Quản lý về mặt hành chính

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 60)

3.3.1.1. Các văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

- Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Luật BVMT, 2005, ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực ngày 01/07/2006. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều luật BVMT, 2005.

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một sốđiều NĐ 80/2006. - Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. - Nghịđịnh số 59/NĐ-CP ngày 9/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thu gom và quản lý chất thải rắn đã ghi: “Khuyến khích 100% đô thị thực hiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sởđảm bảo và an ninh môi trường’’

- Nghịđịnh số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải. - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 18/1/2007 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một sốđiều của nghịđịnh số 67/2003. - Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn.

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 25/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.

- Quyết định số 808/QĐ-UBND ngày 15/8/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc quản lý rác thải và nước thải trên địa bàn.

- Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 - Nghị quyết số 131:2009/NQ- HDND ra ngày 09/12/2009 quy định về Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng một số loại phí, lệ phí trên địa bàn huyện tỉnh Hải Dương.

- Quyết định số 42/2009/QĐ -UBND ngày 20/12/2009 của UBND tỉnh Hải Dương về việc điều chỉnh bổ sung, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

3.3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường huyện Kinh Môn

Tổ chức quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn được phân cấp hành chính như sau:

Hình 3.5. Tổ chức quản lý chất thải rắn huyện Kinh Môn

UBND huyện Kinh Môn

Công ty môi trường, HTX vệ sinh môi trường Phòng TNMT huyện UBND xã, thị trấn Đội vận chuyển Đội phụ trách các công trình khác Đội xử lý Đội thu gom Cán bộĐịa chính xã Trưởng thôn Độ vệ sinh xã, thị trấn Đơn vị sản xuất Văn phòng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 + UBND huyện Kinh Môn

UBND huyện Kinh Môn chịu trách nhiệm quản lý chung với toàn bộ các lĩnh vực môi trường trong huyện.

Cơ quan trực tiếp quản lý môi trường là phòng TNMT huyện Kinh Môn, chịu trách nhiệm trực triếp quản lý công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Phòng TNMT huyện có trách nhiệm giám sát, đánh giá và điều chỉnh công tác bảo bảo vệ môi trường của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, báo cáo về hiện trạng môi trường trên toàn huyện với UBND huyện, đồng thời đưa ra những định hướng, quy hoạch, kế hoạch quản lý chung. Hiện nay, phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ có một cán bộ chuyên trách về môi trường, trình độĐại học. Do yêu cầu công viêc nên ngoài thực hiện công tác quản lý môi trường, đồng chí này còn tham gia nhiều công tác về quán lý đất đai, giải phóng mặt bằng,.... dẫn tới hoạt động quán lý môi trường chưa đạt được hiệu quả cao. Công tác thanh tra, kiểm tra hầu như chỉ ở mức độ phối hợp liên ngành với cơ quan khác, hoặc kết hợp với các đoàn kiểm tra của sở Tài nguyên. Hoạt động tuyên truyền cho người dân về thu gom, quản lý chất thải rắn được thực hiện qua đài phát thanh của huyện, xã và có kết hợp với các cơ sở giáo dục thực hiện sinh hoạt ngoại khóa về quán lý chất thải rắn, vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, hoạt động này mới chỉ dừng lại ở mức độ hình thức, chưa tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu và làm theo.

+ UBND xã, thị trấn

Trên cơ sở chỉ đạo của UBND huyện Kinh Môn, UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm quản lý nhà nước về rác thải trên địa bàn. Công tác môi trường tại các xã hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách Môi trường riêng mà chủ yếu do cán bộ Địa chính quản lý.

UBND xã, thị trấn có trách nhiệm điều hành quản lý với hoạt động thu gom rác thải của từng xóm, cụm dân cư. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt,thu phí vệ sinh môi trường đảm bảo yêu cầu về chất lượng, hiệu quả. Triển khai công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các đơn vị trên địa bàn tích cực tham gia công tác xã hội hóa thu gom, vận chuyển rác. Góp phần từng bước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 người dân; tạo sự quan tâm, chú ý của cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ môi trường nơi sinh sống, trong sinh hoạt gia đình hàng ngày và những hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt…

Đối với hoạt động quản lý rác thải, việc kiểm tra xử lý vi phạm của xã là hầu như không có.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)