1.3.2.1. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011: Mỗi năm, có hơn 28 triệu tấn chất thải phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau ở Việt Nam. Khoảng hơn 67 % số này, tương ứng 19 triệu tấn/năm là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, các khu chợ và các khu kinh doanh. Tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 6,88 triệu tấn, (chiếm 24,5 %). Do vậy công nghiệp có thể coi là nguồn phát sinh lớn thứ hai. Lượng chất thải rắn y tế phát sinh khoảng 2,12 triệu tấn/năm (chiếm 8,5%) trong tổng lượng CTR phát sinh. Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại 35/ 63 tỉnh thành phố khoảng 700 nghìn tấn/ năm.
Các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tỷ lệ dân số đô thị năm 2010 là 30,17% (tăng 0,43% so với năm 2009) và sẽ không ngừng tăng thêm trong thời gian tới . Quá trình đô thị hóa đã làm gia tăng lượng chất gây ô nhiễm, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. Trên bình diện rộng các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng, dân số càng tăng, dòng dịch cư càng lớn (ví dụ: nhóm di dân có 80% thời gian sống ởđô thịđang tăng nhanh tại các thành phố lớn như Hà Nội có khoảng 10- 12 vạn và Hồ Chí Minh có 30-35 vạn, dẫn đến sự quá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có, rồi việc hình thành các khu bần cư quanh đô thị, ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an toàn lương thực không ngừng tăng cao trên phạm vi rộng. Bên cạnh đó môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên thiếu được đầu tư phục hồi nâng cấp dẫn đến sự mất cân bằng về tài nguyên ở nhiều nơi (Báo cáo môi trường quốc gia, 2011).
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các dô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10- 16 % mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60- 70 % tổng lượng CTR đô thị( một số đô thị, tỷ lệ này lên đến 90%). Mức sống tại các đô thịđóng vai trò quyết định tới khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 Bảng 1.7. CTR phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010 Loại đô thị, vùng Đơn vị hành chính Lượng CTRSH ( tấn/ ngày) Loại đô thị, vùng Đơn vị hành chính Lượng CTRSH ( tấn/ ngày) Đô thị loại đặc biệt Hà Nội 6.500 Đông Nam Bộ Bình Phước 158 HCM 7.801 Tây Ninh 134 Đô thị loại I Đà Nẵng 805 Bình Dương 378 TP. Huế 225 Đồng bằng sông Cửu Long Đồng Nai 773 Duyên hải miền Trung Quảng Nam 298 Long An 179 Ninh Thuận 164 Đồng Tháp 209
Tây Nguyên Lâm Đồng 459 Bạc Liêu 207
Đắk Nông 69 Cà Mau 233
( Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011)
Đối với khu vực nông thôn, dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các vùng nông thôn nói chung và khu dân cư nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt nông thôn.
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh từ các nguồn: các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính... Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn có tỷ lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải vườn và phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn).
Với dân số 60,703 triệu người sống ở khu vực nông thôn (năm 2010), lượng phát sinh chất thải của người dân ở các vùng nông thôn khoảng 0,3 kg/người/ngày, ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 18,21 tấn/ngày, tương đương với 6,6 triệu tấn/năm (Báo cáo môi trường quốc gia, 2011).
Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long có lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất, do đó có mức độ hoạt động sản xuất nông nghiệp cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 + Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt:
Công tác thu gom CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền các cấp quan tâm, nhưng do lượng CTR đô thị ngày càng tăng, năng lực thu gom còn hạn chế cả về thiết bị lẫn nhân lực nên tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu.
Mặt khác, do nhận thức của người dân còn chưa cao nên lượng rác bị vứt bừa bãi ra môi trường còn nhiều, việc thu gom có phân loại tại nguồn vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư cho hạ tầng cơ sở cũng như thiết bị, nhân lực và nâng cao nhận thức.
Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng 80- 82% năm 2008 và đạt khoảng 83-85% cho năm 2010. Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng vẫn còn khoảng 15÷ 17% CTR đô thị bị thải ra môi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường (Báo cáo môi trường quốc gia, 2011). Bảng 1.8. Tỷ lệ thu gom CTR đô thị của TP. Đà Nẵng và TP. Huế Tỷ lệ thu gom(%) 2006 2007 2008 2009 2010 2011 TP Đà Nẵng - - - - 90 - TP Huế 90 91 92 94 95 96
(Báo cáo môi trường quốc gia, năm 2011)
Việc phân loại CTR sinh hoạt nông thôn được tiến hành ngay tại hộ gia đình đối với một số loại chất thải như giấy, các tông, kim loại (để bán), thức ăn thừa, lá cải, su hào,... (sử dụng cho chăn nuôi). Các CTR sinh hoạt khác không sử dụng được hầu hết không được phân loại mà để lẫn lộn, bao gồm cả các loại rác có khả năng phân hủy và khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh, cành cây, lá cây, hoa quả ôi thối, xác động vật chết...
