Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 39)

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Kinh Môn được tái lập vào tháng 4 năm 1997, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm tỉnh (thành phố Hải Dương) khoảng 25km. Địa giới hành chính gồm:

Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Phía nam giáp huyện Kim Thành. Phía đông giáp Hải Phòng.

Phía Tây giáp huyện Nam Sách và huyện Chí Linh.

Nhìn chung, vị trí địa lý của huyện Kinh Môn khá lý tưởng: cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ lại liền kề 2 trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh, mạng lưới giao thông cả đường bộ và đường thủy trải rộng khắp nên huyện đã, đang và sẽ có những điều kiện cho phát triển giao lưu kinh tế giữa các vùng, thu thập nhanh nhạy các thông tin, các đường lối chính sách kinh tế và các cơ hội đầu tư kinh doanh. Yếu tố địa lý này là tiền đề rất quan trọng tạo cho huyện phát triển năng động nền kinh tế của mình, hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế cả nước.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 16.349,04 ha, dân số năm 2013 là 168.964 người, mật độ dân số 103,34 người/km2 với 25 đơn vị hành chính gồm 22 xã và 3 thị trấn.

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Kinh Môn là 16.349,04 ha, chiếm 9.90% diện tích toàn tỉnh Hải Dương. Quỹđất toàn huyện được sử dụng như sau:

+ Đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 9.305,87 ha, chiếm 56,92 % diện tích hành chính. Đất sản xuất nông nghiệp là 7.507,14 ha chiếm 45,92 % tổng diện tích hành chính.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 + Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích phi nông nghiệp là 6.682,78 ha chiếm 40,88% diện tích hành chính. Trong đó:

Đất ởđô thị và đất ở nông thôn: Toàn huyện hình thành 111 thôn, khu dân cư thuộc 25 xã, thị trấn với diện tích 1.647,47 ha chiếm 10,08% tổng diện tích hành chính.

Đất chuyên dùng: Diện tích đất chuyên dùng năm 2013 là 3.209,59 ha chiếm 19,63% diện tích hành chính.

Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Diện tích là 15,27 ha chiếm 0,09% diện tích toàn huyện.

Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa toàn huyện là 143,3 ha chiếm 0,88% diện tích toàn huyện.

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Diện tích là 1651,39ha chiếm 10,10 % diện tích toàn huyện.

+ Đất chưa sử dụng:

Năm 2013 toàn huyện còn 360,39 ha đất chưa sử dụng trong đó: Đất bằng chưa sử dụng là 188,96 ha.

Đất đồi núi chưa sử dụng là 127,64 ha.

Núi đá không có rừng cây là 43,79 ha.

- Tài nguyên khoáng sản

Huyện Kinh Môn là địa phương có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào nhất tỉnh Hải Dương.

Nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của huyện là đá vôi, bao gồm các mỏ đá: Đá vôi trợ dung Lỗ Sơn, đá vôi xi măng Hoàng Thạch, đá vôi xi măng Vạn Chánh, đá vôi xi măng Lỗ Sơn với tổng trữ lượng khoảng 70 triệu tấn, phục vụ cho các nhà máy xi măng trên địa bàn huyện và khu vực.

Nguồn tài nguyên đáng kể nữa là sét xi măng với 2 mỏ: Sét xi măng Núi Canh với trữ lượng tìm kiếm 700 tấn/năm và sét xi măng Hoàng Thạch với trữ lượng thăm dò sơ bộ khoảng 64 triệu tấn.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn nhiều mỏ và điểm quặng khác như: Phốt phorit Hang Đèn, Puzơlan Hạ Chiểu, kaolin Bích Nhôi, dolomite luyện kim Núi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Han, sét gạch ngói Lỗ Sơn, sắt Thung Xanh, sắt Lỗ Sơn, đồng Hạ Chiểu, sắt-bauxin Lỗ Sơn đã và đang được khai thác phục vụ nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng.

