Theo cơ cấu tiền vay

Một phần của tài liệu Tìm ra các giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam (Trang 40 - 42)

Việc nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ công khiến Việt Nam phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Đặc biệt, đa số các khoản vay lại bằng các đồng tiền mạnh như USD và đồng JPY (hình 2.14). Trong giai đoạn 2002- 2010, tổng giá trị các khoản vay nước ngoài của Chính phủ bằng USD và JPY luôn chiếm khoảng 60% dư nợ nước ngoài của Chính phủ.

Ngoài ra, tỷ trọng trung bình của đồng SDR trong giai đoạn này là 26.65%, cao thứ hai sau JPY. Theo quy định của IMF, từ ngày 01/01/2011, tỷ trọng mỗi đồng tiền đóng góp trong SDR như sau: USD chiếm 41.9%, EUR chiếm 37.4%, GBP chiếm 11.3% và JPY là 9.4%. Như vậy, tỷ trọng của đồng USD và JPY trong dư nợ nước ngoài của Chính phủ cao hơn so với công bố chính thức của Bộ Tài chính. Trong bối cảnh tỷ giá VND/USD luôn có xu hướng tăng và đồng JPY đang lên giá so với đồng USD thì khoản chi trả gốc và lãi sẽ gia tăng.

Hình 2.14: Dư nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo loại tiền giai đoạn 2002 - 2010

Đơn vị tính: %.

Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 1 và số 7, Bộ Tài chính.

Đồng Việt Nam mất giá mạnh so với USD trong những năm trở lại đây khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn ở mức cao hơn so với của Mỹ và khoảng chênh lệch này có xu hướng tăng rõ rệt trong những năm gần đây, (xem Hình 2.15). Đặc biệt, năm 2008, con số chênh lệch là 19.17%, đến năm 2009 và 2010 có giảm xuống, lần lượt bằng 7.28% và 7.59%, nhưng sau đó lại tăng lên thành 15.38% trong năm 2011.

Hình 2.15: Biến động Chỉ số CPI của Việt Nam, Mỹ và Chỉ số giá USD1 giai đoạn 2005 - 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê, Văn phòng Thống kê Lao động thuộc Bộ Lao động Mỹ2.

Đối với JPY, mặc dù trên thị trường thế giới, JPY đã giảm giá so với USD kể từ ngày 14/02/2012 khi BOJ tuyên bố gia tăng các gói kích thích kinh tế, nhưng đồng JPY là một đồng tiền mạnh. VND đang ở trong xu hướng mất giá so với JPY, (xem Hình 2.16). Tính từ đầu năm 2011 đến 23/3/2012, VND đã giảm giá gần 9% so với đồng JPY.

Hình 2.16: Diễn biến tỷ giá VND/JPY

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Tóm lại, xét về mặt cơ cấu, nợ công của Việt Nam đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Quản lý nợ công có hiệu quả đang là vấn đề cấp bách được đặt ra cho các nhà quản lý tại Việt Nam 1 Giá vàng và giá USD trên thị trường tự do được Tổng cục Thống kê thu thập để tính chỉ số giá vàng và chỉ số giá USD mà không được đưa vào rổ hàng hoá tính CPI.

hiện nay.

Một phần của tài liệu Tìm ra các giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam (Trang 40 - 42)