CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN MÔNG DƯƠNG 1 GIAI ĐOẠN TỪ 2011 ĐẾN

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 20112013 và định hướng đến 2015 (Trang 28 - 31)

2.1. XÂY DỰNG DỰ ÁN VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU 2.1.1. Xây dựng dự án và xác định nhu cầu 2.1.1. Xây dựng dự án và xác định nhu cầu

Do là dự án nhà máy nhiệt điện có quy mô lớn mang tính chất trọng điểm

của Tập đoàn điện lực Việt Nam và do đã đốc rút kinh nghiệm thực hiện xây dựng các nhà máy nhiệt điện trước đó nên Tập đoàn điện lực Việt Nam quyết định thực hiện xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 theo hình thức đấu thầu quốc tế và quản lý gói thầu theo hình thức EPC. Khi thực hiện một công việc gì thì lập kế hoạch là công việc đầu tiên cần thiết phải làm, có kế hoạch tốt thì công việc mới thực hiện có hiệu quả và đấu thầu cũng vậy, cần phải có kế hoạch tốt thì đấu thầu mới thành công như mong muốn.

Để tổ chức tốt công tác đấu thầu ta phải có kế hoạch cụ thể về: Một là lập kế

hoạch phân chia dự án thành các gói thầu; khi phân chia dự án thành các gói thầu, chủ đầu tư phải xem xét tới sự phù hợp dựa trên các chỉ tiêu khác nhau, để từ đó có sự phân chia gói thầu một cách hợp lý về quy mô, thời gian thực hiện. Hai là lập kế hoạch thời gian thực hiện từng gói thầu: chủ đầu tư phải dựa vào tiến độ thực hiện chung của dự án, quy mô, mức độ của từng gói thầu để có kế hoạch thực hiện cho từng gói thầu đúng tiến độ. Ba là lập kế hoạch nhân sự: gồm những người có thẩm quyền quyết định đầu tư của bên mời thầu (chủ đầu tư hoặc đại diện) và chỉ định tổ chuyên gia giúp việc. Bốn là chuẩn bị hồ sơ mời thầu: chuẩn bị đầy đủ tài liệu cần thiết để lập hồ sơ mời thầu. Năm là lập kế hoạch các tiêu chuẩn và thang điểm đánh giá:

Theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, chủ đầu tư có trách

nhiệm như sau: Lập Hồ sơ mời thầu (HSMT), Mời thầu, Sơ tuyển nhà thầu (nếu cần).

2.1.1.1. Lập hồ sơ mời thầu (HSMT)

Việc lập hồ sơ mời thầu cơ bản được thực hiện theo mẫu hồ sơ mời thầu ban

hành kèm theo Thông tư số 01/2010/TT-BKH ngày 6 tháng 1 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Do việc lập HSMT, đặc biệt là đối với các gói thầu EPC, đòi hỏi sự am hiểu thực sự, chuyên môn sâu cả về quy định đấu thầu và lĩnh vực chuyên ngành của gói thầu nên theo quy định nếu chủ đầu tư đủ năng lực thì tự lập HSMT, nếu không đủ năng lực có thể thuê tư vấn lập HSMT . Với dự án nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 có chủ đầu tư Tập đoàn điện lực Việt Nam - đại diện là Ban quản lý

dự án nhiệt điện 1 đã quyết định thuê tư vấn nước ngoài cho dự án vì vậy công việc này sẽ được giao cho tư vấn mà Tập đoàn điện lực quyết định chọn là Công ty Poyry AG - Thụy sỹ, tư vấn phụ là công ty Hà Nội TC- Việt Nam viết . Sau khi tư vấn viết xong sẽ được chuyển qua cho Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 xem xét thông qua để gửi lên Tập đoàn điện lực Việt Nam quyết định lựa chọn cho dự án. Căn cứ nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi và tổng mức đầu tư của dự án được duyệt, Hồ sơ mời thầu EPC sẽ có những yêu cầu công việc với các nội dung cụ thể như sau :

Một là yêu cầu của dự án , gói thầu về quy mô công suất, năng lực khai thác sử dụng; mức độ áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành; yêu cầu về các giải pháp kỹ thuật - công nghệ - thương mại; các chỉ dẫn kỹ thuật đối với vật tư, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật, nguyên vật liệu cần được cung ứng cho dự án, gói thầu; yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với Nhà thầu.

Hai là thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt; những yêu cầu cụ thể về kiến trúc và các thông số thiết kế ban đầu cũng như các quy phạm, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong thiết kế và xây dựng; điều kiện tự nhiên của khu vực địa điểm xây dựng; các yêu cầu về quản lý chất lượng, thử nghiệm, vận hành chạy thử và bảo trì công trình.

Ba là phạm vi công việc và kế hoạch tiến độ thực hiện bao gồm: phân định việc cung cấp các máy móc, vật tư, thiết bị, cấp điện, cấp nước, đường giao thông, thông tin liên lạc đến địa điểm xây dựng; các chỉ dẫn về nguồn cung cấp vật liệu tại chỗ; vị trí địa điểm bố trí các công trình phụ trợ; các mốc thời gian thực hiện những công việc chủ yếu quan trọng trong tiến trình của dự án.

