NHIỆTĐIỆN MÔNG DƯƠNG 1 GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 2013 2.3.1 Thành tựu

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 20112013 và định hướng đến 2015 (Trang 57)

2- Phòng VTTB Kiểm tra hồ sơ hàng về công trường

NHIỆTĐIỆN MÔNG DƯƠNG 1 GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 2013 2.3.1 Thành tựu

2.3.1. Thành tựu

Trong quá trình thực hiện nhập khẩu thiết bị cho nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1, Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 đã có một quy trình nhập khẩu khoa học

được thực hiện hiệu quả. Nhập khẩu công nghệ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng là lợi thế của nước công nghiệp hoá muộn trong việc tận dụng thành tựu khoa học công nghệ của nước nhà trong việc tiếp nhận và quản lý công nghệ. Quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi đúng tiến độ . Các nghiệp vụ trong nhập khẩu thiết bị cho dự án được cán bộ công nhân viên Ban quản lý kết hợp với Tư vấn và Tổng thầu thực hiện hiệu quả. Do các điều kiện về nguồn lực nên các công việc chọn đối tác nhập khẩu, thiết bị nhập khẩu đã được Tổng thầu lên kế hoạch và đã được kí kết trong hợp đồng nên các công việc về vấn đề tìm kiếm thị trường chúng ta không cần phải tự làm.

Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 cũng đã xây dựng các chính sách nhân sự hợp lý quan tâm đến từng cán bộ công nhân viên trong Ban, các chế độ ưu đãi khuyến khích nhằm phát huy ưu điểm và tính sáng tạo, lòng nhiệt tình của từng cá nhân, tạo ra môi trường thuận lợi cho họ phát huy được khả năng của mình.hả năng sử dụng và bảo toàn vốn rất có hiệu quả, làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Cùng với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của từng phòng Ban đã có thể làm tốt công việc giám sát chất lượng hàng hóa nhập về theo tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như giá cả trong hợp đồng.

- Trong hoạt động nhập khẩu thiết bị, Ban quản lý Nhiệt điện 1 cơ bản là hoàn thành nhiệm vụ của mình khi chất lượng hàng hóa nhập khẩu được đảm báo và đúng thời hạn của công trình. Việc nhập khẩu thiết bị đúng kế hoạch giúp cho dự án tiết kiệm được quỹ thời gian và một phần không nhỏ chi phí cho việc xây dựng và nhiều chi phí khác. Nhập khẩu thiết bị đúng chất lương là một trong những yếu tố quyết định trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, hạn chế được việc phải nhập khẩu những hàng hoá là thành phẩm của công nghệ cao từ nước ngoài với chi phí cao Và công việc nhập khẩu thiết bị đúng kế hoạch sẽ giúp một số các bộ phận xây dựng nhà máy được hoàn thành và sau này là có thể mở rộng quy mô nhà máy hiện góp phần tạo ra công ăn việc làm cho người lao động địa phương, đồng thời giúp cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân tiếp thu được kiến thức kỹ thuật mới cũng như phương pháp quản lý tiên tiến của nước xuất khẩu. Những ưu điểm trên hoàn toàn thích hợp với mục tiêu thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chống lại nguy cơ tụt hậu, cải thiện bộ mặt kinh tế Việt Nam.

Nhập khẩu thiết bị là việc mua thiết bị của nước ngoài nhằm phục vụ sản xuất cho các nhà máy nhiệt điện trong nước .Tuy nhiên việc mua bán ở đây lại rất phức tạp khác hẳn với thương mại trong nước thông thường với những đặc điểm như: Các bên thuộc các quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một hoặc hai bên, chịu sự ảnh hưởng của nhiều thông lệ, luật pháp của các nước, việc vận chuyển rất khó khăn phải qua biên giới quốc gia nên thủ tục rất phức tạp.

Chính sự khó khăn và phức tạp đó, nên khi thực hiện một hợp đồng nhập khẩu đòi hỏi phải có một quy trình nhất định, rõ ràng. Chính điều này giúp cho các doanh nghiệp tránh được các rủi ro không đáng có. Tuy vậy khi thực hiện những quy trình cụ thể này Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 vẫn còn tồn tại một số hạn chế như : khâu làm thủ tục hành chính rườm rà, nhất là các thủ tục hải quan, thủ tục nhận hàng... rất phức tạp, mất rất nhiều thời gian để thực hiện được, gặp khó khăn về các loại giấy phép nhập khẩu , thường xuyên gặp phải những vướng mắc về thuế làm cho tiến độ công việc đôi khi mất thời gian gây ra lãng phí.

Trong vấn đề đấu thầu do các công ty nước ngoài rất ngại khi phải làm việc và tiến hành đàm phán với đối tác Việt nam trong cơ chế hiện nay của nước ta vì các thỏa thuận trên bàn đàm phán tại Việt nam sẽ còn chịu sự kiểm tra và phê duyệt của các chuyên môn phía sau đoàn đàm phán. Các qui định như thế này của Việt Nam gây lãng phí thời gian trong khi chờ đợi phê duyệt, làm chậm tiến độ triển khai dự án, làm cho phía nước ngoài kém tin tưởng vào các thỏa thuận đã giành được trên bàn đàm phán, bởi vì những thỏa thuận đó lại còn phải chờ đợi sự phê duyệt của các cơ quan quyền lực ở phía sau. Thực tế cho thấy nhiều khi đoàn đàm phán rất bị động khi tham gia thương thảo hoàn thiện hợp đồng mua sắm thiết bị toàn bộ và một trong những loại hợp đồng lớn có nội dung qui định hết sức chi tiết và phức tạp. Người tham gia đàm phán nhiều khi không có quyền quyết định đối với những điều đạt được hay chưa được trên bàn đàm phán mà lúc nào cũng phải chờ ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, mà nhiều khi các cán bộ thuộc cấp có thẩm quyền này không có đủ năng lực cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế để giải quyết một vấn đề cụ thể.

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 20112013 và định hướng đến 2015 (Trang 57)