Chất thải rắn sinh hoạt; vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kinh Môn.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài thực hiện tại địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. - Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2013 đến tháng 10/2014.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn.
- Đánh giá hiện trạng chất thải rắn phát sinh tại huyện Kinh Môn. + Nguồn phát sinh và khối lượng thải rắn sinh hoạt.
+ Phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kinh Môn. + Quản lý về mặt hành chính.
+ Quản lý về mặt kỹ thuật.
- Dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kinh Môn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải rắn tại huyện Kinh Môn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện.
- Thu thập số liệu về hiện trạng môi trường, tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
- Thu thập các báo cáo về môi trường của huyện đã được công bố từ năm 2009-2013.
- Tìm thông tin từ tài liệu đã công bố (sách, báo, báo cáo khoa học, internet,…) về các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Thu thập số liệu thông qua người có trách nhiệm quản lý môi trường tại từng khu vực, địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
2.4.2.1. Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Tiến hành xây dựng phiếu điều tra dành cho 3 nhóm đối tượng:
+ Phiếu điều tra đơn vị hành chính: gồm phiếu điều tra đơn vị hành chính cấp xã (6 phiếu với cán bộ phụ trách môi trường cấp xã, thị trấn) và phiếu điều tra đơn vị hành chính cấp huyện (1 phiếu với cán bộ môi trường cấp huyện). Nội dung điều tra về: nhân lực quản lý, thu gom vận chuyển, phương tiện, trang thiết bị thu gom, vận chuyển, nguồn tài chính cho hoạt động thu gom rác, nhận định khó khăn, thách thức trong quản lý rác thải, đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện địa phương.
+ Phiếu điều tra đơn vị thu gom: nội dung điều tra về nhân lực của đơn vị, trang thiết bị, phương tiện thu gom, trang thiết bị bảo hộ, các chế độ được hưởng (lương, bảo hiểm, tiền thưởng,....), đánh giá về thuận lợi, khó khăn của đơn vị, đề xuất giải pháp. Phiếu điều tra đựoc phát cho 2 người thu gom/1 đơn vị.
+ Phiếu điều tra hộ gia đình: gồm phiếu điều tra cho hộ gia đình ở nông thôn và phiếu điều tra cho hộ gia đình ở thị trấn. Nội dung điều tra tập trung vào các vấn đề: tình hình thu gom, phân loại chất thải rắn, tình hình quản lý chất thải rắn, những biện pháp bảo vệ xử lý chất thải rắn đã và đang được áp dụng, đề xuất, kiến nghị với công tác thu gom.
Dung lượng mẫu: Để phản ánh đúng thực trạng phát sinh và quản lý CTRSH trên địa bàn, tôi lựa chọn các địa điểm nghiên cứu mang tính chất đại diện cho từng vùng và mật độ dân cư đang sinh sống ở đó. Hộ gia đình diều tra được phân theo thu nhập thành các mức: hộ giàu, hộ trung bình, hộ nghèo. Quá trình điều tra sẽ được chia làm hai đợt khảo sát, với thời gian cách nhau 6 tháng (tháng 11/ 2013 và tháng 6/2014).
Tại khu vực nông thôn, tôi lựa chọn địa điểm điều tra tại 4 xã là Thái Thịnh (15 hộ), Thượng Quận (20 hộ), Phúc Thành (10 hộ), Duy Tân (25 hộ).
Tại khu vực thị trấn, tôi lựa chọn địa điểm điều tra tại 2 thị trấn là thị trấn Kinh Môn (30 hộ), thị trấn Minh Tân (40 hộ).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
2.4.2.2. Phương pháp lấy mẫu, xác định khối lượng và thành phần rác thải
- Thu gom, phân loại rác từ các hộ gia đình: Phương pháp này nhằm mục đích thu thập số liệu sơ cấp về lượng rác phát sinh thực tế. Tiến hành phát túi chuyên dụng đựng rác thải cho các hộ gia đình vào đầu giờ sáng và tiến hành cân lượng rác thải vào sáng hôm sau. Ghi lại số lượng chất thải phát sinh trên phiếu điều tra tương ứng. Quá trình này được chia làm hai đợt (lặp lại 2 lần vào 1 ngày làm việc (từ thứ 2- thứ 6) và 1 ngày cuối tuần (thứ 7- chủ nhật)), với thời gian cách nhau 6 tháng (tháng 11/ 2013 và tháng 6/2014).
Hệ số phát thải rác sinh hoạt từ hộ gia đình được xác định bằng công thức bằng công thức:
Hệ số phát sinh rác = khối lượng rác cân được/ số khẩu gia đình.
- Thu gom, phân loại rác từ các cửa hàng ăn uống: Tại 5 xã, thị trấn điều tra, tiến hành lấy mẫu tại 3 cửa hàng/1 xã, thị trấn có quy mô: lớn, bé, trung bình. Tiến hành phát túi chuyên dụng đựng rác thải cho các cửa hàng vào đầu giờ sáng và tiến hành cân lượng rác thải vào sáng hôm sau. Quá trình này được chia làm hai đợt (lặp lại 2 lần vào 1 ngày làm việc( từ thứ 2- thứ 6) và 1 ngày cuối tuần (thứ 7- chủ nhật)) , với thời gian cách nhau 6 tháng (tháng 11/ 2013 và tháng 6/2014).
- Phương pháp phân loại rác thải được sử dụng để phân loại về mặt phần trăm khối lượng của các thành phần rác khác nhau phục vụ cho mục tiêu quản lý và xử lý. Phương pháp phân loại rác phản ánh được các thành phần cơ bản của rác theo 6 loại: rác thải hữu cơ, giấy- bìa các loại, nhựa, thủy tinh và kim loại, túi nilon và các thành phần trơ.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thống kê theo phương pháp thống kê toán học và xử lý bằng phần mềm Excel, kết quảđược trình bày bằng bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ.
2.4.4. Phương pháp dự báo
Phương pháp mô hình hóa môi trường được sử dụng trong luận văn để dự báo dân số và tốc độ phát sinh chất thải rắn trên địa bàn giai đoạn 2015 – 2020 thông qua phương pháp EuLer cải tiến trên cơ sở số liệu dân số hiện tại và tốc độ gia tăng dân số ( Trần Thị Mỹ Diệu, 2010).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 - Dự báo dân số: Ni+1 = Ni + r. ∆t.Ni
Trong đó:
Ni : Dân số hiện tại của huyện Kinh Môn Ni+1 : Dân số sau một năm
∆t : Khoảng thời gian chênh lệch (thường lấy ∆t = 1 năm). r : Tốc độ gia tăng dân số(%năm)
- Lượng rác thải phát sinh: Mi = Ni x mi (kg/ngày) Trong đó:
M : Lượng rác thải phát sinh năm dự báo (kg/ngày) Ni : Số người tại địa phương năm dự báo.
mi : Lượng rác trung bình tại địa bàn (kg/người/ngày)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN