Quan niệm nghệ thuật về kịch

Một phần của tài liệu Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển của kịch nói việt nam từ khởi thủy cho đến những năm 40 của thế kỉ XX (Trang 81)

Việc dựng lại quan niệm nghệ thuật về kịch là rất quan trọng. Bởi nó cho thấy những đường hướng và tâm thức nghệ sĩ trong việc hình dung những điều cơ bản nhất, có ý nghĩa chung nhất về kịch trong quá trình sáng tạo. Tuy nhiên, đây lại là một công việc rất khó khăn. Bởi ngay trong tiến trình phát triển của kịch qua mỗi thời kì, thì lí luận về kịch tỏ ra rất hạn chế. Đó cũng là tình hình chung đối với các thể loại văn học khác. Điều này có lẽ đã nằm trong căn tính dân tộc. Chuyện lập thuyết hoặc đề ra lí thuyết, hay đơn giản là việc tạo lập một hệ thống lí luận là một công việc còn rất sơ sài và không được trú trọng. Thực tế, từ khi kịch nói ra đời, nó

không hình thành cho mình một nhà nghiên cứu chuyên biệt về thể loại. Trong khi đó, ở nước ngoài, thường thì nhà văn đồng thời là nhà lập thuyết trong phạm vi bộ môn của mình. Ở nước ta, trong giai đoạn này, quan niệm về kịch chỉ xuất hiện lẻ tẻ trên báo chí thời đó, đối tượng phát ngôn là dịch giả, là những ai quan tâm đến kịch nói chung, là chính lực lượng sáng tác và những người có vị thế trong đời sống kịch trường. Chúng tôi căn cứ vào đó như là những căn cứ xác đáng nhất. Bên cạnh đó, chính các sáng tác, cũng là một căn cứ biểu thị một quan niệm nghệ thuật của nhà viết kịch, và rộng hơn là của thời đại về kịch

Điều đáng nói là, quan niệm nghệ thuật về kịch đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong vòng 20 năm phát triển của nền kịch nói nước ta. Trong đó, năm 1932 là một mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong việc nhìn nhận các vấn đề chung nhất về kịch.

Một phần của tài liệu Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển của kịch nói việt nam từ khởi thủy cho đến những năm 40 của thế kỉ XX (Trang 81)