- Tài nguyên nước

Huyện Kinh Môn được bao bọc xung quanh bởi hệ thống sông Kinh Thày, sông Kinh Môn, sông Đá Vách, sông Hàn Mấu nên nguồn nước mặt tương đối dồi dào.

Nguồn nước ngầm: Theo kết quả điều tra, thăm dò của các chuyên gia địa chất, nguồn nước ngầm của huyện Kinh Môn rất nghèo nàn, nước nhiễm mặn, hàm lượng sắt cao, xử lý phức tạp và khó khai thác.

- Tài nguyên nhân văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh Môn có nguồn lao động dồi dào với kỹ năng sản xuất nông nghiệp lâu đời của nền văn minh lúa nước đồng bằng sông Hồng. Bước vào thời kỳ đổi mới tiếp cận với cơ chế thị trường, việc chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, từ lao động phổ thông sang lao động công nghệ cao diễn ra nhanh chóng. Ngay cả trong sản xuất nông nghiệp, đa số người dân Kinh Môn đều cố gắng vươn lên làm giàu bằng sản xuất hàng hóa nông sản với nhiều cây trồng vật nuôi phong phú như: trồng dâu nuôi tằm, sắn dây…, cây màu vụđông: hành, tỏi…, nuôi bò sữa, dê, và các loại thủy sản.

Kinh Môn có nhiều danh lam thắng cảnh, với những di tích lịch sửđược xếp hạng như: Đền cao An Phụ thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, động Kính Chủ với nhiều hang động đá vôi tuyệt đẹp gắn với cuộc đấu tranh cách mạng của quân và dân Hải Dương, động Hàm Long, Tâm Long, hang Đốc Tít,… hàng năm thu hút một lượng lớn du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh.

3.1.1.3. Cảnh quan môi trường

Địa bàn huyện Kinh Môn được thiên nhiên ban tặng cho một điều kiện khá lý tưởng để phát triển kinh tế, xã hội nên trong những năm qua và những năm tới, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đã, đang và sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội cao của tỉnh. Tuy nhiên kéo theo sự phát triển đó là sự ô nhiễm môi trường. Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương năm 2012” thì Kinh Môn cũng là một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 trong những địa phương bị ô nhiễm môi trường và có nguy cơ bị ô nhiễm môi trường cao nhất trong tỉnh.

Đối với Kinh Môn những nguy cơ ô nhiễm môi trường rõ nét thể hiện ở một số lĩnh vực sau:

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt chưa triệt để, ở nông thôn các hộ gia đình tự xử lý rác bằng cách lấp xuống ao thùng hoặc chôn lấp, đốt ngay tại vườn nhà. Nhiều xã chưa có bãi rác hợp vệ sinh.

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là đá vôi, sét xi măng ở một số xã khu Đảo và xã Phạm Mệnh, việc trên địa bàn huyện tập trung nhiều nhà máy, doanh nghiệp khai thác và chế biến đá, sản xuất xi măng, cơ khí, gang thép, đóng tàu… dẫn tới thực trạng không thể tránh khỏi là môi trường bị ô nhiễm (khói, bụi, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước…).

Tập quán dung thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp chưa đúng cách, chưa khoa học. Hiện tượng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, dùng thuốc không đúng hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật vẫn xảy ra phổ biến gây ra dư thừa hàm lượng thuốc trong đất, trong nông sản phẩm. Hiện tượng với vỏ bao bì, chai lọ, túi đựng thuốc bảo vệ thực vật ra ngoài đồng, sông, hồ… vẫn còn xảy ra. Những hiện tượng đó đã gây phá vỡ cân bằng sinh thái đồng ruộng, làm mất đi hoặc giảm thiếu một số loài sinh vật tự nhiên.

