Cần có sự chỉ đạo thống nhất từ các cấp chính quyền trong việc quản lý rác thải nói chung, trong đó qui định cụ thểđối với việc quản lý hoạt động thu gom rác sinh hoạt nông thôn, đặc biệt là tổ chức quản lý đơn vị thu gom. Cụ thể, xây dựng và sớm ban hành qui chế quản lý hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt, trong qui chế cần qui định rõ các nội dung sau:
Phân cấp cho UBND xã trực tiếp quản lý nhà nước hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn.
Qui định các loại hình tổ chức thu gom rác sinh hoạt được phép hoạt động (công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác…).
Tiêu chuẩn phương tiện thu gom rác (đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, mỹ quan, phù hợp với công nghệ vận chuyển, yêu cầu phân loại rác tại nguồn…)
Các qui định bảo đảm vệ sinh trong quá trình thu gom rác (không để rơi vãi, chảy nước dơ, bốc mùi hôi…)
Các qui định về xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường đối với người dân và các tổ chức cung ứng dịch vụ vệ sinh.
Qui định cơ quan chức năng kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường.
Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện thu gom rác, phối hợp giữa khâu thu gom và vận chuyển…
Qui định việc thu phí và mức thu phí thu gom rác thải sinh hoạt…
Giao cho UBND cấp xã quản lý hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn với các nội dung sau:
Bước 1. Tổ chức quản lý đơn vị thu gom:
Thống kê danh sách đơn vị thu gom đang thực hiện thu gom rác trên địa bàn (phạm vi và qui mô hoạt động, đặc điểm nhân lực, vật tư…).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 Trên cơ sở danh sách lực lượng rác dân lập đãđược thống kê, UBND xã triệu tập họp phổ biến Qui chế quản lý hoạt động thu gom rác, các loại hình tổ chức thu gom rác, quyền lợi của nguời lao động khi tham gia; yêu cầu người thu gom rác dân lập đăng ký tham gia vào một trong các tổ chức thu gom rác theo qui định.
UBND cấp xã hướng dẫn người lao động thu gom rác các thủ tục để thành lập các tổ chức mới, hình thành các Tổ hợp tác thu gom rác hoặc tham gia các tổ chức đã có trên địa bàn.
Bước 2. Thực hiện các thủ tục về quản lý nhà nước Tổ hợp tác (hợp tác xã) thu gom rác:
Cấp mẫu xây dựng hợp đồng hợp tác của các Tổ hợp tác hoặc các tổ chức có tên gọi khác như: nhóm liên kết, tổ tương trợ…
Hướng dẫn thực hiện Hợp đồng hợp tác, trong đó chú trọng đến việc sắp xếp lại các tuyến thu gom đảm bảo thuận tiện và hiệu quả hơn trong việc thu gom rác.
Định kỳ 6 tháng tổng hợp số lượng và tình hình hoạt động của các Tổ hợp tác thu gom rác trên địa bàn gửi Phòng tài nguyên và môi trường
Bước 3. Giám sát việc thực hiện Hợp đồng thu gom rác sinh hoạt giữa các tổ chức thu gom rác và các chủ nguồn thải
Ban hành và hướng dẫn thực hiện Hợp đồng thu gom rác sinh hoạt giữa các tổ chức thu gom rác và các chủ nguồn thải
Quản lý việc đóng tiền và thải rác của các nguồn thải trên địa bàn.
Kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp thải rác không đúng nơi qui định. UBND xã giao cho các thôn thực hiện cơ chế giám sát: Ban điều hành thôn nắm bắt tình hình đóng tiền và thải rác của các hộ gia đình, kịp thời nhắc nhở các trường hợp không đóng tiền hoặc thải rác không đúng nơi qui định. Trường hợp vẫn tiếp tục tái phạm, tổ dân phố gửi danh sách cho UBND xã để xử lý theo pháp luật.
Thông qua thôn để tiếp nhận các phản ánh của người dân về các vi phạm hợp đồng thu gom rác, vi phạm về vệ sinh môi trường của lực lượng thu gom rác.
Thông báo cho các tổ chức quản lý lực lượng thu gom rác hoặc xử lý các vi phạm theo qui định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79