Theo nguồn vay nợ

Một phần của tài liệu Tìm ra các giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam (Trang 38)

Trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, nợ công nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, mặc dù trong những năm trở lại đây đã có xu hướng giảm (xem Hình 2.9). Nếu như năm 2003 nợ công nước ngoài chiếm 84% trong tổng nợ công của Việt Nam, thì đến năm 2010 tỷ lệ này giảm còn 59% tương đương với 32,5 tỷ USD. Khi xét ở khía cạnh giá trị tuyệt đối thì nợ công nước ngoài đã tăng lên hơn hai lần từ 15,64 tỷ USD trong năm 2006 lên 32,5 tỷ USD năm 2010. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối năm 2010 chỉ tăng 34% so với năm 2006. Tỷ lệ nợ công nước ngoài trên dự trữ ngoại hối trong hai năm 2007 và 2008 chỉ khoảng 1 lần, nghĩa là 1 đồng nợ công nước ngoài được đảm bảo thanh toán bằng 1 đồng dự trữ ngoại hối, nhưng sang năm 2009 và 2010 đã tăng lên 2 lần, hay 2 đồng nợ công nước ngoài được đảm bảo thanh toán bằng 1 đồng dự trữ ngoại hối. Mặc dù tỷ lệ này không thể hiện nợ công nước ngoài ngắn hạn nhưng vẫn phải lưu ý để tránh mất khả năng thanh khoản trong tương lai.

Hình 2.9: Tỷ lệ Nợ công nước ngoài/Nợ công và Nợ công nước ngoài/Dự trữ ngoại hối

Nguồn: IMF, Bản tin nợ nước ngoài số 7, Bộ Tài chính (2011).

Nguồn cung cấp nợ nước ngoài chủ yếu của Việt Nam là các khoản vay ODA. Theo danh mục nợ công năm 2009 của BTC, 60.3% nợ công là ODA và 29.8% được tài trợ từ trái phiếu trong nước. Tương tự, tính đến ngày 31/12/2010, 93% nợ nước ngoài của Chính phủ là vốn ODA và nợ ưu đãi (trong đó 74% là vốn ODA). Đây là các khoản nợ dài hạn, có lãi suất thấp và những điều khoản ưu đãi, giúp Việt Nam giảm bớt được áp lực nợ công.

Một phần của tài liệu Tìm ra các giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w