.055 tấn, đến năm 2011 tăng lên 6.438 tấn, cùng với đó là giá trị của sản phẩm chè mang lại cùng tăng, cụ thể năm 2008 đạt 6.507.000 USD, đến năm 2011 tăng lên 10.501.000 USD. Tổng giá trị này đã đóng góp to lớn vào sự phát triển vùng nông thôn nói riêng và cả tỉnh nói chung.

Chè Thái Nguyên đã có thƣơng hiệu nổi tiếng từ lâu với vị thơm ngon hấp dẫn, vốn là vùng chè lớn thứ hai trong cả nƣớc nên tỉnh luôn chú trọng phát triển không ngừng cả về số và chất lƣợng chè với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong những năm gần đây, không những quan tâm đến phát triển diện tích, năng xuất và sản lƣợng, Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều dự án về đổi mới công nghệ kết hợp với kỹ thuật truyền thống từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, bảo quản và bao bì đóng gói để nâng cao năng xuất, chất lƣợng, hiệu quả và tạo sản phẩm an toàn bảo vệ sức khoẻ ngƣời trồng chè cũng nhƣ ngƣời sử dụng trà. Hàng năm ngành nông nghiệp tổ chức các Hội thi chè giữa các vùng chè truyền thống; xây dựng thƣơng hiệu chè Thái Nguyên.

Hiện tại, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: “Nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên” với 13 doanh nghiệp và 31 cá nhân đang sử dụng Nhãn hiệu tập thể này. Riêng Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Cƣơng Hoàng Bình hiện đang sản xuất trên 30 loại sản phẩm, tất cả đều có mã vạch, quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001-9002. Ngoài ra, Thái Nguyên liên tục lựa chọn bộ giống chè có năng xuất, chất lƣợng cao vào trồng để thay thế cho giống chè cũ [4].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành chè trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên (Trang 34)