CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
3.3.1. Về phía Nhà nước
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu thiết bị cho dự án đạt hiệu quả cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước. Ở Việt nam, khả năng phối hợp các hoạt động giữa các Bộ ngành, các cấp và địa phương vẫn còn yếu. Nhà nước có quy định trách nhiệm cho từng cơ quan, ban ngành nhưng lại thiếu rạch ròi về trách nhiệm cụ thể của mỗi bộ ngành trong quá trình thực hiện những hạng mục có sự tham gia của nhiều chủ thể, khiến dẫn đến tình trạng trách nhiệm chồng chéo lên nhau, hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Nhập khẩu thiết bị cho dự án là một doạt động chịu sự quản lý của rất nhiều cơ quan Nhà nước trên mỗi khâu thực hiện. Mặc dù có nhiều cơ quan quản lý như vậy, nhưng chỉ có một cơ quan chịu trách nhiệm thực sự duy nhất là doanh nghiệp nhập khẩu hoặc Ban quản lý dự án. Do sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước này, trong nhiều trường hợp phát sinh mâu thuẫn trong cách xử lý của nhiều cơ quan quản lý đối với cùng một hạng mục dự án nên dẫn đến trường hợp chủ đầu tư gần như không có quyền quyết định đối với những vấn đề quan trọng liên quan tới dự án mà luôn phải chờ ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền. Nhà nước nên tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho chủ đầu tư, đối với các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ nên giao cho vai trò giám sát, kiểm tra việc điều hành dự án của chủ đầu tư.
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đẩy mạnh việc cải tạo thủ tục hành chính, phân định quyền hạn trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, tuy nhiên việc thực hiện còn chậm. Trong thời điểm hiện nay, nên áp dụng tin học vào quản lý Nhà nước nhằm tăng tốc độ giải quyết công việc tăng sự liên kết giữa các cơ quan Nhà nước.
Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam cần hoàn thiện và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp lụât liên quan tới hoạt động nhập khẩu thiết bị cho dự án. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt nam về lĩnh vực này tỏ ra còn nhiều thiếu sót và còn chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế, khiến cho nhiều đơn vị làm công tác nhập khẩu thiết bị cho dự án phải chịu thua thiệt khi làm việc với đối tác nước ngoài và bản thân bạn hàng nước ngoài cũng gặp phải nhiều vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh ở Việt nam. Các nhà làm luật của Việt nam cần cân nhắc kỹ lưỡng để chuyển đổi pháp luật Việt nam phù hợp với thông lệ
quốc tế. Tuy nhiên, không nên chuyển đổi theo hướng áp dụng nguyên mẫu mà chuyển đổi dần dần. Xây dựng hành lang pháp lý thống nhất không chỉ phù hợp pháp luật quốc tế mà còn phù hợp với những đặc thù riêng của nền kinh tế- xã hội nước ta.
Các văn bản pháp quy nước ta ban hành cần tham khảo ý kiến của các Bộ, Ngành cũng như các chuyên gia đủ năng lực, các đơn vị mà phạm vi hoạt động của họ sẽ phải chịu sự điều chỉnh của những văn bản này. Chẳng hạn như tham khảo ý kiến nhận xét về tính phù hợp của văn bản dẫn đến sự hiểu nhầm và ban hành những quy chế tùy tiện... Đặc biệt cần có văn bản quy định thống nhất quyền hạn của các Bộ, Ngành tương ứng, tránh những vướng mắc khi có sự mâu thuẫn giữa các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền tương đương (do hiện nay thẩm quyền của các Bộ có sự chồng chéo lẫn nhau), cùng một vấn đề nhưng có nhiều quan điểm về cách giải quyết giữa các Bộ khiến cho người thực thi không biết phải theo ai, dẫn đến việc giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn nhập khẩu và gây ách tắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu của nhà nước cần nhất quán đối với mọi tổ chức kinh doanh không có những ưu tiên riêng biệt tạo nên sức cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.Thuế xuất nhập khẩu hợp lý một mặt tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu mặt khác giảm giá đối với hàng nhập khẩu để người tiêu dùng trong nước có thể lựa chọn mua hàng hóa.
Hiện nay, hệ thống thuế của nước ta còn quá phức tạp, với nhiều mức thuế khác nhau, thuế suất thì dàn trải. Giá tối thiểu tính thuế nhập khẩu thường chậm thay đổi so với thực tế gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nên chăng nhà nước cần nghiên cứu dỡ bỏ biểu thuế tối thiểu, cải cách cơ cấu thuế theo hướng mức thuế suất ít hơn nằm trong số lượng nhóm hàng cụ thể.
Đối với thủ tục hải quan của các cơ quan nhà nước liên quan đến ngành Hải quan phải có hiệu lực ngay sau khi ban hành chứ không phải đợi văn bản hướng dẫn của cấp trên. Hệ thống mạng thông tin của hải quan cần phải được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng. Hải quan cần cải tiến tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu theo hướng tạo điều kiện thuận tiện cho việc khai báo và kiểm tra tính chính xác của việc khai báo của đối tượng nhập khẩu.