3.1.1.4. Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

+ Thuận lợi:

Thiên nhiên đã ban tặng cho Kinh Môn một điều kiện tự nhiên khá là phong phú. Đất đai khá là màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường như hành, tỏi ở An Phụ, sắn dây ở Thượng Quận,…

Ngoài ra huyện còn có vị trí thuận lợi, giao thông đường thủy, bộ phát triển và tài nguyên khoáng sản dồi dào cung cấp nguyên nhiên liệu cho sản xuất công nghiệp như xi măng, vôi…, là điểm đến cho các doanh nghiệp có ý định đầu tư sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 + Khó khăn:

Huyện bị chia làm 4 khu: khu bắc An Phụ, khu Nam An Phụ, khu Đảo và khu Tam Lưu với dãy núi đồi che chắn gây vừa khiến mỗi khu có một đặc điểm riêng làm cho việc giao lưu, trao đổi giữa các vùng trong huyện gặp khó khăn, việc đầu tưđể xẻ núi làm đường tạo điều kiện cho các vùng giao lưu, hợp tác với nhau là vô cùng tốn kém.

Ngoài ra cùng với sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước đã kéo theo một hệ lụy không tránh khỏi là sự tập trung một lượng lớn công nhân viên trong các công ty, nhà máy làm tình hình xã hội rất phức tạp.

Và những hạn chế trên cũng khiến cho việc quản lý môi trường của huyện gặp nhiều trở ngại, trong đó có công tác quán lý chất thải rắn sinh hoạt. Nhiều khu dân cư nằm xen kẽ với đồi núi gây khó khăn cho việc bố trí mạng lưới thu gom chất thải. Các nhà máy, xí nghiệp tập trung làm gia tăng lượng tiêu thuk hàng hóa và làm cho chất thải phát sinh nhiều hơn. Thêm vào đó, huyện nằm trong khu vực nhiệt đới, khí hậu gió mùa nên không thể lưu trữ rác thải lâu tại các điểm tập kết.

3.1.2. Thc trng phát trin kinh tế

3.1.2.1. Kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Kinh Môn phát triển toàn diện, theo đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 9,3%. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là: 32,04% – 34,24% – 33,71%. Bình quân thu nhập đạt 12 triệu đồng/người/năm. Như vậy so với năm 2009, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm đi 9,5%, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng 4,5%, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 5,0%, ta thấy được sự phát triển của huyện đã đi đúng hướng chỉđạo của Đảng và Nhà nước.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Kinh Môn

Cơ cấu kinh tế Năm 2009 Năm 2013 Biến động (+), (-)

Nông- lâm- ngư nghiệp (%) 41,54 32,04 - 9,5 Công nghiệp- xây dựng (%) 29,75 34,25 + 4,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

- Ngành nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,38 %/năm.

Trồng trọt: Sản xuất lương thực năm 2013 giá trị bình quân thu được trên 1ha đất nông nghiệp đạt trên 37 triệu đồng. Năng suất lúa từ 97,66 tạ/ha tăng lên 110,7 tạ/ha. Sản lượng lương thực đạt gần trên 73.000 tấn.

Chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả. Mô hình trang trại từng bước phát triển và ngày càng được tổ chức quy mô hơn.

Đặc biệt trong những năm qua huyện có hình thức xuất khẩu cây vụ đông như: hành tỏi, mủa,… đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi của huyện cũng rất phát triển. Trong năm 2013, đàn gia súc toàn huyện có 61.033 con lợn, trong đó có 9.145 con lợn nái, 72 lợn đực giống và 51.816 con lợn thịt. Đàn trâu có 572 con, bò có 5.369 con trong đó có 3/4 là bò và bê sind. Đàn gia cầm có 516.083 con. Phong trào nuôi con đặc sản, chăn nuôi tập trung theo phương pháp công nghiệp khá phát triển. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được mở rộng lên 551 ha với sản lượng tôm, cá thu được trên 2.471 tấn.

