Triển khai mô hình 3R

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 75)

Mô hình 3 R là mô hình quản lý chất thải rắn hiệu quả, được nhiều nước phát triển áp dụng để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.

3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng anh: Reduce- Reuse- Recycle (Giảm thiểu- Tái sử dụng- Tái chế). 3 R là hoạt động góp phần:

- Ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường; - Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; - Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải; - Giảm quỹđất giành cho việc chôn lấp;

Việc thực hiện thí điểm mô hình này tại Việt Nam đã được thực hiện nhiều năm nhưng hiệu quả còn chưa cao vì nguồn tài chính chỉ được đầu tư ngắn hạn, người dân chưa hình thành được thói quen phân loại....Vì vậy, rút kinh nhiệm từ bài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 học áp dụng thành công tại một số nước trên thế giới và những khó khăn, tồn tại khi áp dụng tại Việt Nam, đối với huyện Kinh Môn để triển khai mô hình này, cần phải gắn kết 3 yếu tố:

+ Sự tham gia của cộng đồng

Công tác thu gom và xử lý rác thải nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung chỉ có thểđược giải quyết một cách ổn thoả khi có sự tham gia chủđộng, tích cực của cộng đồng. Sự tham gia này thể hiện ngay từ khi xác định các vấn đề, các biện pháp, cách thức cụ thể giải quyết các vấn đề môi trường do rác thải gây nên. Sự tham gia của cộng đồng còn có nghĩa là việc tăng quyền làm chủ và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho họ quyền được sống trong một môi trường trong lành, sạch, đẹp, đồng thời được hưởng những lợi ích do môi trường đem lại. Để làm được việc này, các nước đã trải qua quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và thậm chí cưỡng chế người dân tiến hành phân loại rác tại nguồn.

Nhiều nước đã đưa vào chương trình giáo dục phổ thông kiến thức môi trường và về thu gom phân loại rác thải. Đặc biệt sử dụng phương pháp giáo dục trẻ em thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại các trường tiểu học. Bên cạnh chương trình bài giảng, các thầy cô giáo có rất nhiều tranh vẽ và giáo cụ trực quan về trẻ em tham gia thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt trên đường phố, tại gia đình. Chính vì vậy, khi các em lớn, ra đời, việc giữ gìn vệ sinh, vứt rác đúng chỗ, đúng thùng phân loại không chỉ là ý thức mà còn là thói quen hàng ngày. Các chuyên gia nước ngoài đều khẳng định đây là một chương trình giáo dục tuyên truyền hiệu quả nhất, bền vững nhất và không thể thiếu được trong các trường học phổ thông.

+Sự đầu tư thoả đáng của nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận, tiếp tục phân loại và tái chế lượng rác đã được phân loại sơ bộ tại nguồn. Như vậy,trình độ phát triển về kinh tế - xã hội, sự giác ngộ và nhận thức của cộng đồng, sựđầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lý, tái chế phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày có vai trò rất quan trọng.

+ Xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ, có nhiệt tâm tình nguyện khuyến cáo, vận động cộng đồng thu gom, phân loại rác thải tại nguồn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 Ở CHLB Đức, tất cả các Bang, các khu đô thị, dân cưđều có các cơ quan, công ty khuyến cáo tuyên truyền cho chương trình bảo vệ môi trường sống nói chung và đặc biệt là vấn đề thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng. Họ xây dựng những tài liệu, tư liệu giảng bài cho cộng đồng bằng nhiều hình thức:

+ Sáng tạo ra những thùng phân tách rác với những màu sắc, ký hiệu rõ rệt, đẹp, hấp dẫn, dễ phân biệt; các loại rác được tách ra theo các sơ đồ, hình ảnh dây chuyền rất dễ hiểu, dễ làm theo, từ phân loại rác thải giấy, thủy tinh, kim loại, chất dẻo nhân tạo, vải và đặc biệt là rác thải hữu cơ; hoạt động tuyên truyền, khuyến cáo còn được thể hiện bằng các áp phích tuyên truyền phong phú, hấp dẫn.

+ Tài liệu tuyên truyền khuyến cáo quảng đại dân chúng

Các áp phích, tờ rơi, thùng, túi đựng các loại rác thải được trình bày, trang trí tùy thuộc vào đối tượng được tuyên truyền khuyến cáo và nhất là phải sử dụng màu sắc và hình ảnh dễ hấp dẫn, dễ hiểu.

+ Vật liệu để chứa đựng rác thải thu gom, phân loại

Các loại vật liệu này phải được các công ty sản xuất theo mẫu mã, màu sắc, in chữ đồng nhất ở mỗi quốc gia, vùng/địa phương. Ví dụ, thùng rác thu gom rác hữu cơ màu xanh thì túi đựng cũng màu xanh, chữ viết to, hình vẽ tượng trưng dễ nhận biết. Giá thành các bao túi phải rẻ, phù hợp với khả năng trả tiền của công chúng. Một số quốc gia còn phát miễn phí túi đựng rác thải hữu cơ sinh hoạt cho người dân để họ thêm phấn khởi tham gia chương trình.

Ở một số nước phát triển, chất liệu túi đựng rác hữu cơ sinh hoạt đã được chế tạo đặc biệt: bằng giấy "xi măng bao bì" hoặc bằng ni lông chế từ bột khoai tây. Như vậy, khi thu gom những túi rác thải hữu cơ sinh hoạt đem đến nơi ủ, người thu gom không phải vứt bỏ lại túi ni lông nữa mà các túi giấy, chất bột này sẽ cùng phân loại với rác.

Ngoài ra, cần có những phương thức để tác động vào người dân, giúp họ thấy được lợi ích của của việc phân loại rác. Mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở thành phố Hồ Chí Minh triển khai chương trình “thu đổi rác phân loại, nhận ngay quà ưu đãi” tại phường Tân Thành đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân.Số lượng rác vô cơđược Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 Môi trường đô thị thành phố định giá quy đổi theo giá thị trường; số tiền tích lũy được từ khối lượng rác vô cơ thu đổi, người dân có thể quy đổi thành các sản phẩm của Công ty Sài Gòn Co.op có giá trị tương ứng.

Ở nước Philippin, cũng có những mô hình rất hay để vận động người dân tham gia thu gom, phân loại rác, đó là định kỳ hàng tháng người dân có thể mang rác thải được phân loại ở gia đình mình đến địa điểm nhất định và sẽđược phát thẻ dùng cho dịch vụ kiểm tra, khám chữa bệnh miễn phí. Đây là mô hình có thể áp dụng rất tốt cho khu vực đô thị tại huyện Kinh Môn, do lượng phát sinh chất thải hàng ngày lớn, dân cư phân bố tập trung nên việc thu gom chất thải sau phân loại theo tuyến thực hiện đơn giản hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)