Thủ tục đăng kí nhập khẩu thiết bị ban đầu

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 20112013 và định hướng đến 2015 (Trang 37 - 45)

1 4 338 82 ( một tỷ một trăm mười bốn triệu ba trăm ba mươi tám ngàn tám trăm mười hai ) USD ; 7 923 025 445 6 ( mười bảy ngàn chín trăm hai mươ

2.2.1.Thủ tục đăng kí nhập khẩu thiết bị ban đầu

Hoạt động đầu tiên cần phải làm để thực hiện nhập khẩu thiết bị đó chính là làm thủ tục đăng kí nhập khẩu thiết bị ban đầu. Nhiệm vụ của giai đoạn này là Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 sẽ xác định nhu cầu sử dụng và xây dựng Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo đúng quy định về đối tượng miễn thuế của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định 149/2005/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Thông tư 79/2009/TT-BTC và các văn bản quy định khác có liên quan sau đó sẽ trình lên tập đoàn điện lực Việt Nam EVN để phát hành danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế cho dự án. Ban quản lý dự án Nhiệt điện sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các mặt hàng nhập khẩu kê khai tại Danh mục miễn thuế, bản thuyết minh việc lắp đặt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và việc sử dụng đúng mục đích miễn thuế đối với số hàng hoá này.

Tổ chức thực hiện nhập khẩu Tố chức NK hàng Xác nhận hàng về công trường Quản lý các thiết bị dự phòng Lập và xác nhận danh mục hàng miễn thuế

Cụ thể các công việc được trình bày ở sơ đồ sau :

Sơ đồ 2.2: Quy trình thủ tục đăng kí nhập khẩu thiết bị ban đầu

STT Các đơn vị liên quan Trình tự thực hiện 1 2 3 4 5

Nguồn : Phòng VTTB- Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1

Đầu tiên bước một là lập danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu cho dự án : Để được miễn thuế nhập khẩu thiết bị tạo TSCĐ cho toàn dự án, EVN phải đăng ký danh mục thiết bị nhập khẩu miễn thuế với cơ quan Hải quan nơi xây dựng công trình nhà máy điện trước khi nhập khẩu hàng. Việc đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế phải phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và phiếu theo dõi trừ lùi được xây dựng một lần cho cả dự án, hoặc xây dựng từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu tại giấy phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án,… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công trình), hoặc xây dựng theo từng

Đề nghị EVN phát hành công văn liên quan đến đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu

miễn thuế nhập khẩu cho dự án

Đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu cho dự án tại cơ quan Hải quan

Phát hành danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu cho dự án - Phòng VTTB, KT, TCKT, KTKH - Phòng VTTB, KT, TCKT, KTKH; - Tổng thầu EPC; - Cục Hải quan nơi xây dựng dự án đầu tư.

- Phòng VTTB, KT, TCKT, KTKH; - Tổng thầu EPC.

Lập danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu cho dự án

- Phòng VTTB, KT, TCKT, KTKH

-Tổng thầu EPC

Kiểm tra, hiệu chỉnh danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu

tổ hợp, dây chuyền nếu hàng hoá là hệ thống tổ hợp dây chuyền thiết bị, máy móc. Để thực hiện được việc này, Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 sẽ yêu cầu Tổng thầu EPC là Công ty Hyundai E&C Co., Ltd Hàn Quốc (HDEC) lập danh mục thiết bị nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu cho toàn dự án.

Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế cho dự án phải được lập đủ cho các hạng mục/ hệ thống của nhà máy. Mỗi hạng mục/ hệ thống phải liệt kê từng bộ phận, chi tiết từng chủng loại thiết bị nhập khẩu với đơn vị là bộ, cái, chiếc, kg… theo đúng hướng dẫn của cơ quan Hải quan. Trong danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế này, các chủng loại thiết bị không được miễn thuế nhập khẩu do trong nước đã sản xuất được đều phải đưa ra khỏi danh mục.

Hiện tại theo thời gian thực hiện dự án thì hệ thống pháp luật mới nhất hiện tại đượrc Ban quản lý dự án xác định cho việc nhập khẩu tiết bị đó là theo thông tư 118/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu rõ : “Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ cho các dự án điện do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được Bộ Công Thương xác nhận các loại vật tư, nguyên liệu này là loại vật tư, nguyên liệu đồng bộ và không tách rời với các máy móc, thiết bị chính để tạo tài sản cố định của dự án điện thì xác định là nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm tong dây chuyền công nghệ để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc chính được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án điện khác dự án điện quy định tại điểm a khoản này, thực hiện miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 6 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP”.

Cũng theo Thông tư, thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trước ngày 1/1/2009 phục vụ các dự án điện do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (được xác định là nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc chính) không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ các dự án điện kể từ ngày 1/1/2009 trở đi, chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 3/6/2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Do có nhà thầu nước ngoài lên thiết kế và lắp đặt nên hầu như toàn bộ thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 đều là nhập khẩu toàn bộ từ nước ngoài do các doanh nghiệp trong nước chưa thể sản xuất những dây truyền thiết bị hiện đại như vậy nên không bị đánh thuế song cũng có một vài chi tiết nhỏ mà trong nước đã sản xuất được song để đảm bảo tính đồng bộ Ban quản lý vẫn quyết định cho nhập khẩu nên sẽ bị đánh thuế nhập khẩu. Danh mục hàng nhập khẩu miễn thuế này cũng được lên theo từng giai đoạn nhập khẩu của nhà máy và cũng bị chi phối bởi chính sách của nhà nước Việt Nam có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn. Những ngày đầu của giai đoạn nhập khẩu thiết bị sản xuất phục vụ cho nhà máy nhiệt trong thời kỳ bao cấp, khi nền kinh tế Việt nam còn chưa phát triển để thực hiện cho mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp nặng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì chính phủ cho phép miễn thuế nhập khẩu 100% song trong giai đoạn hiện nay khi mà theo báo cáo chưa đầy đủ của các tập đoàn, tổng công ty, tỉ lệ sử dụng vật tư, máy móc, thiết bị trong nước trung bình năm 2010 chỉ khoảng 53,6% và theo báo cáo của Bộ Công Thương thương máy móc, thiết bị VN vẫn ít được sử dụng do Luật đấu thầu chưa có nội dung khuyến khích các doanh nghiệp vì vậy để khuyển khích các doanh nghiệp sản xuất thiết bị trong nước chính sách đã được thay đổi theo hướng miễn thuế nhập khẩu cho toàn bộ vật tư thiết bị trong gói thiết bị đồng bộ đi kèm thiết bị chính của dự án EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng) song đối với các vật tư thiết bị của các thiết bị phụ, cần tách thành các gói riêng để đấu thầu trong nước và các vật tư thiết bị đi kèm này sẽ phải chịu thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên thực tế hiện nay, hầu hết các dự án nhà máy nhiệt điện được thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC nên khi trúng thầu hay được chỉ định thầu, nhà thầu EPC mới triển khai thiết kế, mua sắm và thi công lắp đặt theo hợp đồng.Trong quá trình thực hiện có nhiều vật tư, thiết bị trong nước sản xuất được như gạch chịu lửa, dây cáp điện các loại, ống kim loại… có thể sử dụng cho dự án, nhưng để tổ hợp thành thiết bị hoàn chỉnh thì nhà thầu không thể gia công lắp ráp tại Việt Nam mà phải nhập khẩu.Vì vậy, nhà thầu gặp khá nhiều khó khắn trong việc thực hiện về thủ tục nộp thuế.

Theo tình hình thực tế thực hiện việc nhập khẩu cho nhà máy Mông Dương cũng không phải là một ngoại lệ cũng có một số thiết bị không được miễn thuế do trong nước đã sản xuất được song lý do mà Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 vẫn

quyết định cho nhập khẩu là vì để đảm bảo tính đồng bộ của thiết bị nói riêng và chất lượng cho dự án nói chúng.

Bảng 2.3 : Theo dõi tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa cho dự án nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 phần nhập khẩu ngoài danh mục hàng hóa nhập

khẩu miễn thuế

STT Số tờ khai HQ Ngày tờ khai HQ Luồng Mục HĐ Tên hàng 1 1973

NDT08 19/11/2012 Đỏ 5.7.1 Que hàn

2 2174

NDT08 14/12/2012 Xanh 6.1.1.6

Kết cấu thép cho nhà điều khiển trung tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 2195

NDT08 18/12/2012 Xanh 12.1.18 Bể chứa vật liệu thải 4 16 NDT08 41579 Vàng 9.13.7

Đường ống luồn cáp chất liệu thép mạ kẽm nhúng nóng, khớp nối, phụ kiện ghép nối

5 17 NDT08 41579 Xanh 14.3.1 Hóa chất nối ống GRP

6 22 NDT08 17/01/2013 Xanh 9.13.7

Đường ống luồn cáp PVC, phụ kiện ống PVC, đường ống luồn cáp chất liệu thép mạ kẽm nhúng nóng, phụ kiện cáp thép mạ kẽm nhúng nong

7 39 NDT08 31/01/2013 Xanh 5.7.1 Que hàn để hàn ống hợp kim cao áp

8 41 NDT08 31/01/2013 Xanh 9.13.7 Cút nối, đầu bịt ống luồn cáp

Nguồn : Phòng VTTB-Ban quản lý dự án Nhiệt Điện 1

Tiếp theo bước hai là kiểm tra, hiệu chỉnh danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu: Sau khi nhận được danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế do Tổng thầu EPC là Công ty Hyundai E&C Co., Ltd Hàn Quốc (HDEC) lập và gửi tới, Ban quản lý cụ thể là phòng vật tư thiết bị (VTTB) sẽ chủ trì xem xét và lấy ý kiến của các phòng trong Ban theo chức năng của từng phòng, cụ thể:

- Yêu cầu đối với phòng Kỹ thuật là :

loại hàng hóa, đặc tính kỹ thuật và số lượng của danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế.