Hiện nay, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn vào khoảng 40 - 55%. Theo thống kê có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ; trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến. Nhiều xã không có quy hoạch các bãi rác tập trung,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 không có bãi rác công cộng, không quy định chỗ tập trung rác, không có người và phương tiện chuyên chở rác. Do đó, các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi, làm cho tình trạng CTR sinh hoạt nông thôn trở thành vấn đề nan giải khó quản lý. Một số huyện, xã mặc dù đã có quy hoạch bãi rác, nhưng vẫn chưa có các cơ quan quản lý, biện pháp xử lý đúng kỹ thuật và người dân vẫn chưa có ý thức đổ rác theo quy định (Báo cáo môi trường quốc gia, 2011).
1.3.2.2. Cơ chế quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, công tác quản lý CTR được các nhà quản lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các loại chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người (CTR sinh hoạt). Chính vì vậy, mô hình thu gom, xử lý khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức độđơn giản.
Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành kinh tế bắt đầu được Nhà nước ưu tiên phát triển. Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và các ngành du lịch, dịch vụ theo đó cũng phát triển mạnh là nguyên nhân phát sinh lượng chất thải ngày càng lớn của các ngành nêu trên. Đi kèm với quá trình phát sinh về khối lượng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất. Công tác quản lý CTR không còn đơn thuần là quản lý CTR sinh hoạt mà còn bao gồm vấn đề quản lý CTR công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp...
Quá trình phát triển đòi hỏi công tác quản lý CTR phát triển tương ứng về cơ chế, chính sách, pháp luật và các nguồn lực. Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế đặt ra, công tác quản lý CTR được điều chỉnh bằng một hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định khá chi tiết. Song song với đó, hệ thống tổ chức quản lý CTR bắt đầu hình thành và phát triển với các nguyên tắc tương đối cụ thể; căn cứ theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quản lý CTR phát sinh của ngành.
Cho đến nay, hoạt động quản lý CTR không chỉ tập trung vào công tác thu gom và tập kết CTR sinh hoạt đô thịđến nơi đổ thải theo quy định. Công tác quản lý CTR hiện nay đã mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các QCVN và TCVN đặt ra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 Mặc dù hiện nay, công tác quản lý CTR chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế nhưng cùng với sự phát triển KT-XH, đi cùng với xu hướng phát triển và hội nhập, công tác quản lý CTR đã từng bước được thay đổi, tăng cường để phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả thực hiện.
Rác thải Việt Nam chủ yếu xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp ở Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường mà chỉ là những bãi rác lộ thiên, không được chèn ép kỹ. Thêm vào đó, phần lớn các đô thị không có phương tiện kỹ thuật đầy đủ và thích hợp để xử lý rác thải nguy hại, công nghiệp và y tế. Cả nước có 12 trong 64 tỉnh, thành phố có bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh, đúng kỹ thuật, có 17/ 19 bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh. Nguồn nước ngầm ở nhiều khu vực có bãi chôn lấp rác đang bị ô nhiễm nghiêm trọng (Báo cáo môi trường quốc gia, năm 2011).
Ở Việt Nam, ngoài các cơ quan tổ chức được nhà nước quản lý như: Công ty Môi trường đô thị, công ty cổ phần dịch vụ thu gom rác,hợp tác xã,...còn các có hoạt động thu gom của tư nhân, ở quy mô nhỏ, tham gia trực tiếp vào việc thu hồi và xử lý rác thải. Đó là hoạt động của những người thu gom đồng nát, buôn phế liệu và tái chế phế liệu. Đây là hoạt động tự phát, quy mô nhỏ nhưng rất quan trọng vì nó góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên, giảm khối lượng rác chôn lấp, thu hồi vật liệu có giá trị.
Một phần rác thải cháy được mà không có khả năng tái chế thì được xử lý bằng phương pháp đốt. Phương pháp này được áp dụng với quy mô nhỏ và chủ yếu để xử lý rác thải nguy hại, y tế và công nghiệp. Phần rác thải là chất hữu cơ thì được phân loại và đưa về nhà máy để chế biến phân compost. Tại Hà Nội nhà máy chế biến và xử lý rác Cầu Diễn (thành lập năm 1992) công xuất 144 tấn/ngày. Ở Thái Bình có nhà máy chế biến phân Phúc Khánh (thành lập năm 2001), công suất 75 tấn/ngày. Thành phố Hồ Chí Minh có nhà máy Hoóc Môn (thành lập năm 1982), công sất 240 tấn/ngày. Phần rác thải là phần có thể tái sử dụng như kim loại, giấy, nhựa,... được thu gom và tái chế. Hoạt động này chủ yếu tiến hành do những người bán đồng nát, thu gom phế liệu. Họ thu gom phế liệu tại các HGĐ và các nhà máy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 rồi bán lại cho nhà máy khác hoặc cơ sở tái chế tư nhân và được tái chế thành các sản phẩm tiêu dùng (Báo cáo môi trường quốc gia, năm 2011).
Giải quyết vấn đề CTR là một bài toán phức tạp từ khâu phân loại, tồn trữ, thu gom đến vận chuyển, tái sinh, tái chế và chôn lấp. Biện pháp xử lý CTR mà nước ta áp dụng chủ yếu là chôn lấp nhưng số lượng bãi chôn lấp CTR đạt yêu cầu hiện nay còn rất hạn chế. CTR phát sinh tại các khu công nghiệp được thu gom và xử lý chung với CTRSH làm tồn lưu trong môi trường nhiều hợp chất độc hại, khó phân huỷ.