Xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 78)

Hiện nay, không có một giải pháp xử lý hiện tại nào có khả năng đáp ứng được đối với tất cả các thành phần của rác thải. Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt thích hợp nhất hiện đang được áp dụng là sản xuất phân compost. Tỷ lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt cao (chiếm 68-80 % về khối lượng), đây chính là thành phần thiết yếu và thích hợp nhất cho chế biến phân hữu cơ.

Nếu hoạt động phân loại rác để sản xuất phân bón hữu cơ được thực hiện một cách triệt để, trên địa bàn nghiên cứu sẽ giảm được một lượng lớn rác thải thô. Mặc dù phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng không cao như phân hóa học nhưng sử dụng phân hữu cơ là hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Hoạt động này góp phần làm giảm một lượng lớn rác thải phải chôn lấp, qua đó giảm áp lực về quỹđất quy hoạch mới dành cho chôn lấp tập trung. Bên cạnh đó, hình thức này đem lại một nguồn thu nhập cho địa phương hoặc sử dụng cho các mục đích công cộng. Đây là mô hình tốt, phù hợp với khu vực nông thôn của địa phương.

Mô hình này bao gồm các nội dung chính sau:

Tại hộ gia đình tiến hành phân loại rác thải, để riêng rác thải có thể tái sử dụng, rác hữu cơ có thể tái chế và rác vô cơ.

Phân loại rác hữu cơ thành những loại có thể hoặc không thể chế biến thành phân compost tại các hộ gia đình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 Những rác thải có thể tái sử dụng, tái chế như kim loại, giấy, thuỷ tinh...sẽ được bán lại cho những người thu mua.

Các chất vô cơ (đất, cát, sỏi, đá) được đổ vào bãi rác được quy hoạch của xã/thị trấn.

Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt được minh hoạ trong hình:

Hình 3.8. Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng tại quy mô cấp thôn/xã

Do đặc thù các hộ gia đình ở nông thôn đều có vườn và với diện tích vườn rộng nên các hộ gia đình có thể tự xây dựng hệ thống bể ủ phân compost với sự trợ giúp của chính quyền địa phương. Lượng phân compost sản xuất được có thể được sử dụng ngay tại vườn của các hộ gia đình này.

Để đảm bảo thu gom và phân loại rác thành công, ngăn chặn ô nhiễm, đạt được kết quả thực tế và để thực hiện được một hoạt động bền vững, các giải pháp sau là hết sức cần thiết.

- Nâng cao nhận thức

Các lãnh đạo xã tuyên truyền trong cộng đồng.

Phát động phong trào nâng cao nhận thức công cộng trong cộng đồng.

Nguồn phát sinh Rác hữu cơ Khu xử lý rác tập trung Đống ủ yếm khí Khai thác mùn Bán lại cho người mua phế liệu Khu xử lý rác tập trung Rác có thể tái chế Rác còn lại Bểủ phân compost tại gia đình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 Nâng cao nhận thức thông qua loa truyền thanh (phát hàng tuần).

Thành lập, xây dựng và tổ chức chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng để huấn luyện và khuyến khích người dân phân loại rác thải. Chương trình này bao gồm thiết kế và in các tờ rơi để giải thích các mục tiêu của chương trình, phương pháp vận hành và các tiêu chí phân loại rác thải.

Tập huấn thông qua Hội Phụ nữ và Hội Nông dân. Các tổ chức này sẽ có nhiệm vụ theo dõi trực tiếp chương trình thu gom rác thải. Họ cũng kiểm tra và khuyến khích các thành viên của họ.

- Tổ chức quản lý và thu gom

Hiện nay mỗi xã có một người phụ trách quản lý về môi trường đó là cán bộ địa chính kiêm nhiệm và mỗi thôn có một cán bộ phụ trách môi trường đó là trưởng hoặc phó thôn, theo kết quả điều tra về mong muốn của xã và tổ chức thu gom thì cần có thêm cán bộ quản lý môi trường. Tuy nhiên, việc tăng thêm cán bộ phụ trách môi trường còn phụ thuộc vào biên chế, kinh phí trả lương cho cán bộ do đó, địa phương (UBND Xã) căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương mình để có kế hoạch tăng cường cán bộ phụ trách môi trường. Trong đó: các xã có địa bàn quản lý rộng, phức tạp, dân sốđông, có nhiều cụm dân cư tập trung, các trung tâm văn hoá, hành chính của huyện… cần được ưu tiên trước. Các xã khác có thể thực hiện giải pháp tạm thời là tập huấn, đào tạo cho cán bộ quản lý môi trường địa phương mình kiến thức liên quan đến quản lý rác thải trên địa bàn để đảm bảo công tác quản lý môi trường theo đúng quy định và yêu cầu về chất lượng.

Giữa các bên (Lãnh đạo xã, các hộ gia đình và những người thu gom) phải có bản cam kết/ hợp đồng làm việc. Nội dung cam kết bao gồm thu gom và xử lý rác thải.

