Hình 2.20: Đóng góp của vốn, lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP thực
Đơn vị tính: %.
Nguồn: WB4.
Đầu tư kém hiệu quả góp phần không nhỏ vào gia tăng nợ công. Theo như số liệu và tính toán của WB, vốn không đóng góp nhiều vào tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong thập niên 90 hay đúng với đánh giá “ tăng trưởng với nguồn lực hạn chế”, (Hình 2.20). Ngược lại, từ năm 2000 trở đi Việt Nam “dư thừa nguồn lực với tăng trưởng hạn chế”. Trong giai đoạn này, năng suất chỉ đóng góp khoảng 15% tăng trưởng phần còn lại 75% là vốn và con người (trong đó vốn chiếm đa số). Hiệu quả đầu tư kém được thể hiện rõ qua sự tăng cao của hệ số sử dụng vốn (ICOR) qua các năm (xem phụ lục 1). Trong giai đoạn 2000 đến 2006, hệ
số ICOR trung bình của cả nền kinh tế là 3.04; giai đoạn 2007 – 2012 là 4.16. Như đã đề cập, trong khu vực kinh tế Nhà nước, vốn đầu tư từ NSNN luôn chiếm tỷ trọng cao. Do đó, với hiệu quả đầu tư thấp, Chính phủ phải chi nhiều hơn để đầu tư, làm gia tăng nợ công.
Ba lý do chính của hiệu quả đầu tư thấp là tệ tham nhũng, đầu tư theo chiều ngang và công nghệ lạc hậu.
Thứ nhất, thiếu minh bạch, thủ tục hành chính và nạn tham nhũng từ lâu đã “song
hành” ở Việt Nam. Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), mức độ tham nhũng của Việt Nam luôn nằm trong top các quốc gia có tham nhũng. Theo quy định tại khoản 11, điều 2 Nghị định số 09/2009/NĐ-CP, “đại diện chủ sở hữu công ty Nhà nước” là các cơ quan được Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ. Quy định này tạo nên hai điều bất lợi. Bất lợi thứ nhất là Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình đối với rất nhiều công việc nên khó có thể thực hiện hết vai trò người “đại diện chủ sở hữu công ty Nhà nước”. Trong nhiều trường hợp, những người được nêu ở trên ủy quyền lại cho những người khác thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn thay mình. Như vậy, bằng một cách thức rất hành chính, cơ chế quản lý trao quyền cho những người giám sát, quản lý nguồn vốn Nhà nước nhưng họ lại không có điều kiện sâu sát với hoạt động của các doanh nghiệp. Và, các bộ phận trung gian được tạo ra đã tạo nên khoảng cách lớn giữa chủ sở hữu – Nhà nước và người thay mặt. Khoảng cách này càng bị nới rộng bởi cung cách quản lý nặng tính mệnh lệnh hành chính, thủ tục giấy tờ, hội họp, báo cáo, rút kinh nghiệm … dẫn đến tính răn đe, ngăn chặn, giám sát không có. Bất lợi thứ hai là giữa các DNNN và chính quyền có mối quan hệ chính trị đặc biệt. Vì vậy, các DNNN dễ dàng có những ưu đãi từ chính quyền. Cơ chế ấy tạo nên lộ trình dễ dãi cho các loại kế hoạch tài chính, chế độ kế toán, thống kê và kiểm toán được “làm đẹp”. Đồng thời, nó cũng triệt tiêu tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát thông qua các cơ quan tài chính có thẩm quyền đối với công tác tài chính của DNNN. Dẫn đến kết quả thanh tra, kiểm tra không phản ánh đúng thực chất việc quản lý nguồn vốn Nhà nước trên thực tế. Chẳng hạn như trường hợp của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt NamVinashin, những sai phạm của tập đoàn đến năm 2010 mới bị phát hiện thì đã mang món nợ 86 nghìn tỷ đồng.
Thứ hai, một trong những khuyết điểm của nền kinh tế Việt Nam là phát triểu theo
chiều rộng, nghĩa là sự tăng trưởng kinh tế nhờ vào việc tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất như vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Vốn không phải là vô hạn và nguồn lao động giá
rẻ cũng không thể kéo dài mãi. Hơn nữa, khi vốn và lao động gia tăng tới một giới hạn nhất định thì sẽ gặp rào cản công nghệ. Do đó, hậu quả của việc phát triển theo chiều rộng không chỉ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên mà còn gây ra lạm phát, tăng trưởng suy giảm, không bền vững và lãng phí nguồn lực.
Thứ ba, một trong những rào cản phát triển tại Việt Nam là công nghệ lạc hậu. Công
nghệ sản xuất xi măng là một ví dụ điển hình. Trong những năm 90, Việt Nam ồ ạt phát triển xi măng lò đứng. Sau 7 – 8 năm, các địa phương đã ồ ạt nhập về hơn 50 dây chuyền sản xuất xi măng công nghệ lò đứng của Trung Quốc. Năm 2004, nhiều nhà máy bị Chính phủ yêu cầu đóng cửa vì công nghệ lạc hậu, lãng phí năng lượng, gây ô nhiễm môi trường và quan trọng hơn là không có hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, đầu tư cho khoa học công nghệ cũng chưa được quan tâm xứng tầm quan trọng của nó. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong ba năm 2008, 2009 và 2010, đầu tư toàn xã hội cho khoa học công chỉ chiếm 1.03%, 1.13% và 1.12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tức chiếm chưa tới 0.5% GDP. Đây là một tỷ lệ rất thấp nếu so với 2.2% GDP của Trung Quốc và 4.5% GDP của Hàn Quốc (năm 2010).