Tổ chức, củng cố các tổ đội thu gom

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 85)

Đối với các tổ chức thu gom rác, mục tiêu của Chuyên đề là đề xuất tổ thức thu gom nào cho phù hợp với địa phương (tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương đó), những huyện nào nên có các tổ chức thu gom loại nào (tổđội – cần có nhưng chính sách gì để thu hút họ tham gia, công ty - cần có nhưng chính sách gì để thu hút họ tham gia...). Ví dụ mô hình điểm tổ, đội đạt hiệu quả nhận thấy từ quá trình điều tra.

Các tổ chức thu gom rác thải, 88% xã có tổ chức thu gom được triển khai hoạt động dưới hình thức tổ đội dân lập. Hiệu quả quản lý rác thải của các đơn vị này không cao do: thiếu quy định, quy chế chặt chẽ về hoạt động, thiếu cơ sở hình thành và áp dụng các chính sách hỗ trợ… Do đó, từ những ưu điểm, nhược điểm của các hình thức tổ chức thu gom hiện có, nhận thấy hình thức tổ chức Hợp tác xã vệ sinh môi trường (được xây dựng từ các tổ đội thu gom hiện có) là phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương nghiên cứu. Tuy nhiên, một số mô hình hợp tác xã hiện nay ở huyện là không phù hợp, cần cải tiến bộ máy, nâng cao năng lực của cán bộ. Đồng thời, nhà nước cần có hỗ trợ kịp thời cho HTX về phương tiện, trang thiết bị và các chính sách cho người lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 Theo các qui định của Luật Hợp tác xã 2003: Giao trách nhiệm cho Liên minh HTX phối hợp với UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch kiện toàn, củng cố nâng cao công tác quản trị điều hành của Ban Chủ nhiệm các HTX nhằm giúp các HTX vừa có cơ sở pháp lý để ký hợp đồng với các đối tác, vừa có đủ năng lực điều hành quản lý HTX có hiệu quả và đúng pháp luật hiện hành. Các Hợp tác xã thu gom rác có thể mở rộng dần qui mô, nâng cao năng lực để đảm nhiệm cả việc vận chuyển rác, tiến tới có thể tham gia đấu thầu thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên một khu vực dân cư.

Tổ chức Hợp tác xã vệ sinh môi trường cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau: Về bộ máy quản lý, điều hành: Ban quản trị Hợp tác xã là những người có đủ năng lực điều hành chung, quản lý được địa bàn và hoạt động của người thu gom rác. Khuyến khích các Hợp tác xã tổ chức hoạt động theo mô hình quản lý tập trung.

Về các hình thức góp vốn của xã viên: Đối với hoạt động thu gom rác, có thể cho phép xã viên góp vốn (có thể thành lập Ban định giá của hợp tác xã).

Về việc trích nộp các quĩ theo qui định: Các Hợp tác xã phải bảo đảm việc trích nộp các quĩ bắt buộc theo qui định của pháp luật (qũy phát triển sản xuất và qũy dự phòng).

Về phúc lợi chung của HTX, việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động: Phải đảm bảo các phúc lợi chung của Hợp tác xã và các chế độ chính sách đối với xã viên, cụ thể:

Thực hiện trang bị bảo hộ lao động thống nhất trong Hợp tác xã Thực hiện mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động

Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho xã viên và người lao động làm việc thường xuyên cho Hợp tác xã. Khuyến khích xã viên, người lao động không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện theo qui định của Bộ luật lao động.

Các hoạt động khác: Khuyến khích mở rộng qui mô hoạt động bằng các biện pháp thu hút các tổ đội thu gom hiện có tham gia vào HTX như sau: Hợp tác xã phối hợp với UBND các cấp thống kê danh sách các tổđội trên địa bàn có nguyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 vọng vào Hợp tác xã, bao gồm tên, số phương tiện và lao động trực tiếp, số lượng hộ thu gom rác, ước tính khả năng thu tiền rác trên cơ sở mức thu theo qui định thống nhất tuỳ theo điều kiện thực tế của địa phương, lập kế hoạch giải quyết các chính sách chếđộ cho người lao động.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)