Từ hoạt động diễn kịch của người Pháp

Một phần của tài liệu Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển của kịch nói việt nam từ khởi thủy cho đến những năm 40 của thế kỉ XX (Trang 32)

Một cách chủ quan và khá bạo dạn, tôi chọn mốc Nhà hát lớn Hà Nội, một thiết chế văn hóa gắn liền với sự ra đời và phát triển của kịch nói làm mốc cho sự manh nha đầu tiên của kịch nói. Trước khi có các động thái trực tiếp làm nảy sinh văn học kịch nước ta như (dịch thuật bắt đầu từ

1915 trên Đông Dương tạp chí, hay chương trình học trong các trường Pháp _Việt chỉ thực sự được hoàn bị sau 1917), thì Nhà hát lớn là tác nhân đầu tiên. Bởi nó được hoàn thành vào năm 1911.Thực tế đã cho thấy, Nhà hát lớn Hà Nội không phải là nơi duy nhất tổ chức biểu diễn các vở kịch. Nhưng đây lại là một trong số những nhà hát được xây dựng sớm nhất, có quy mô nhất và mang tính chuyên nghiệp nhất. Nhà hát được xây dựng bởi người Pháp và mục đích của nó cũng là để phục vụ cho người Pháp, tuy nhiên, bỏ qua cái mặc cảm dân tộc, thì ta có thể nhận thấy một điều, chính việc xây dựng nhà hát này lại là một cúa huých, tạo điều kiện trực tiếp nhất cho sự tiếp xúc và hình thành ý niệm về kịch đối với công chúng nước ta. Từ cơ sở hạ tầng này, các đoàn kịch của Pháp sang biểu diễn tại đây, không dành cho người Việt, nhưng những buổi biểu diễn này lại dần hình thành những ý niệm đầu tiên trong đầu óc người Việt về sự có mặt của loại hình này. Dĩ nhiên, phạm vi ảnh hưởng của những buổi biểu diễn này không rộng, và ban đầu, đối với người Việt, thì sự phản ứng về nó chỉ là sự lạ lẫm về một thể loại chưa từng biết đến.

Bên cạnh đó, thì tại các doanh trại của binh lính Pháp, những cuộc diễn kịch cũng diễn ra như một hoạt động giải trí khá phổ biến. Phong trào diễn kịch trong các trại lính lớn mạnh tới mức rất nhiều câu lạc bộ diễn kịch đã được hình thành nhằm thỏa mãn một nhu cầu quen thuộc là thưởng thức kịch nghệ của người Âu châu. Dĩ nhiên, hoạt động diễn kịch này cũng chỉ ảnh hưởng trong phạm vi rất hẹp.

Các tổ chức Giáo hội cũng tổ chức diễn thánh kịch để tuyên truyền và bán vé lấy tiền chi việc đạo. Năm 1921, trường Nam thánh giáo diễn vở thánh tích Đức Chúa giê- su chịu nạn cho thiên hạ. Những buổi diễn kịch trong nhà thờ có sức ảnh hưởng khá lớn trong công chúng, đặc biệt là người công giáo.

Như vậy, những vở diễn của các đoàn lưu động tại nhà hát lớn, các thánh kịch của Giáo hội người Pháp hoặc những buổi diễn kịch của binh lính, tuy sức ảnh hưởng (nhìn chung) khá hạn chế trong dân chúng nhưng cũng đưa người xem một ý niệm sơ khai về kịch. Việc tiếp xúc những vở

kịch này đã đem đến một tác động trực tiếp, đó là sự biến đổi trong cách bài trí phông, màn, cách bài trí, dựng cảnh của các loại hình truyền thống như chèo, tuồng để thích ứng với sân khấu mới.

Sự tác động của kịch phương Tây đối với các loại hình truyền thống, dù bước đầu chỉ là sự thay đổi trên bề mặt, trong cách bài trí sân khấu, nhưng điều đó cũng cho thấy sức hút không thể cưỡng lại của loại hình này. Sự xuất hiện của kịch nói tại nước ta, ngay từ đầu đã đại diện cho một loại hình mới, khởi điểm cho một xu hướng thưởng thức nghệ thuật mới.

Một phần của tài liệu Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển của kịch nói việt nam từ khởi thủy cho đến những năm 40 của thế kỉ XX (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w