Quản lý kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 63)

3.3.2.1.Công tác phân loại tại nguồn

Trước khi thực hiện thu gom, tại một số hộ gia đình có phương thức phân loại, tái sử dụng, tái chế ngay trong nội vi gia đình. Kết quảđiều tra tại 6 xã, thị trấn thuộc khu vực nghiên cứu cho thấy hình thức quản lý rác thải tại gia đình như sau:

Có 70,2 % số hộđược hỏi có thực hiện phân loại rác, nhưng trong những hộ có phân loại chỉ 60,5% thực hiện thường xuyên.

Đối với rác thải hữu cơ có nguồn gốc từ thực phẩm thừa : chỉ 32,97% số hộ tiến hành phân loại trước thu gom, tuy nhiên 87,43% số hộ tiến hành phân loại đều thực hiện phân loại thường xuyên (1 lần/ngày – 1 lần/tuần)

Đối với giấy, bìa các loại: 69,3% số hộ được hỏi tiến hành phân loại trước khi thải bỏ. Đối với nhựa, vỏ chai lọ,… tỷ lệ phân loại đạt 65%.

Đối với các loại rác thải khác hầu như không phân loại mà được để chung vào nơi thu gom rác của gia đình.

Lợi nhuận thu được từ quản lý nội vi đối với rác thải khá thấp (vài nghìn đồng/tháng) kể cả đối với những hộ tiến hành phân loại thường xuyên, do đó hiệu quả của việc phân loại rác thải không cao. Rác thải trước khi thu gom được chứa trong các loại thùng chứa rác gia đình tự trang bị (thùng – sọt rác; xô thường, thùng xốp, sọt tre…); hiện chưa có địa phương nào trang bị cho các hộ gia đình phương tiện chứa rác tạm thời.

3.3.2.2. Công tác thu gom

Hiện nay, có hai mô hình thu gom rác thải đang được áp dụng trong toàn huyện:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

+ Đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom rác thải

Công ty môi trường cây xanh đô thị Kinh Môn là: đơn vị mới thành lập trên cơ sở Công ty TNHH MTV Ngọc Anh. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm thu gom rác thải trên địa bàn thị trấn Kinh Môn. Nguồn thu của công ty chủ yếu từ thu phí vệ sinh môi trường của người dân nên rất hạn hẹp. Công ty có 12 người, được nhà nước cấp một xe ô tô tải để thu gom, các trang thiết bị và bảo hộ lao động khác đều do công ty tự mua sắm. Trong 12 người thì có 5 người làm việc bán thời gian với mức lương 1 triệu đồng đến 1,5 triệu, những công nhân làm việc toàn thời gian hưởng mức lương 3 triệu đến 3,2 triệu nhưng tất cảđều không được đóng bảo hiểm và ký hợp đồng dài hạn.

HTX vệ sinh môi trường thị trấn Minh Tân hoạt động từ năm 2008, chịu trách nhiệm thu gom rác thải trên địa bàn thị trấn Minh Tân và ký hợp đồng thu gom chất thải rắn sinh hoạt với một số công ty sản xuất ở huyện Kinh Môn. Nguồn thu của HTX chủ yếu từ đóng góp của của cán bộ HTX và nguồn thu phí vệ sinh của dân. HTX có 10 người, được cấp một xe ô tô tải để vận chuyển rác, song vẫn còn thiếu nhiều trang thiết bị và xe chuyên dụng cho công tác thu gom. Trong 10 người thì có 5 người làm việc bán thời gian với mức lương 900.000 đồng triệu đồng đến 1,2 triệu, những người làm việc toàn thời gian hưởng mức lương 2,8 triệu đến 3 triệu nhưng cũng không được đóng bảo hiểm.

HTX nước sạch MT thị trấn Phú Thứ hoạt động từ năm 2010, chịu trách nhiệm thu gom rác trên địa bàn thị trấn Phú Thứ. Đơn vị chỉđược xã hỗ trợ một số xe vận chuyển loại nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu thu gom. Với lực lượng gồm 9 người, nguồn thu chủ yếu từ phí vệ sinh môi trường nên chưa đảm bảo chi trả cho người lao động. Lương của những người tham gia thu gom dao động từ 1,1 đến 1,8 triệu, không được đóng bảo hiểm.

