Đấu thầu quốc tế

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 20112013 và định hướng đến 2015 (Trang 69 - 70)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

3.2.2.1. Đấu thầu quốc tế

Trong thời gian tới khi có dự án xây dựng chúng ta nên tổ chức đấu thầu quốc tế với quy mô rộng hơn để tuyển chọn những đối tác những nhà thầu tốt nhất.

Ngoài những nhà thầu đã được giới thiệu như Hàn Quốc thì còn rất nhiều các nhà thầu có đủ năng lực tham gia đấu thầu tốt như Nhật Bản, Mỹ , Đức…Nhật Bản là nước đứng đầu về khối lượng các thiệt bị móc máy Việt Nam nhập khẩu về. Nếu xét đến mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và một trong những bạn hàng lớn nhất là Nhật Bản, có thể thấy rằng triển vọng tăng trưởng quan hệ xuất nhập khẩu giữa Nhật Bản và Việt nam đạt được những kết quả tốt như vậy nhờ rất nhiều vào chính sách đầu tư nước ngoài, chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt nam và chính sách xuất nhập khẩu của Nhật Bản. Điều này cũng sẽ quyết định lượng đầu tư của Nhật Bản vào Việt nam cũng như tạo điều kiện chuyển giao kỹ thuật, thu ngoại tệ, nhập khẩu máy móc thiết bị xuất sang Việt nam.

Tuy nhiên đối với các nhà thầu Nhật Bản thì cũng có một số điểm cần lưu ý như theo chính sách của Nhật Bản đặt ra đối với thị trường Việt nam, trước hết, Việt Nam phải sử dụng các trang thiết bị máy móc kỹ thuật đã có từ trước mà hiện nay vẫn còn được thế giới chấp nhận để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và thay thế dần nhập khẩu. Nhật Bản sẽ giúp Việt nam tiêu thụ ở mức tối đa các loại hàng xuất khẩu này trên thị trường Nhật. Nhờ vào nguồn ngoại tệ thu được từ hàng xuất khẩu, kết hợp với các nguồn vốn khác, Việt nam cần cố gắng nâng cao sản lượng, mở rộng quy mô sản xuất, tiến hành công nghiệp hoá ngành xuất khẩu bằng máy móc thiết bị kỹ thuật lỗi thời của nước ngoài, nắm vững các thiết bị máy móc và công nghệ đã nhập, cố gắng tự mình khai phá kỹ thuật mới trong nước để có thể tiếp tục tiến hành hiện đại hoá. Cùng với Hoa Kỳ thì chính phủ hai nước đều không cho phép xuất khẩu những công nghệ và máy móc hiện đại mới tạo ra, đặc biệt là những công nghệ mà mới chỉ một mình họ nắm giữ. Thiết bị máy móc và công nghệ được Nhật Bản và Hoa Kỳ xuất khẩu chẳng qua là những máy móc thiết bị và công nghệ đã sử dụng ở trong nước họ từ trước đó nhiều năm, thậm chí hàng chục năm, và khi được bán ra chúng vẫn có thể coi là hoàn toàn mới đối với nhiều quốc gia trong đó

có Việt Nam. Và đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, doanh nghiệp vốn FDI nhập khẩu nhiều hơn doanh nghiệp vốn trong nước.

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 20112013 và định hướng đến 2015 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w