Giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để sử dụng nợ công hiệu quả là cải thiện hiệu quả đầu tư không chỉ của khu vực công mà của cả nền kinh tế.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, trước tiên, bên cạnh tăng chi NSNN vào đầu tư khoa học công nghệ, Chính phủ cần khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Thêm vào đó, Việt Nam nên chuyển hướng phát triển theo chiều sâu thay vì phát triển theo chiều rộng. Ngoài ra, Chính phủ không nên duy ý chí chọn một số ngành làm là ngành mũi nhọn, dồn nhiều nguồn lực, ưu đãi cho ngành, và kết quả là những ngành đó được bao bọc quá kỹ và mãi vẫn không phát triển (ngành công nghiệp đóng tàu là một ví dụ). Thay vào đó, Chính phủ nên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện phát triển cho cả nền kinh tế. Trong bài nghiên cứu “ Những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam” được thực hiện bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, các tác giả đã nêu rõ: mặc dù duy trì đầu tư cơ sở hạ tầng ở mức cao là 10% GDP trong thời gian dài (theo kinh nghiệm phát triển của các nước, đầu tư khoảng 7% vào cơ sở hạ tầng là quy mô vừa đúng để duy trì tăng trưởng cao và bền vững) nhưng Việt Nam vẫn đang đối mặt với những yếu kém về cơ sở hạ tầng; và điều này đang tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cũng như làm nản lòng nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, giao thông vận tải và điện, hai hoạt động hạ tầng thiết yếu nhất, là hai lĩnh vực cơ sở hạ tầng yếu kém nhất tại Việt Nam, (được trình bày
trong Bảng 3.1).
Bảng 3.: Xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam trên 142 quốc gia.
Chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung 123
Chất lượng hạ tầng cảng 111
Chất lượng đường bộ 123
Chất lượng đường sắt 71
Chất lượng vận tải hàng không 95
Chất lượng cung cấp điện 109
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2010 – 20115.
Đối với khu vực đầu tư công, tệ tham nhũng, hệ quả trực tiếp của sự không minh bạch về thông tin, thủ tục hành chính rườm rà trong quản lý và “chi phí đại diện” trong các DNNN, là một trong những nguyên nhân của hiệu quả đầu tư thấp.
Thứ nhất, các thông tin về thu – chi NSNN, tình hình hoạt động của DNNN và nợ 5 http://www.weforum.org.
công nên được công bố rộng rãi đến người dân. Vì NSNN do dân đóng góp, một phần chi phí hoạt động của DNNN bằng tiền từ ngân sách và người dân là người cuối cùng phải đóng thuế để chi trả nợ công nên công chúng có quyền được biết. Hơn nữa, dưới ánh sáng công khai, minh bạch, những người nắm quyền quyết định sẽ hành động có trách nhiệm và mọi rủi ro về tài khóa, nợ công sẽ được phát hiện sớm và có cách giải quyết nhanh chóng.
Thứ hai, đối với thủ tục hành chính, ngoài việc nỗ lực rút gọn các tục hành chính, cũng cần có các quy định xử phạt những hành vi sai trái, nhũng nhiễu dân của cán bộ phục vụ dân. Bên cạnh, hình thức phản hồi, lấy ý kiến trực tiếp của người dân về thái độ cán bộ hành chính cũng là biện pháp để hạn chế hành vi không đúng của cán bộ.
Thứ ba, về vấn đề “chi phí đại diện”, đây là vấn đề khó tránh khỏi khi có sự khác biệt giữa người sở hữu và người điều hành. Chính phủ cần có những hình thức thưởng xứng đáng và phạt thích đáng đối với những hành động của người thay thay mặt Nhà nước điều hành doanh nghiệp. Chính phủ nên dần xóa bỏ chế độ trả lương theo bậc lương dựa vào số năm công tác và cấp vụ mà thay vào đó là trả lương theo năng suất và hiệu quả. Bên cạnh, các DNNN cũng cần có các quy định về công khai minh bạch thông tin, thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động với cơ quan quản lý và cần có cơ chế kiểm toán chặt chẽ, khắc khe vì đây là tiền của của dân, không được để thất thoát, lãng phí.