Mô hình thu gom, vận chuyển của các đơn vịđược thể hiện như trong hình sau:

Hình 3.6. Mô hình thu gom rác tại các thị trấn

Rác thải từ hộ gia đình Điểm tập kết Xe chuyên chở rác Bãi rác, lò đốt rác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 Rác thải từ các hộ gia đình đựoc đưa ra điểm tập kết( thường là trước cửa nhà, hoặc đầu ngõ) sau đó được công nhân thu gom chuyển lên xe chuyên chở rác, rồi được đưa đến bãi rác hoặc lò đốt rác để xử lý. Do nguồn vốn đầu tư hạn hẹp nên những điểm tập trung ở đầu ngõ phố không được trang bị các thùng đổ rác to, chuyên dụng dẫn đến những điểm này lại trở thành điểm gây ô nhiễm thứ phát, ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người dân. Theo kết quả điều tra tại hai đô thị là thị trấn Kinh Môn và thị trấn Minh Tân chỉ có 35% số người được hỏi hài lòng với công tác thu gom, 45 % số người được hỏi đánh giá bình thường với công tác thu gom và 20% đánh giá công tác thu gom thực hiện chưa tốt.

Nguyên nhân dẫn tới công tác thu gom chưa thực hiện tốt có thể là:

Nguồn nhân lực cho hoạt động thu gom quá ít so với yêu cầu thu gom tại các địa bàn rộng, dân cư phân bốđông đúc tại các thị trấn.

Trang thiết bị phục vụ thu gom chưa đầy đủ.

Chưa thiết lập được mạng lưới thu gom khoa học, nhiều điểm tập kết tự phát.

+ Tổ, đội thu gom

Tổ đội thu gom là hình thức tổ chức cơ bản, chiếm số lượng đông đảo và hiện đang đóng góp tích cực vào công tác quản lý rác thải sinh hoạt nhiều khu vực nông thôn và ven đô thị nước ta. Tổ vệ sinh môi trường(VSMT) có trách nhiệm thu gom, vận chuyển toàn bộ khối lượng rác thải sinh hoạt từ nguồn phát sinh trong khu vực được giao quản lý đến điểm tập kết hàng ngày, bảo đảm đúng thời gian, tuyến đường quy định. Đồng thời, vệ sinh thường xuyên khu vực điểm tập kết rác thải sinh hoạt của thôn, bảo quản phương tiện, dụng cụ VSMT theo sự chỉ đạo, phân công của UBND cấp xã và trưởng thôn.

Các tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải có nguồn gốc sinh hoạt trên địa bàn các xã nông thôn huyện Kinh Môn phần lớn được tổ chức bằng cách vận động tham gia do chính sách quản lý rác thải của thôn, xóm, hội phụ nữ và các hội đoàn thể khác.

Theo số liệu điều tra thực tế trên địa bàn 4 xã nông thôn nghiên cứu, số lượng nhân lực phục vụ công tác thu gom rác thải là 33 người. Nhân lực tham gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 thu gom và vận chuyển rác thải chủ yếu là lao động nhàn rỗi từ các hoạt động sản xuất khác.

Trung bình một tổ đội thu gom có khoảng từ 2 đến 5 người, có thể là người trong một gia đình. Bên cạnh các đoàn thể xã hội, phần lớn các tổ đội thu gom do chính quyển xã, tổ chức tự quản thôn thành lập thường tự lựa chọn ra một hộ, một vài cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt trong địa phương để thành lập tổđội thu gom.

Trong số 33 người thu gom vận chuyển được điều tra, 100% đều làm việc bán thời gian, họ không được hưởng chính sách lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các trợ cấp khác khi tham gia thu gom rác thải.

Công đoạn thu gom được thực hiện bằng hai hình thức sau đây:

+ Quy trình thu gom thủ công: Người thu gom chủ yếu sử dụng xe cải tiến (dung tích 1 – 3 m3) thu gom rác từ hộ dân thuộc địa bàn quản lý của, hợp tác xã, tổ đội. Sau đó đẩy xe rác đến bãi rác của thôn, xã.

+ Quy trình thu gom cơ giới: Sử dụng xe cơ giới (chủ yếu là xe công nông) đi dọc tuyến đường để thu gom rác, sau đó chuyển đến bãi rác.