+ Phối hợp với phòng VTTB đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận các danh mục hàng hóa nhập khẩu là các phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được (máy ủi, xe tải..) thuộc dây chuyền công nghệ của nhà máy.

- Phòng Kinh tế - Kế hoạch xem xét về chủng loại, giá trị thiết bị trong danh mục nhập khẩu miễn thuế do nhà thầu lập có phù hợp với qui định của hợp đồng không.

- Phòng Tài chính - Kế toán xem xét sự phù hợp của danh mục liên quan tới các qui định về chính sách thuế.

- Phòng VTTB sẽ đối chiếu với bảng giá hợp đồng EPC để xem xét tổng quan về các hạng mục/hệ thống, chủng loại hàng hóa, đơn vị tính, đối chiếu các danh mục nhập khẩu do nhà thầu lập với bảng danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được. Tập hợp các văn bản pháp lý liên quan đến việc đăng ký danh mục nhập khẩu miễn thuế với cơ quan Hải quan.

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của phòng VTTB, các phòng sẽ gửi ý kiến bằng văn bản tới phòng VTTB để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Ban quan lý dự àn Nhiệt điên 1. Sau khi nhận được ý kiến của các phòng, phòng VTTB chủ trì việc báo cáo lãnh đạo Ban quản lý về danh mục thiết bị nhập khẩu miễn thuế do nhà thầu trình đã được các phòng trong Ban góp ý. Các phòng sẽ phối hợp với phòng VTTB giải trình với lãnh đạo Ban các vấn đề liên quan đến chuyên môn của phòng mình.

+ Khi danh mục thiết bị nhập khẩu miễn thuế được lãnh đạo Ban thông qua thì phòng VTTB sẽ là đầu mối đăng ký với cơ quan Hải quan.

+ Nếu danh mục thiết bị nhập khẩu miễn thuế chưa được lãnh đạo Ban thông qua, phòng VTTB sẽ phối hợp với Tổng thầu và các phòng trong Ban hoàn chỉnh và trình lại lãnh đạo Ban.

Bước 3 là đề nghị EVN phát hành các công văn liên quan đến đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu cho dự án : Sau khi danh mục thiết bị nhập khẩu miễn thuế được lãnh đạo Ban thông qua, phòng VTTB trình lãnh đạo Ban ký công văn đề nghị EVN phát hành các văn bản sau đây tới cơ quan Hải quan :

+ Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu của dự án; + Bảng kê vốn thực hiện dự án đầu tư;

+ Giấy ủy quyền cho Ban QLDA thay mặt EVN thực hiện các thủ tục liên quan để nhập khẩu thiết bị phục vụ dự án (nếu cơ quan Hải quan yêu cầu).

Bước 4 là đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu cho dự án tại cơ quan Hải quan : Sau khi EVN đã phát hành các công văn liên quan để đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu cho dự án, phòng VTTB chịu trách nhiệm phối hợp với Tổng thầu EPC là công ty Hyundai E&C CO, Ltd Hàn Quốc (HDEC) làm các thủ tục liên quan đến đăng ký danh mục nhập khẩu miễn thuế tại Cục Hải quan địa phương nơi xây dựng dự án đầu tư.

Các hồ sơ liên quan cần nộp cho cơ quan Hải quan phục vụ đăng ký danh mục nhập khẩu hàng hóa miễn thuế bao gồm:

- Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu cho dự án (EVN phát hành): 01 bản chính;

- Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu (EVN phát hành):02 bản chính;

- Phiếu theo dõi trừ lùi: 01 bản chính; - Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao;

- Bảng kê vốn thực hiện dự án đầu tư (EVN phát hành): 01 bản chính;

- Thỏa thuận Hợp đồng (Hợp đồng EPC\hoặc Hợp đồng xây lắp có nhập khẩu VTTB) của dự án: 01 bản sao; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án, các tài liệu thiết kế kỹ thuật chi tiết của dự án: xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao;

- Tài liệu kỹ thuật chứng minh cho các linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với máy móc, phương tiện vân tải được miễn thuế nhập khẩu: 01 bản chính.

- Bản thuyết minh và /hoặc sơ đồ lắp đặt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế ghi trong danh mục gửi đăng ký: nộp 01 bản chính;

- Văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Môi trường đối với các danh mục hàng hóa nhập khẩu là các phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước chưa sản

xuất được (máy ủi, xe tải, máy nâng, xe thang…) thuộc dây chuyền công nghệ của nhà máy.: 01 bản chính;

- Văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: 01 bản sao; - Quyết định phê duyệt dự án đầu tư: 01 bản sao;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của EVN: 01 bản sao; - Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu: 01 bản sao;

- Quyết định phê duyệt Hợp đồng: 01 bản sao;

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 20112013 và định hướng đến 2015 (Trang 37 - 45)