Chỉđịnh/lựa chọn người thu gom có trách nhiệm, có thể làm việc đủ thời gian. Quy định rõ thời gian thu gom, tần xuất thu gom, thu gom đúng loại hữu cơ/vô cơ. Theo ý kiến của hầu hết nguời dân thì họ mong muốn thời gian thu gom rác nên thu gom vào buổi chiều từ 16- 18 giờ, tần suất thu gom từ 3- 4 lần/tuần.

Hiện nay số người thu gom tính trên 06 xã nghiên cứu đạt trung bình 1,96 người/1000 dân, lực lượng này quá mỏng dẫn đến tần xuất thu gom được ít lần/tuần, người thu gom rất vất vả phải đi thu nhiều chuyến/ngày nhất là những xã có diện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 tích rộng, có bãi đổ thải xa khu dân cư. Theo hầu hết ý kiến từ các tổ chức thu gom, nhóm nghiên cứu đề xuất các xã cần đạt được 4 người thu gom/1000 dân.

Tổ chức đào tạo/tập huấn cho người thu gom. - Sự tham gia của cộng đồng

Các gia đình được tập huấn về phân loại rác thải tại nguồn, khuyến khích để các hộ gia đình phân loại và đổ vào các thùng lưu chứa rác thải đúng theo cách họ đã được hướng dẫn. Công việc này cần có chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và có điểm liên hệ hay điện thoại liên hệ để họ có thể xin ý kiến và trả lời các câu hỏi về cách thức phân loại rác thải. Sau các công việc đó là việc kiểm soát/thanh tra để làm rõ xem các hộ gia đình có phân loại rác thải của họ theo đúng cách thức hay không và để kiểm soát xem nơi nào cần phải có thêm những chỉ dẫn và hướng dẫn. Chiến dịch tăng cường như vậy sẽ không thể thực hiện đưụơc trên toàn xã/thị trấn và trong cùng một thời gian, nên bắt đầu với một thôn/phường cho đến khi hệ thống đã được hoạt động tốt thì sẽ mở rộng phạm vi để sử dụng những kinh nghiệm có được trước đó. Cũng có thể khuyến khích các khu dân cư phân loại tốt rác thải của họ bằng cách giảm phí vệ sinh.

Từng gia đình sẽ tự thu gom và phân loại rác tại gia đình

Từng gia đình sẽ được trang bị thùng đựng rác, người thu gom sẽ tiến hành thu gom các loại rác riêng rẽ.

- Xử lý rác thải

Rác thải hữu cơ sẽ được ủ phân compost tại thôn, xã. Cần thiết phải xây dựng các nhà ủ quy mô nhỏ tại mỗi thôn/xã. Xã được cấp các chế phẩm vi sinh.

Rác thải trơ và rác thải còn lại sẽ được mang đi chôn lấp tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã được quy hoạch tại các xã theo chương trình nông thôn mới.

Những điểm thuận lợi và không thuận lợi của phương án được chỉ ra trong bảng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72

Bảng 3.10. Những điểm thuận lợi và không thuận lợi của mô hình

Thuận lợi Không thuận lợi

- Mô hình thu gom và xử lý rác dựa vào cộng đồng được thực hiện

- Rác thải hữu cơ được chế biến và sử dụng bởi chính các hộ dân

- Sử dụng phân compost như là nguồn dinh dưỡng đất/phân hữu cơ

- Phân compost sẽ được cấp miễn phí cho các làng.

- Phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội như hội thanh niên, hội phụ nữ và hội cựu chiến binh và lãnh đạo các xã cũng như các hộ gia đình

- Phí thu gom rác không cao

- Phụ thuộc vào sự tham gia của các hộ gia đình.

- Người thực hiện ủ phân compost ít nắm vững được các điều kiện và phương pháp ủ, ảnh hưởng đến thành công của quá trình ủ.

- Phụ thuộc vào thái độ và nhận thức của những người tham gia.

- Không cần những điểm trung chuyển rác.

- Chi phí ban đầu để đầu tư khu tập trung chế biến rác hữu cơ cao.

Các địa phương cần tích cực tham gia thực hiện các chiến dịch tuyên truyền về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như Phòng Tài nguyên Môi trường phát động hàng năm. Ngoài ra, địa phương cũng cần phải chủ động tổ chức các đợt tuyên truyền vận động khác theo điều kiện thực tế của địa phương. Mục tiêu của các chiến dịch tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý có liên quan đến lĩnh vực môi trường và quản lý chất thải, quan trọng hơn nữa là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân sống và làm việc trên địa bàn xã.

Về hình thức tuyên truyền, có thể sử dụng hình thức phát thanh hàng tuần, tranh ảnh cổ động, tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường (quét dọn rác, khai thông cống rảnh...), tổ chức giải quyết các tranh chấp liên quan đến đổ thải rác thải sinh hoạt…thông qua các buổi họp thôn.

Tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ có liên quan đến công tác quản lý, công tác tuyên truyền về môi trường nói chung và quản lý rác thải sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 hoạt nói riêng. Cụ thể như: các cán bộ quản lý có liên quan thuộc UBND các xã và UBND huyện, Cán bộ tuyên truyền thuộc các tổ chức Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ trên địa bàn huyện, xã; Ban công trình công cộng và đại diện ban quản lý các tổ chức thu gom rác khác trên địa bàn...

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)