Đào tạo nâng cao năng lực quản lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 83)

Công tác quản lý rác thải ngày càng đòi hỏi người tham gia phải có những kiến thức cơ bản về qui trình quản lý hợp lý và hạn chế các tác động đến môi trường. Do thành phần rác ngày càng phức tạp, nên việc quản lý rác như thời gian qua thật sựđã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên là do thiếu thốn về các cơ sở vật chất và đặc biệt là hạn chế về nguồn nhân lực có kiến thức quản lý chất thải. Chính vì thế, việc nâng cao năng lực đội ngũ kỹ thuật quản lý chất thải cấp huyện, xã là rất cần thiết. Việc làm này sẽ tạo cho địa phương một đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý chất thải có những kiến thức cơ bản về thành phần rác thải, cách phân loại, tái sử dụng, tái chế, và quản lý chất thải một cách bền vững...

Về đối tượng được đào tạo: Lựa chọn và cử một số cán bộ tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn hoặc dài hạn do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc các đơn vị khác có năng lực trong lĩnh vực này tổ chức. Cán bộ được lựa chọn phải có khả năng tiếp nhận những kiến thức về quản lý chất thải rắn, đồng thời, đang hoặc được qui hoạch đảm nhiệm công tác này tại địa phương.

Phương pháp đào tạo: truyền đạt lý thuyết, thảo luận nhóm, tham quan thực địa tại một số bãi rác và khu vực tái chế, xử lý rác.

Nội dung đào tạo: Nghiên cứu xây dựng tài liệu tập huấn và tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý chất thải rắn tại địa phương. Thông qua lớp tập huấn, các học viên được trang bị các kiến thức cơ bản về: Tổng quan về chất thải rắn; Thành phần và phân loại chất thải rắn; Hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn; Các công cụ trong quản lý chất thải; Công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn; Những nguyên lý cơ bản của kinh tế chất thải; Hệ thống kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn; Giáo dục cộng đồng trong quản lý chất thải rắn; Ủ phân compost; Giới thiệu phương pháp tư duy trong giải quyết vấn đề…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 Đối với người thu gom rác, cần trang bị cho công nhân những kiến thức cơ bản, sơ bộ về thành phần, cách phân loại, xử lý và thải bỏ rác thải hợp lý. Cần cung cấp thêm nhiều thông tin về loại rác thải có thể được tái sử dụng, tái chế và nơi thu mua các loại phế thải này. Về việc phân loại, xử lý và thải bỏ rác, người thu gom rác cần biết cách tách riêng những phế thải có thể tái sử dụng, tái chế từ khối rác (bao gồm các loại rác hữu cơ dễ phân hủy). Có thể sử dụng trạm trung chuyển làm nơi phân loại rác và xử lý một phần rác hữu cơ dễ phân hủy sau thu gom theo phương pháp compost hóa trong điều kiện sử dụng chế phẩm sinh học nhằm làm tăng quá trình phân hủy rác, giảm mùi hôi từ khối rác và hạn chế được côn trùng gây bệnh... Đồng thời, có thể thu hồi các rác thải vô cơ có khả năng tái sử dụng, tái chế tại mặt bằng khu vực trạm trung chuyển.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)