- Ngành công nghiệp, xây dựng

Công nghiệp, xây dựng của huyện phát triển mạnh trong những năm vừa qua. Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 30,25% năm 2009 lên 32,5% năm 2013. Các ngành nghề phát triển mạnh là khai thác, chế biến vật liệu xây dựng như: đá, cát, sỏi, xi măng, bôxit, gạch nung…, Cơ khí: sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thuỷ… Lao động công nghiệp có việc làm ổn định, thu nhập khá.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua của huyện rất được trú trọng. Các công trình ghi trong kế hoạch nhà nước được khảo sát, lập dự án thiết kế, trình duyệt đúng quy trình xây dựng cơ bản, thi công đúng kế hoạch. Cơ bản hoàn thành xây dựng trụ sở làm việc các cơ quan huyện và nhiều công trình ở các xã, thị trấn, xây dựng nhà ở của dân phát triển mạnh. Xây dựng hoàn thành và thường xuyên tu bổđường, đê, kênh mương…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

- Ngành dịch vụ

Các ngành dịch vụ phát triển khá mạnh, đa dạng hàng hoá các loại hình dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân.

Ngành bưu điện được đầu tư, đổi mới thiết bị kỹ thuật, chất lượng thông tin nâng lên, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Số bưu cục và điểm bưu điện văn hoá xã tăng từ 17 điểm lên 26 điểm.

3.1.3. Tình hình xã hi

3.1.3.1. Dân số

Năm 2013, dân số toàn huyện là 168.964 người với 47.865 hộ (quy mô gia đình 3.53 người), mật độ trung bình toàn huyện là 103,34 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều. Dân cư nông thôn năm 2013 là 130.937 người (chiếm 81,05% tổng dân số toàn huyện), dân cưđô thị là 32.027 người (chiếm 18,95% tổng dân số toàn huyện).

3.1.3.2. Lao động, việc làm, thu nhập và mức sống dân cư:

Năm 2013 toàn huyện có 168.964 người, trong đó có 8.989 lao động trong độ tuổi, chiếm 53,2 % dân số. Trong những năm gần đây việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Cơ cấu lao động năm 2013 là: nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ: 42% - 31,5% - 26,5%.

Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chính quy đạt 20,5% lao động trong độ tuổi chủ yếu là lao động phổ thông.

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức 2,73%. Ngoài ra lao động nông nghiệp theo thời vụ nông nghiệp có quỹ thời gian lao động đạt 75% - 80% trong năm. Người dân trong địa phương giàu truyền thống cần cù, sáng tạo, giám nghĩ giám làm đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện ngày một đi lên.

Thu nhập và mức sống: Mức sống của người dân chịu tác động của nhiều yếu tố nhưng trước hết là trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, tình hình kinh tế, xã hội của địa phương được cải thiện kéo theo đời sống của đại bộ phận nhân dân được nâng lên rõ rệt. Năm 2013 thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ nghèo đói ở mức 5,95%. Huyện vẫn đang nỗ lực từng bước phấn đấu đưa huyện phát triển xứng đáng với tiềm năng hiện có.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

3.1.3.3.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: - Giao thông

Trong những năm qua, đầu tư cho giao thông của huyện Kinh Môn là vấn đề rất được quan tâm. Tỉnh lộ 388 đã và đang được đầu tư, nâng cấp toàn diện lên đường cấp 3 đồng bằng. Tỉnh lộ 389 và các tuyến đường huyện thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng và cải tạo.

Giao thông phát triển mạnh. Huyện đã huy động đóng góp của nhân dân, các doanh nghiệp và ngân sách của xã, huyện, tỉnh, trung ương đầu tư với tổng số là 132,7 tỷ đồng (trong đó huyện, tỉnh, trung ương đóng góp là 32,9 tỷ, vốn địa phương 9,1 tỷ, nhân dân và doanh nghiệp là 90,7 tỷ). Làm mới 71,17 km đường nhựa, 302,9 km đường bê tông. Nhiều xã, thị trấn cơ bản hoàn thành đường liên thôn, liên xã bằng bê tông, một số xã làm đường giao thông nội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 39)