Kinh nghiệm từ các quốc gia

Một phần của tài liệu Tìm ra các giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam (Trang 28 - 30)

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ Latinh và Hy Lạp là một thất bại về chính sách. Đó là do chiến lược vay nợ không hợp lý và sử dụng các khoản đầu tư không hiệu quả. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á lại đến từ thất bại của thị trường, do quá trình tự do hóa quá độ trong khi thị trường tài chính khu vực chưa phát triển đủ mạnh và bền vững cũng như thiếu những cơ chế giám sát và quản lý minh bạch. Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, phải trung thực, minh bạch trong việc công khai NSNN và nợ công: nhằm quản lý tốt thâm hụt ngân sách cũng như nợ công, điều quan trọng đầu tiên cho mỗi quốc gia chính là thực hiện công khai minh bạch về những vấn đề này. Những nguyên tắc chủ đạo nhằm giúp các quốc gia thực hiện những chính sách cải thiện tính minh bạch trong quản lý tài khóa của mình được tóm tắt đầy đủ trong Cẩm nang Minh bạch Tài khóa (IMF, 2007).

Hai là, thâm hụt ngân sách là vấn đề có tính thường trực của hầu hết các Chính phủ, song, nếu không kiểm soát tốt thâm hụt ngân sách thì nguy cơ gia tăng nợ công là khó tránh khỏi. Nguyên tắc trong kiểm soát nợ công là "mỗi đồng nợ công ngày hôm nay phải được bù đắp bằng thặng dư ngân sách ngày mai". Nếu không đáp ứng được đòi hỏi có tính nguyên tắc này, mà lại để tái diễn tình trạng thâm hụt ngân sách cao và kéo dài thì sẽ gây nên những áp lực to lớn về nghĩa vụ trả nợ trong tương lai. Đồng thời, nó cũng làm dấy lên các quan ngại về tính bất an của môi trường kinh tế vĩ mô và kích thích các hoạt động đầu cơ thao túng thị trường do đó vấn đế kiểm soát thâm hụt ngân sách cần được đặt ra nghiêm túc, việc cắt giảm chi tiêu công phải chuyển biến rõ rệt- điểm căn bản để xác định nợ công.

Ba là, thực thi những chính sách làm giảm gánh nặng thâm hụt ngân sách và nợ công kéo dài đã được rất nhiều các quốc gia áp dụng. Cụ thể là các chính sách thắt lưng buộc bụng mà các quốc gia châu Âu đang sử dụng để đối phó với cơn bão nợ công tại khu vực này. Các biện pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách có thể là đánh thuế mạnh tay vào các đối tượng có thu nhập cao, tăng thuế với bất động sản hoặc các tài sản có giá trị cao, thực hành tiết kiệm và chi tiêu công hợp lý, thận trọng trong những dự án đầu tư quy mô lớn tiêu tốn một lượng lớn vốn từ những khoản nợ nước ngoài.

Bốn là, nhà nước nên có sự xác định rõ ràng trong việc vay nợ, xác định rõ những mục tiêu mình theo đuổi. ODA là những khoản vay chứ không phải viện trợ cho không, thường có thời hạn dài 30-40 năm, lãi suất thấp vài phần trăm một năm, lại được ân hạn. Đó

là nguồn lực tốt cho phát triển, nhưng rất cân nhắc vì những khoản vay ấy cho vay có điều kiện, phải dùng nhà thầu, mua hàng, sử dụng tư vấn của họ.

Năm là, Trong hoạt động sử dụng nợ cần tiến hành theo chiều sâu, đầu tư vào những dự án có khả năng sinh lời cao, tránh đầu tư dàn trải hiệu quả thấp, chống thất thoát trong quá trình sử dung nợ. Vấn đề mấu chốt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là phải vay mượn, nhất là vay vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức, thì mới có nguồn đầu tư cho tăng trưởng. Do đó, không lúc nào được lãng quên vấn đề sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả, bởi đó là những đồng tiền vay mượn, phải trả lãi và đến hạn sẽ phải trả nợ.

Sau là, mục tiêu phát triển là đem lại phồn vinh hạnh phúc cho người dân, không phải tốc độ tăng trưởng cao. Tăng trưởng cao dẫn đến nợ nần là hoàn toàn sai lầm và không nên đặt ra tăng trưởng cao với bất kỳ giá nào. Không thể đổi tăng trưởng cao với mất ổn định kinh tế vĩ mô.

Bảy là, theo IMF, việc thực hiện kiểm toán các hoạt động vay nợ hàng năm của chính phủ được giao cho một cơ quan độc lập nhằm nâng cao tính khách quan và minh bạch về những thông tin này.

Tám là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp: kinh nghiệm liên kết thị trường ở EU cho thấy thị trường càng tự do thì luật pháp càng phải chặt chẽ. Những cơ chế và hệ thống thị trường được hình thành và hoàn thiện ở các nước EU bằng con đường tự nhiên và trong suốt hàng trăm năm, còn luật lệ hay những thành quả của cộng đồng cũng được hoàn thiện trong suốt nửa thế kỷ qua.

Một phần của tài liệu Tìm ra các giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w