Trang thiết bị liên quan tới quá trình thu gom rác thải có nguồn gốc sinh hoạt gồm có:

Xe thu gom: chủ yếu là xe cải tiến Chổi, cào, gầu hót, xẻng…

Bảo hộ lao động: gồm có khẩu trang (loại thường); găng tay (vải hoặc cao su); ủng cao su; quần áo bảo hộ lao động.

Với số lượng nhân lực nêu trên ứng với lượng rác thải phát sinh trên một khoảng thời gian nhất định lớn và địa bàn phụ trách rộng, mỗi tổ đội thu gom thường phải vận chuyển khoảng 1 - 5 chuyến xe/lần thu gom. Quãng đường vận chuyển rác từ hộ dân đến bãi rác dao động trong khoảng 5 - 30 km/ngày thu gom. Nhân lực mỏng, thiếu trang thiết bị, trang thiết bị lạc hậu, thô sơ cùng với điều kiện về tuyến đường vận chuyển còn nhiều khó khăn gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt ởđịa phương.

Những khó khăn về phương tiện thu gom và quãng đường vận chuyển tại khu vực nông thôn tập trung vào các nội dung sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 Xe thu gom chủ yếu là xe cải tiến, đựng được rất ít rác so với các loại xe đẩy chuyên dụng, người thu gom phải tiến hành vận chuyển ra bãi rác nhiều lần.

Bên cạnh đó, đường ra bãi chôn lấp là đường đồng nhỏ hẹp, đi lại rất khó khăn cũng khiến việc thu gom, vận chuyển không đạt được hiệu quả cao.

Chưa xây dựng được mạng lưới thu gom nên thường chỉ thu gom rác cho các hộ gia đình nằm trên các tuyến đường chính của xã.

Hình 3.7. Một số xe thu gom rác được sử dụng trên địa bàn huyện Kinh Môn– Tỉnh Hải Dương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

3.3.2.3. Tỷ lệ thu gom rác

Do phương tiện, nguồn nhân lực và nguồn tài chính đầu tư cho công tác thu gom rác là rất it, ý thức người dân chưa cao nên tỷ lệ thu gom rác vẫn chưa đạt được hiệu quả.

Theo thống kê từ phiếu điều tra, tỷ lệ người dân tham gia thu gom rác thải tại đô thị là 70 %, nguời dân nông thôn tham gia thu gom rác thải là 57%. Như vậy, tỷ lệ thu gom rác thải trong khu dân cư của huyện uớc đạt khoảng 63 %. Tỷ lệ thu gom rác thải tại khu vực đô thị còn khá thấp so với trung bình toàn quốc( năm 2010 là 83- 85%).

3.3.2.4. Công tác xử lý

Hiện nay, hầu như chất thải rắn trên địa bàn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Một số xã trên địa bàn huyện đuợc tỉnh đầu tư xây dựng bãi chôn lấp vệ sinh nhưng thực tế đây chỉ là nơi đổ chất thải kiểu chôn lấp hở, biện pháp kỹ thuật áp dụng sơ sài.

Bảng 3.8. Hiện trạng các bãi chôn lấp trên địa bàn huyện Kinh Môn

STT Xã, thị trấn Diện tích xây

dựng(m2) Biện pháp xử lý 1 Kinh Môn 3.500 Phun EM, thuốc diệt ruồi 2 Phú Thứ 8.763 Phun EM, thuốc diệt ruồi 3 An Sinh 1.140 Rắc vôi bột

4 Hiệp Sơn 2.400 Rắc vôi bột 5 Thất Hùng 1.949 Không có 6 Quang Trung 1.800 Không có 7 Phúc Thành 2.050 Rắc vôi bột

8 An Phụ 2.200 Không có

9 Duy Tân 2.904 Không có

10 Thượng Quận 2521 Rắc vôi bột 11 Hiến Thành 2.325 Không có 12 Long Xuyên 2.540 Rắc vôi bột 13 Hiệp Hòa 1.257 Rắc vôi bột 14 Lạc Long 1.240 Không có

15 Minh Tân 20.541 Phun EM, thuốc diệt ruồi và san gạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 Ngoài các bãi rác được đầu tư xây dựng, còn có nhiều điểm đổ rác nhỏ lẻ do các xã tự quy hoạch và không có biện pháp kiểm soát môi trường nào được áp dụng. Các bãi rác thường được bố trí xa khu dân cư, thông thường đặt ngoài cánh đồng của thôn do đó rất gần các khu vực sản xuất lúa, hoa màu lân cận. Khoảng cách từ bãi rác đến khu dân cư dao động trong khoảng 100-1.500 m. Trong đó, bãi rác cách khu dân cư dưới 500 m chiếm khoảng 40 % nên có tới 34,2 % số hộ dân được phỏng vấn đánh giá không đồng ý với bãi chôn lấp hiện nay.

