Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 33)

Kết quảđiều tra hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương năm 2012 cho thấy số lượng rác của mỗi hộ gia đình dao động trong khoảng 1,32 - 4,63 kg/ngày. Trong đó, các hộ tại khu vực đô thị có số lượng cao hơn các hộ tại khu vực nông thôn.

Về thành phần của chất thải rắn sinh hoạt chiếm phần lớn là các hợp chất hữu cơ và dao động trong khoảng 39,79- 79,46%, tiếp đến là giấy, bìa chiếm tỷ lệ 7,37- 9,58%, nhựa dao động trong khoảng 5,8- 7%. Thủy tinh, kim loại chiểm tỷ lệ từ 3,2- 4,5%. Bên cạnh đó còn có các loại chất thải khác nhưđất, cát,….. chúng dao động trong khoảng 15,58- 24,2%. Ngoài ra nhiều khu vực còn có các loại chất thải khác và chất thải nguy hại. (Báo cáo kết quả lấy mẫu, phân tích theo mạng lưới các điểm quan trắc tài nguyên và môi trường đất, nước, không khí, chất thải rắn dinh hoạt trên địa bàn Hải Dương đợt I- 2014)

+ Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt

Đối với khu vực đô thị: Tỷ lệ thu gom đạt 70% ở khu vực thị trấn và 85 % ở TP Hải Dương.

Đối với khu vực nông thôn: Tỷ lệ thu gom đạt khoảng 50- 60% đối với khu vực các xã có đơn vị thu gom và có bãi rác tập trung.

+ Xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Đối với thành phố Hải Dương: Rác sinh hoạt của thành phố Hải Dương được công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương thu gom và đưa về Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà để phân loại và xử lý theo quy định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Đối với các thị trấn của 10 huyện, thị xã:

Tất cả các bãi rác của các thị trấn, thị xã đều được quy hoạch ô chôn lấp rác hợp vệ sinh: Ô chôn lấp rác được đào đắp đất đê bao, có vải địa chống thấm, ống thoát khí, ống thu nước rỉ rác, tạo thùng chứa nước rác, mỗi ô chôn lấp rác có diện tích từ 3.000 m2 - 7.500 m2. Một số huyện đã có lò đốt rác thải sinh hoạt.

Về công tác quản lý, vận hành các bãi rác: Hiện tại hầu hết các bãi rác được UBND các thị trấn quản lý trực tiếp và giao cho các Công ty vệ sinh môi trường hoặc Tổ vệ sinh môi trường của địa phương trực tiếp vận hành.

Hình thức xử lý rác thải hiện tại: Rác được thu gom về đổ trực tiếp vào ô chôn lấp, có đốt để giảm thiểu thể tích, nước rỉ rác chứa trong ô chôn lấp một phần rò rỉ tự thấm, một phần chảy tràn ra xung quanh khi trời mưa. Và cũng do nước rỉ rác chứa ở dưới đáy, rác thải nổi bên trên nên hầu hết các bãi rác có lượng rác chứa không nhiều nhưng rác đổ lên đã đầy. Tình trạng nước rỉ rác chảy ra khu vực xung quanh, khí thải đốt rác tại một số bãi rác đã gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất của nhân dân nhưở bãi rác thị trấn Lai Cách, Ninh Giang, Kim Thành,...

Về khối lượng rác được thu về bãi rác chôn lấp bình quân của các thị trấn khoảng 15- 40m3/ngày đêm (riêng thị xã Chí Linh, lượng rác lớn hơn, khoảng 60- 70m3/ngày đêm). Thành phần rác thải chủ yếu là rác thải sinh hoạt của các hộ dân và rác thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn ( Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương, 2012)

Đối với khu vực nông thôn: Tỉnh có chủ trương xây dựng các bãi chôn lấp tập trung và thành lập các đơn vị thu gom song chưa thực hiện được nhiều (UBND tỉnh đã hỗ trợ cho 105 xã với số tiền 500.000.000 đ/xã để xây dựng bãi rác hợp vệ sinh). Hiện nay, một phần được thu gom và phân loại ngay tại gia đình; một phần được đổ thải không theo quy định; một phần được các tổ thu gom rác tự phát tại các thôn xóm thu gom và đổ thải tại các ao hồ, kênh mương ngoài đồng. Tại các xã đã quy hoạch bãi chôn lấp rác tập trung thì rác được thu gom và chôn lấp tại bãi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

-

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 33)