Thâm hụt cán cân vãng la

Một phần của tài liệu Tìm ra các giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam (Trang 42 - 44)

Khi cán cân vãng lai thặng dư, thu nhập của người cư trú từ người không cư trú lớn hơn so với chi trả cho người không cư trú. Vì vậy, quốc gia này tăng thu nhập từ nước ngoài, hay tăng tích lũy tài sản quốc tế ròng. Ngược lại, cán cân vãng lai thâm hụt nghĩa là quốc gia đang giảm thu nhập từ nước ngoài và đang tích lũy thêm nghĩa vụ nợ nước ngoài. Điều này ngay lập tức sẽ tác động tiêu cực đến tỷ giá, gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Đối với những nước phải nhập khẩu nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào sản xuất và cả các mặt hàng tiêu dùng như Việt Nam, đồng nội tệ mất giá sẽ đẩy lạm phát tăng lên. Điều này lại có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá và cả nền kinh tế. Ngoài ra, đồng nội tệ mất giá sẽ gia tăng nghĩa vụ trả nợ đối với nợ công nước ngoài. Khi nền kinh tế gặp khó khăn do tỷ giá và lạm phát, cùng với nghĩa vụ nợ nước ngoài của quốc gia tăng thì tín nhiệm của quốc gia sẽ bị hạ thấp. Vì vậy, quốc gia gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và giá cả các khoản vay của quốc gia cũng có xu hướng tăng lên, gánh nặng nợ công gia tăng. Do đó, Chính phủ phải chi nhiều tiền để cải thiện nền kinh tế và chi trả nợ công. Như vậy, thâm hụt cán cân vãng lai thường xuyên có tác động tiêu cực đến nợ công, đặc biệt là nợ công nước ngoài.

Thâm hụt cán cân vãng lai là vấn đề được nhắc đến từ lâu nhưng vẫn chưa giải quyết được của Việt Nam. Từ năm 2001 đến 2010, ngoại trừ năm 2001, tài khoản vãng lai của Việt Nam luôn trong trạng thái thâm hụt. Và, nợ công của Việt Nam có xu hướng mở rộng cùng với thâm hụt cán cân vãng lai (xem Hình 2.18).

Hình 2.18: Nợ công và cán cân vãng lai của Việt Nam

Đơn vị tính: % GDP.

Nguồn: IMF, ADB.

Thâm hụt tài khoản vãng lai không hoàn toàn đồng nghĩa với tiêu cực, nhưng thâm hụt thường xuyên và với mức độ cao thì sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế. Theo báo cáo của Merrill Lynch, thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam năm 2007 cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế mới nổi khác (xem Hình 2.19). Ngoại trừ các nước Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary có mức thâm hụt vãng lai trên 5% GDP (nhưng vẫn thấp hơn so với mức 10% GDP của Việt Nam), các nước mới nổi khác đều thặng dư cán cân vãng lai. Năm 2008, thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam tương đương 11.8% GDP. Con số này cao hơn mức thâm hụt 8% GDP của Thái Lan trước giai đoạn khủng hoảng Châu Á 1997

Hình 2.: Tài khoản vãng lai các thị trường mới nổi năm 2007

Đơn vị: % GDP.

Nguồn: Báo cáo của Merrill Lynch3.

Nguyên nhân thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam là do cán cân thương mại và cán cân dịch vụ của Việt Nam thường xuyên thâm hụt (được trình bày trong Bảng 2.3). Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hầu hết đều phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào – chiếm giá trị rất lớn trong giá trị của thành phẩm. Điều này đã biến ngành công nghiệp của 3 Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thắng, Nguyễn Đức Nhật, Nguyễn Cao Đức, Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp – Bản thảo số 3, tháng 08/2008.

Việt Nam mang nặng tính gia công, lắp ráp, tức là giá trị gia tăng tạo ra rất ít. Ngoài ra, đối với cán cân dịch vụ, vì thói quen xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF nên chi phí chi trả cước phí vận tải và bảo hiểm góp phầm làm thâm hụt cán cân vãng lai.

Bảng 2.3: Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010

Đơn vị: triệu USD.

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Cán cân thương mại -2439 -2776 -10360 -12782 -8306 -7097 Cán cân dịch vụ và thu nhập -1501 -1437 -3084 -5316 -4162 -5817

Chuyển giao một chiều 3380 4049 6430 7311 6448 8661

Cán cân vãng lai -560 -164 -7092 -10787 -6020 -4253

Nguồn: ADB

Một phần của tài liệu Tìm ra các giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam (Trang 42 - 44)