Theo lãi suất nợ vay

Một phần của tài liệu Tìm ra các giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam (Trang 39 - 40)

Lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá độ an toàn và gánh nặng của nợ công mà thế hệ tương lai phải chịu. Khi lãi suất vay nợ tăng đồng nghĩa với mức rủi ro mà quốc gia phải đối diện tăng và nợ công sẽ tạo ra gánh nặng trả lãi sau này.

Trong giai đoạn từ 2000 – 2007, Việt Nam nổi lên là một trong những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định nhất trong khu vực. Nằm trong số những quốc gia có thu nhập thấp cộng với những thành tựu kinh tế kể trên đã khiến giúp Việt Nam được hưởng các khoản vay ưu đãi với mức lãi suất thấp từ các tổ chức quốc tế. Các nhà đầu tư quốc tế lẫn trong nước đều tin tưởng vào khả năng trả nợ của Việt Nam. Trong giai đoạn này, lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam phát hành trong nước chỉ dưới 10%. Tuy nhiên, từ năm 2008 trở đi lãi suất TPCP Việt Nam đã tăng cao, đặc biệt là năm 2008 khi chỉ số CPI tăng lên 22.97%,

(xem Hình 2.12).

Hình 2.12: Vùng lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ 5 năm

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Đối với nợ công nước ngoài của Việt Nam, nợ vay ODA và vay ưu đãi chiếm đa số. Nhiều khoản vay ODA có thời gian vay rất dài với lãi suất ưu đãi, chẳng hạn vay Ngân hàng thế giới thời hạn là 40 năm, ân hạn 10 năm và lãi suất chỉ có 0.75%; hay vay Ngân hàng châu Á thời hạn là 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất 1%. Theo Bản tin nợ nước ngoài số 7, nợ nước ngoài của Chính phủ có lãi suất cố định dưới 3% chiếm khoảng 80% tổng nợ nước ngoài của Chính phủ, (Bảng 2.2). Điều này hàm ý gánh nặng lãi suất nợ nước ngoài của Chính phủ là khá nhỏ.

Bảng 2.2: Phân loại loại nợ nước ngoài của Chính phủ theo lãi suất tính đến hết 31/12/2010

Đơn vị tính: %. Lãi suất cố định 2006 2007 2008 2009 2010 0.0 – 0.99 1.64 1.74 1.37 1.17 2.01 1.0 – 2.99 78.30 80.60 82.19 80.74 76.42 3.0 – 5.99 10.40 8.63 8.25 6.27 7.72 6.0 – 10.0 7.94 6.54 4.92 3.84 6.78

Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 7, Bộ Tài chính (2011).

Tuy nhiên, điều kiện các khoản nợ ngày càng ngặt nghèo hơn, các ưu đãi đã giảm so với trước vì Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Điển hình là tỷ trọng các khoản vay nước ngoài có lãi suất cố định đã giảm, thay vào đó là các khoản vay có lãi suất thả nổi. Nếu tính đến cuối năm 2006, nợ nước ngoài có lãi suất thả nổi của Chính phủ là 0.25 tỷ USD chiếm 1.17% tổng nợ nước ngoài của Chính phủ thì đến cuối năm 2010 đã là 1.96 tỷ USD, chiếm 7.04%. Ở khía cạnh khác, các khoản nợ nước ngoài của Chính Phủ có lãi suất từ 3% đến dưới 6%/năm trong năm 2010 đã tăng 43% từ 1.5 tỷ USD lên 2.15 tỷ USD so với năm 2009. Đáng lo ngại hơn, so với năm 2009, các khoản nợ này có lãi suất từ 6% đến 10%/năm tăng gần hai lần trong năm 2010 (xem Hình 2.13). Như vậy, giá phải trả cho các khoản vay nước ngoài của Việt Nam hiện nay đang tăng cao hơn so với các năm trước đó.

Hình 2.13: Nợ nước ngoài của Chính phủ có lãi suất cố định giai đoạn 2006 – 2010.

Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 7, Bộ Tài chính (2011).

Một phần của tài liệu Tìm ra các giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w