Khi so sánh với tiêu chuẩn về bãi chôn lấp (TCXD 261: 2001) thì đa số bãi rác không đảm bảo về mặt khoảng cách đến khu dân cư (chiếm 82%). Số lượng bãi rác cách khu dân cư ít nhất 1.500 m là 5 bãi rác.

Trên địa bàn huyện có 01 lò đốt rác thải NFI- 120 series 3 hiệu Sankyo với công suất 120-500 kg/h do công ty Môi trường cây xanh đô thị Kinh Môn quản lý đặt tại thị trấn Kinh Môn. Đây là lò đốt rác hiện đại, theo công nghệ Nhật Bản, ít gây ô nhiễm môi trường và có hiệu quả xử lý rác thải cao, tiết kiệm nguyên liệu. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn đều được xử lý hết trong ngày, hạn chế được vấn đề ô nhiễm với khu vực xung quanh. Tuy nhiên, còn một lượng rất lớn rác thải sinh hoạt tại bãi rác thị trấn cần phải xử lý, do không có kinh phí nên công ty chưa thể tiến hành đốt. Trong thời gian tới, cần có sự hỗ trợ tích cực của cơ quan nhà nước để giải quyết dứt điểm tình trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường.

3.3.2.5. Nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý rác thải

Theo kết quả điều tra phỏng vấn trên 6 xã, thị trấn nghiên cứu và 1 cấp huyện, hầu như không có kinh phí hỗ trợ của nhà nước về môi trường. Kinh phí dánh cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải chủ yếu là do thu phí từ người dân. Các hình thức hỗ trợ chủ yếu hiện nay tại một số xã là:

- Mua mới trang biết bị cho các tổ chức thu gom

- Mua bổ sung trang bị bảo hộ lao động cho người thu gom như bảo hộ lao động, khẩu trang, gang tay, ủng…; cấp kinh phí bảo trì thiết bị thu gom.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 Ngoài ra, dịch vụ thu gom rác sinh hoạt được thực hiện bằng nguồn kinh phí do các chủ nguồn thải chi trả. Theo Quyết định số 42/2009/QĐ -UBND ngày 20/12/2009 của UBND tỉnh Hải Dương về việc điều chỉnh bổ sung, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Mức phí thu gom rác thải dao động trong khoảng 7.000 - 10.000 đồng/hộ/tháng hoặc 2.000 - 2.500 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, nguồn đóng góp này hiện nay chưa được quản lý nên không thống nhất giữa các địa phương. Chi phí thu gom rác thải của 06 xã, thị trấn nghiên cứu hiện nay dao động trong khoảng 10.000 - 20.000 đồng/hộ/tháng tuỳ vào hình thức thu lệ phí, mức giá thông thường do thôn/xóm tự quyết định.

Nhìn chung mức thu phí của đa số các xã trong huyện đã cao hơn so với mức thu phí trung bình tại Quyết định số 42/2009/QĐ -UBND ngày 20/12/2009 của UBND tỉnh Hải Dương. Mức phí hiện nay được sự chấp nhận cao của cộng đồng dân cư do các tổ đội phụ trách (58,43% hộ gia đình được hỏi cho rằng mức phí là hợp lý). Do đó, cần có sựđiều chỉnh quy định mức phí phù hợp với tình hình hiện nay. Tiền từ hoạt động thu phí chỉ dùng để trả lương và mua sắm thiết bị cho người tham gia thu gom và nguồn thu này rất hạn hẹp.

Tính trên 15 tổ thu gom được điều tra ở 04 xã (ứng với người thu gom), mức lương tháng dao động trong khoảng 500 nghìn đồng – 1,2 triệu đồng/tháng (trung bình 944 nghìn đồng/người/tháng). Mức lương nhận được phụ thuộc vào dân số, diện tích, điều kiện của từng địa phương nhưng đa phần phụ thuộc chặt chẽ vào tần suất thực hiện thu gom. Hiện tại phân mức lương như sau:

Với tần suất thu gom 2 lần/tuần đến không quá 4 lần/tuần: 500.000 –

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)