Về việc quản lý của nhà nước trong hoạt động đấu thầu thì điều chỉnh bất hợp lý về số lượng nhà thầu tối thiểu trong qui chế đấu thầu mới ban hành để tạo
điều kiện thuận lợi cho Ban quản lý dự án dự án Nhiệt điện 1 trong việc lựa chọn các nhà thầu có khả năng đáp ứng tối ưu các yêu cầu của Ban quản lý dự án dự án Nhiệt điện 1. Mở rộng đối tượng được phép áp dụng hợp đồng có điều chỉnh giá, thực hiện các biện pháp nhằm làm cho công tác mua sắm, đấu thầu được hiệu quả và minh bạch hơn bao gồm:
+ Ban hành pháp lệnh đấu thầu nhằm đảm bảo việc đấu thầu có tính cạnh tranh, sử dụng bắt buộc các tài liệu đấu thầu chuẩn, đánh giá thầu chuẩn và các hợp đồng chuẩn, xác định các hình thức vi phạm qui định và các biện pháp xử lý tương ứng.
+ Giảm các ngưỡng giá trị gói thầu được phép chỉ định thầu tự động không cần giải trình xuống những mức giá trị thường được sử dụng ở các nước khác
+ Thành lập một văn phòng quản lý mua sắm công độc lập, báo cáo trực tiếp lên cấp chính phủ cao nhất, và một hệ thống rõ ràng và tin cậy đối với khiếu nại, xử phạt trong công tác thầu
+ Xây dựng một đội ngũ chuyên gia đấu thầu thông qua đào tạo, gắn việc đào tạo và phương pháp xét thầu bằng cách cho điểm với quá trình cải cách hành chính công và qui định đấu thầu như một ngành nghề chuyên môn
+ Tách các doanh nghiệp nhà nước và các viện nghiên cứu khỏi sự quản lý trực tiếp của các bộ và các uỷ ban nhân dân như là một phần của cuộc cải cách hành chính tổng thể. Làm cho các doanh nghiệp nhà nước và các viện hoàn toàn độc lập bằng cách tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sở hữu. Từ đó thúc đẩy chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường, mở một cách công bằng và bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, chính phủ cần tăng cường phối kết hợp giữa các cơ quan quản lí nhà nước, áp dụng tin học vào quản lí nhằm tăng tốc độ giải quyết công việc. Hoàn thiện và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động nhập khẩu thiết bị nhập khẩu cho dự án. Các văn bản pháp quy có liên quan tới hoạt động nhập khẩu thiết bị nhập khẩu cho dự án phải được sửa chữa theo hướng chính xác, không chồng chéo và rườm rà gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1.
để đánh giá hàng hóa. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị phải xin phép ý kiến của Bộ khoa học công nghệ và môi trường để được áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài, một việc làm tương đối mất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy kiến nghị về phía Nhà nước là cho các doanh nghiệp nên tự định ra cho mình một hệ thống tiêu chuẩn cụ thể đối với máy móc thiết bị vừa phù hợp với yêu cầu của Nhà nước vừa tiện lợi cho công việc đánh giá của mình chứ không nên hoàn toàn dựa vào các tiêu chuẩn của nước ngoài.
Nhà nước nên có công tác tích cực trong việc xây dựng các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán nhập khẩu hàng hoá quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu, chẳng hạn:
- Nâng cao hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá được mua bán.
- Nâng cao hệ thống ngân hàng: sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt động ngân hàng cho phép các nhà nhập khẩu thuận lơi trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
- Đảm bảo hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại có thể xảy ra đối với các nhà nhập khẩu trong trường hợp xảy ra rủi ro.
Cuối cùng để hạn chế được việc nhập khẩu máy móc thiết bị kém chất lượng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho các dự án thì cần có các biện pháp rà soát các dự án đầu tư chặt hơn nữa. Hiện nay do nhu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, nên hiện nay trong hồ sơ dự án không nêu rõ được nội dung công nghệ từ đó, khi nhập công nghệ về và đưa vào sản xuất lại gây ảnh hưởng đến môi trường, không đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ. Ngoài ra, kiểm soát việc nhập khẩu máy móc, thiết bị lại theo quy định của Luật thương mại, do Bộ Công thương quản lý chứ không phải Bộ KH-CN. Chính vì thế, người viết kiễn nghị Chính phủ nâng cao vai trò quản lý KH-CN trong việc nhập khẩu công nghệ. Người viết cho rằng, cần phải chặn ngay từ đầu nếu thấy máy móc không đảm bảo an toàn, không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, về chỉ tiêu tiêu hao nhiên liệu… bởi một khi dự án đã đi vào sản xuất mới thấy công nghệ lạc hậu thì không thể bắt DN dỡ bỏ dây
chuyền công nghệ đó đi được.