Giai đoạn trước năm 1986, thâm hụt NSNN luôn ở tình trạng cao quá mức, thu ngân sách không đủ bù đắp cho chi thường xuyên, chi tiêu của Chính phủ Việt Nam phải dựa chủ yếu vào sự viện trợ của nước ngoài, đặc biệt là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
Sang giai đoạn 1986-1990, trước tình hình khó khăn đó, Đảng ta tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN. Với những bước đi chập chững ban đầu, chính sách tài chính đã có đổi mới một bước. Tuy nhiên, thu NSNN càng không đủ chi và bù đắp thâm hụt NSNN không chỉ phải vay trong và ngoài nước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành.
Giai đoạn 2001-2012: trong những năm gần đây, NSNN cũng đã có chuyển biến đáng kể. Tốc độ tăng thu hàng năm bình quân là 18,8%. Tốc độ tăng chi bình quân hàng năm đạt 18,5%. Bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP.
Bảng 2.1: Bội chi NSNN 2001-2012
Năm Số bội chi (Tỷ đồng) Bội chi so với GDP (%)
2001 25.885 4,67 2002 25.597 4,96 2003 29.936 4,9 2004 34.703 4,85 2005 40.746 4,86 2006 48.500 5,00 2007 56.500 5,00 2008 66.200 4,95 2009 142.355 6,90 2010 119.700 6,20 2011 120.600 5,30 2012 140.200 4,80
Nguồn: Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính
Hình 2.6: Quy mô thu – chi NSNN và thâm hụt NSNN (%)
Nguồn: Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính
Nhìn chung, chi ngân sách có xu hướng tăng cao và luôn vượt thu ngân sách. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP từ năm 2003 đến nay đang có xu thế đi lên. Nguyên nhân một phần là do chính sách tăng chi ngân sách để thực hiện các gói kích cầu nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2009 - 2010. Kết quả là bội chi NSNN năm 2009 đã tăng tới mức cao nhất là 6,9% GDP. Một nguyên nhân khác là do yêu cầu đảm bảo nguồn lực thực hiện các chủ trương của Nhà nước trong việc tăng chi cho công tác an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo trong những năm gần đây.