Bốn là dự kiến chi phí để thực hiện được dự án theo gói thầu EPC.

Năm là thông tin liên quan đến các thủ tục phê duyệt; số lượng các loại hồ sơ, tài liệu phải nộp; chi tiết về vị trí địa điểm xây dựng; bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ và những vấn đề khác.

Có thể nói rằng HSMT là “linh hồn” của một cuộc đấu thầu trong đó “tiêu

chuẩn đánh giá- TCĐG” thuộc HSMT có vai trò hết sức quan trọng. Việc thành hay bại, nhanh hay chậm, tốt đẹp hay không tốt đẹp của một cuộc thầu phụ thuộc vào tính khoa học, rõ ràng và đầy đủ của TCĐG. Theo quy định tại Điều 29 của Luật Đấu thầu thì phương pháp đánh giá HSDT phải được thể hiện thông qua TCĐG HSDT. TCĐG HSDT bao gồm tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm (trường hợp

không sơ tuyển); tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và các nội dung để xác định giá đánh giá trên cùng một mặt bằng kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh xếp hạng các HSDT. Đối với gói thầu EPC, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc đánh giá “đạt/không đạt” để đánh giá về mặt kỹ thuật; và khi xây dựng TCĐG về mặt kỹ thuật theo thang điểm thì phải xác định mức điểm tối thiểu không thấp hơn 70% tổng số điểm, đối với trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức điểm yêu cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 80%. Như vậy, như đã đề cập ở trên thì các gói thầu EPC thường là có yêu cầu kỹ thuật cao nên TCĐG theo thang điểm phải được quy định không thấp hơn 80% tổng số điểm (có nghĩa là có thể quy định 85%, 90%, 95%).

Để cụ thể hoá hơn đối với gói thầu EPC thì trong HSMT, TCĐG lại được chia làm 3 nội dung đánh giá quan trọng gồm: TCĐG đối với phần E (thiết kế), TCĐG đối với phần P (cung cấp vật tư, thiết bị) và TCĐG đối với phần C (xây dựng). Tuy nhiên không dừng lại như vậy, nhiều gói thầu EPC còn được đánh giá các các nội dung khác như: vận hành thử, chạy thử nghiệm, hoàn thành, bàn giao, bảo hành, bảo trì dài hạn…Việc xây dựng TCĐG đối với từng nội dung công việc cụ thể cũng phải được xây dựng theo nguyên tắc nêu trên. Bên cạnh đó, trong HSMT bao giờ cũng có một nội dung khác rất quan trọng đó là Dự thảo Hợp đồng (bao gồm điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng). Sau khi có kết quả đấu thầu, đây là nội dung sẽ được chủ đầu tư và nhà thầu thương thảo, hoàn thiện để đi đến thống nhất, ký kết hợp đồng và từ đó ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên.

2.1.1.2. Mời thầu

Sau khi đã lập xong hồ sơ mời thầu thì Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 sẽ

phát hành thư mời thầu cùng hồ sơ mời thầu và thông báo rộng rãi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ví dụ như các tờ báo phổ thông hàng ngày, phương tiện nghe nhìn và các phương tiện khác để thu hút các nhà thầu quan tâm có đủ năng lực, kinh nghiệm muốn tham gia thực hiện dự án .Tối thiểu phải đảm bảo 3 kỳ liên tục và phải thông báo trước khi phát hành hồ sơ mời thầu 5 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ và trước 10 ngày đối với các gói thầu khác kể từ ngày thông báo lần đầu. Do nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 là dự án trọng điểm quốc gia về công nghiệp điện nên được xét vào dự án nhóm A nên tổng thời gian thẩm định và phê duyệt thầu sẽ là 60 ngày.

cần làm, các đặc điểm chung, đặc điểm riêng. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước (7 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ) và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu.

Thông báo mời thầu bao gồm :

- Tên và địa chỉ bên mời thầu

- Khái quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng và các nội dung khác - Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu

- Các điều kiện tham gia dự thầu

- Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ dự thầu

Bảng 2.1 : Thông báo mời thầu của Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 được đăng trên báo điện tử moithau.vn

Tên dự án: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN MÔNG DƯƠNG 1 (2X500MW) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án nhiệt điện 1 Loại dự án: Dự án đầu tư

Ban quản lý dự án

Tên: Tập đòan Điện lực Việt Nam

Địa chỉ: 18 Trần Nguyên Hãn, Hà Nội Quyết định đầu tư

Cơ quan ban hành: HĐQT Tập đoàn Điện lực VIệt Nam

Số hiệu: 190/QĐ-EVN-HĐQT

Ngày ban hà h:

28/02/2007

Dự án nhóm: Dự án nhóm A

Tổng mức đầu tư:

1 114 338 812 ( một tỷ một trăm mười bốn triệu ba trăm ba mươi tám ngàn tám trăm mười hai ) USD ; 17 923 025 445 116 ( mười bảy ngàn chín trăm hai mươi

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 20112013 và định hướng đến 2015 (Trang 28 - 31)